0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT (PENAEUS VANNAMEI, BOONE, 1931) TẠI CÔNG TY CP CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ XÃ HẢI BA – HẢI LĂNG – QUẢNG TRỊ (Trang 49 -53 )

Nhìn chung tất cả các khâu trong quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng đều rất quan trọng. Để đảm bảo cho một vụ nuôi thành công, đạt hiệu quả kinh tế cao cần phải thực hiện tốt các bước trong quy trình kỹ thuật nuôi.

• Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

 Trại nuôi tôm thương phẩm nằm khá xa biển nên khó khăn cho việc lấy

nước vào ao. Tuy nhiên, trại lại cách xa khu dân cư, khu công nghiệp nên nguồn nước không bị ô nhiễm.

 Thời tiết khí hậu tương đối ổn định, số ngày nắng trong năm nhiều,

nhiệt độ trung bình hàng năm cao 25oC, rất thuận lợi cho tôm thẻ chân trắng phát triển

• Kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng thương phẩm

 Hệ thống công trình: Hệ thống công trình và trang thiết bị phục vụ nuôi

tương đối hoàn chỉnh, hiện đại. Tuy nhiên hệ thống xử lý nước thải chưa đảm bảo, nước thải không qua xử lý được đổ trực tiếp ra biển.

 Chuẩn bị ao:

- Ao được xịt rửa sạch sẽ trước khi thả nuôi.

- Ao được căng lưới chắn chim, may bạt ngăn chặn vật chủ trung gian. Ngoài ra ao còn được trang bị xô chứa thuốc tím để rửa tay, rửa chân trước khi vào ao.

- Nước trước khi thả nuôi được xử lý bằng chlorine ở nồng độ 30 ppm vào lúc chiều tối.

- Dùng dung dịch men gây màu để gây màu nước trước khi thả nuôi khoảng 2 tuần.

 Chọn giống và thả giống:

- Con giống được chọn đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu đề ra. Con giống ở giai đoạn PL 10.

- Thời điểm thả giống: lúc trời mát, được thuần hoá các yếu tố môi trường nên tỷ lệ sống cao.

- Mật độ thả: 200 con/m2.

 Chăm sóc và quản lý:

- Thức ăn và cách cho ăn: trong suốt vụ nuôi trại sử dụng thức ăn của công ty CP Việt Nam. Tôm được cho ăn bằng máy cho ăn tự động, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và giảm chi phí nhân công.

- Quản lý môi trường ao nuôi: các yếu tố môi trường được quản lý tương đối tốt và hiệu quả, nên trong ao ít xảy ra dịch bệnh.

- Phòng trị bệnh: quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ là biện pháp phòng bệnh tốt nhất. Trong quá trình nuôi trại không sử dụng bất kỳ loại kháng sinh, hoá chất nào để phòng trị bệnh cho tôm, thực hiện an toàn sinh học trong suốt quá trình nuôi.

- Tôm bị đen mang, nổi đầu bơi dọc bờ ao, chủ yếu là do đáy ao bẩn nên biện pháp trị chủ yếu là làm sạch môi trường ao nuôi, duy trì sự phát triển ổn định của tảo.

 Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống:

- Trong khoảng thời gian 100 ngày, tốc độ sinh trưởng của tôm là chậm ADG 0,11 g, đạt khối lượng 11 g và chiều dài trung bình là 12,3 cm. Tỷ lệ sống đạt 72%.

ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

 Nên thay rốn chữ T bằng ống xi phông để xả bùn đáy hiệu quả hơn.

 Với mật độ 200 con/m2 thì ADG thấp, FCR cao, quản lý và chăm sóc tương

đối khó khăn. Vì thế nên thả giống với mật độ thấp hơn 100 – 120 con/ m2 để tôm lớn nhanh hơn, quản lý ao nuôi được tốt hơn.

 Cải tiến máy cho ăn hiên tại bằng máy cho ăn có thùng chứa thức ăn 1 tấn

đặt ở trên bờ. Mục đích làm tăng sức chứa của thùng và giảm sức lao động của con người.

 Có thể lắp thêm 2 giàn cánh quạt vào mỗi quạt để giảm số quạt nước xuống

(4 quạt đặt ở 4 góc) nhưng vẫn đảm bảo DO như chạy 8 giàn quạt.

 Thiết kế thêm hệ thống giữ nhiệt bằng bạt nilon để tạo điều kiện cho tôm

sinh trưởng bình thường khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp.

 Nên rải 1 lớp cát khoảng 10 cm lên trên bạt lót để khắc phục tình trạng đáy bị trơ, khó gây màu nước, tạo môi trường thuận lợi giống tự nhiên cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT (PENAEUS VANNAMEI, BOONE, 1931) TẠI CÔNG TY CP CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ XÃ HẢI BA – HẢI LĂNG – QUẢNG TRỊ (Trang 49 -53 )

×