Bệnh thối quả gây hại trên cây cacao

Một phần của tài liệu Phân lập các chủng trichoderma spp từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đối kháng của chúng với nấm phytophthora palmivora gây thối quả cacao (Trang 33 - 37)

1.2. Giới thiệu về nấm Phytophthora

1.2.5. Bệnh thối quả gây hại trên cây cacao

Những năm gần đây, cây cacao mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các nông hộ. Tuy nhiên, vào thời điểm này, bệnh thối trái trên cây cacao đã gây ảnh hưởng nặng đến năng suất cây trồng.

1.2.5.1. Thời gian xuất hiện và nguồn lây bệnh

Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, âm độ cao trên 75%, bào tử nấm phát tán nhờ vào gió, nước mưa, côn trùng làm trung gian, có sẵn trong đất trồng bị mưa gió hất tung lên thân, cành , lá hay do trồng xen với những cây cùng nguồn bệnh như dừa, sầu riêng.

Bảng 1. 5 : Nguồn lây nhiễm gây bệnh thối trái do nấm Phytophthora spp. trên cacao.

Nguồn lây nhiễm

Các giống cacao khảo sát Trung bình Amazonian Amelonado Trinitario (%)

Các trái tiếp

xúc với nhau 39.6 33.3 33.5 35.5

Đất và rác 2.8 5.7 15 3.3

- 23 - Nguồn bệnh

trong vườn 8.4 7.2 6.2 7.3

Chuột 7.9 12.0 14.9 11.6

Kiến 0.3 0.1 0.2 0.2

Thu hoạch 2.6 1.8 1.5 2.0

Côn trùng 1.8 3.2 1.7 2.2

Nguồn khác 36.6 36.7 40.5 37.9

Theo: Lê Cao Lượng , 2004 1.2.5.2. Triệu chứng bệnh.

Trên trái: Bệnh thường xuất hiện ở trái lớn, vết bệnh xuất hiện ở chóp, đuôi hoặc giữa trái, thường nơi có sẹo hoặc vết thương. Lúc đầu vết bệnh là những đốm nhỏ đục liên kết nhau, sau đó chuyện sang màu socola, cuối cùng trái bị thối đen.

Trên lá: bệnh làm lá bị cháy thành từng mảng, thường từ các đầu lá hoặc mép lá sau đó lan dần ra phiến lá đến gân chính vào cuống lá, lan ra gân phụ, sau đó làm lá khô cháy và rụng.

Trên thân: bệnh gây những vết sũng nước gần gốc, phát triển nhanh vòng quanh thân, làm các lá bị vàng, rụng, bên trong thân mạch dẫn bị hóa nâu, bị nặng có thể làm chết cây

1.2.5.3. Thiệt hại do bệnh gây ra.

Theo Bowers và cộng sự (2001), bệnh thối quả trên cacao gây thiệt hại hàng năm cho nước châu Á, châu Phi và Brazil ước tính khoảng 423 triệu USD, gây lỗ 30 – 90% vốn đầu tư ban đầu. Diện tích cacao thiệt hại do thối quả đôi khi lên đến 90% ở các khu vực ẩm ướt (Gregory và Maddison, 1981).

Chỉ tính riêng tại tỉnh Bến Tre – nơi có diện tích trồng cacao lớn thứ nhì cả nước,.

Theo báo Đồng Khởi số ra 10/11/2010, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre có diện tích trồng xen canh cây cacao nhiều nhất. Toàn huyện có 2.630 ha trồng xen cacao; trong đó, diện tích cây cacao cho trái là 1.500ha. Hàng năm, huyện cung ứng ra thị trường khoảng 13.500 tấn.. Đến nay, toàn huyện có hơn 30% diện tích trồng cacao bị nhiễm bệnh thối trái.

- 24 -

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre năm 2013, Bệnh gây hại ca cao chủ yếu là bệnh thối trái xuất hiện ở tất cả các vùng trồng ca cao trong tỉnh với mức độ gây hại từ 6,4% (huyện Bình Đại) đến 17,1% (huyện Châu Thành).

1.2.5.4. Các nghiên cứu về bệnh thối trái trên cacao.

Phytopthora spp. tấn công cây cacao vào nhựng bộ phận như hoa, vỏ cây, thân, trái, rễ. Thối đen qua cacao do bốn loài Phytophthora: P. palmivora, P. capsici, P.citrophthoraP. megakarya. Tác nhân gây bệnh thối trái cacao của các loài Phytophthora thay đổi theo vùng. Ở Đông Nam Á, P. palmivora là tác nhân gây bệnh chủ yếu, trong khi P. megakarya chỉ được tìm thấy ở Tây Phi (Brasier et al. 1981). Ở Châu Phi, P.megakarya có xu hướng là tác nhân gây bệnh, trong khi ở châu Mỹ, P.

capsiciP.citrophthora là nguyên nhân chính gây bệnh thối quả. (Erwin và Ribeiro 1996).

Phytophthora palmivora cũng gây bệnh thối mục gốc và héo lá ca cao. Thổng hợp các bệnh do Phytophthora spp. gây ra cho cacao, gây thiệt hại 20 - 30% số cây trồng ca cao trên toàn thế giới. (Erwin và Ribeiro 1996).

Trước thực trạng bệnh gây hại nặng trên cây cacao, ngày 17 tháng 6 năm 2014, Cục Bảo vệ Thực vật kết hợp với Cục Trồng trọt đạ tổ chức hội thảo quản lý bệnh do nấm Phytophthora sp. và Bọ xít muỗi gây hại cacao tại hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre.

Tại hội thảo, đại diện của Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiêp Tây Nguyên (WASI), Thạc sĩ Đào Thị Lan Hoa và cộng tác viên đã trình bài nghiên cứu “Phòng trừ bệnh thối quả do nấm Phytophthora palmivora gây hại trên cacao tại Buôn Ma Thuộc và Dak Lak.”

1.2.5.5. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh thối trái trên cacao.

Bệnh thối quả trên cacao được xem như đối tượng nguy hiểm nhất đối với nông dân trồng cacao ở Việt Nam. Hiện nay hầu hết các giống cacao đang được trồng ở Việt Nam đều có nguy cơ nhiễm bệnh thối quả do nấm Phytophthora palmivora gây hại. Đặc biệt vào khoảng thời gian mùa mưa tỷ lệ bệnh thối quả rất cao, đôi khi chiếm 100% diện tích canh tác nếu như không áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

Đào Thị Lan Hoa và ctv (2012) khuyến cáo:

- 25 -

1. Không hoặc ít sử dụng giống mẫn cảm với bệnh như giống TD14 và TD5. Nếu có sử dụng, không nên trồng quá 20% giống TD5 và TD14 trong vườn.

2. Cách ly nguồn bệnh: Đây là biện pháp rất quan trọng trong phòng trừ tổng hợp. Cần thực hiện thường xuyên và triệt để như sau:

- Vệ sinh đồng ruộng: Làm cỏ, quản lý bóng che, loại bỏ cây tầm gửi. Thường xuyên cắt bỏ ngay trái bệnh trên cây. Chỉ cần thấy vết bệnh dù rất nhỏ trên trái cũng cần cắt bỏ ngay. Đưa trái bệnh đem chôn hoặc xa vườn ca cao.

- Tủ gốc: Giữ lại lá ca cao trên vườn sau khi tỉa (kể cả mùa mưa) để tránh đất văng lên thân khi mưa/tưới.

- Phá bỏ đường đi của kiến, mối trên thân cây.

3.Vườn cây nên bón nhiều phân hữu cơ, tốt nhất là phân gà và phân cút. Cung cấp nấm đối kháng Trichoderma vào trong đất xung quanh gốc cây để nấm hoạt động và tiêu diệt các mầm bệnh.

4.Tỉa cành, điều chỉnh mật độ cây che bóng, giảm độ ẩm dưới tán lá trong vùng thân cành mang trái giúp vườn cây đủ ánh sáng và thông thoáng.

5. Gốc cây cũng nên được quét vôi mỗi năm từ 1 đến 2 lần, vào cuối mùa nắng hay đầu và cuối mùa mưa, chiều cao của vết quét ít nhất là 50cm kể từ gốc cây, xung quanh gốc nên rải vôi. Vôi có tác dụng làm hạn chế sự nẩy mầm của bào tử nấm.

6. Sử dụng thuốc hóa học: Hiện nay thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh hại trên ca cao đăng ký trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam rất ít, vì vậy bà con nông dân có thể tham khảo sử dụng một số thuốc đã được đăng ký sử dụng trên cây trồng tương tự để phòng trừ bệnh như: Eddy 72WP, Aliette 80 WP, 800 WG, Ridomil Gold, Mataxyl và một số thuốc gốc đồng khác,...

Phòng bệnh: Mỗi năm phun thuốc 3 lần vào đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa mưa hoặc khi bệnh có nguy cơ phát triển mạnh thì phun cách 3 tuần trong giai đoạn trái phát triển.

Trị bệnh: Khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh nên dùng luân phiên các loại thuốc như đã khuyến cáo, phun thuốc 5-7 ngày một lần.

Khi bị nhiễm bệnh trên thân hoặc cành có thể chữa trị bằng cách bóc vỏ của thân cây hoặc cành phần bị bệnh cho tới phần thân khỏe mạnh (thấy mô trắng). Phần thân hoặc

- 26 -

cành bị bóc ra sau đó được bôi thuốc có gốc đồng (Copper Hydroxide ) pha với độ đậm đặc 5 – 10 %. Cũng có thể xử lý bằng cách tiêm thuốc có hoạt chất Phosphorous acid (Agri - Fos 400; Herofos 400 SL) trực tiếp vào thân cây ca cao.

Một phần của tài liệu Phân lập các chủng trichoderma spp từ đất vườn cacao và đánh giá khả năng đối kháng của chúng với nấm phytophthora palmivora gây thối quả cacao (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)