Kỹ thuật cho ăn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931) tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị (Trang 31 - 34)

Kỹ thuật cho ăn là một những khâu quan trọng góp phần vào sự thành công của vụ nuôi. Vì thức ăn là vấn đề mà người nuôi đầu tư nhiều nhất. Làm thế nào để tôm sử dụng hết lượng thức ăn, đảm bảo không dư thừa, không thiếu là nhiệm vụ của người nuôi.

Thức ăn thừa sẽ góp phần làm ô nhiễm ao nuôi và tăng chi phí. Nhưng nếu cho ăn thiếu tôm sẽ sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp.

Trong 30 ngày đầu cho ăn theo chương trình đã định trước mà công ty đã đề ra. Tuy nhiên cũng tuỳ điều kiện thực tế ta có thể thay đổi lượng thức ăn cần cho như: thời tiết hay sức khoẻ tôm [phụ lục 1].

20 ngày đầu cho ăn bằng ghe, thức ăn sẽ được tạt đều các vùng có dòng chảy do quạt nước tạo nên (đáy sạch), không rải đều thức ăn khắp ao vì tôm có khuynh hướng bắt mồi ở vùng đáy sạch , phẳng, có độ sâu thích hợp. Không rải thức ăn ở khu vực đáy bẩn, khu vực giữa ao.

Sau 20 ngày, tôm sử dụng được thức ăn 03 thì cho ăn bằng máy cho ăn tự động. Vì một lượng lớn thức ăn tan rã sau 2 – 3 h, trong khi đó thời gian tiêu hoá thức ăn của tôm là 6 h nên cho ăn bằng máy để tránh dư thừa thức ăn. Thức ăn được rải nhiều lần, mỗi lần một ít. Đảm bảo thức ăn luôn được tôm sử dụng hết.

Hình 3.4. Sơ đồ cầu cho ăn và máy cho ăn

Hình 3.5. Máy cho ăn

Lượng thức ăn rải xuống ao phụ thuộc vào thời gian chạy và nghỉ máy. Tuỳ vào kích cỡ của tôm, loại thức ăn, khối lượng thức ăn, điều kiện môi trường để có cách điều chỉnh thời gian của máy cho hợp lý.

Bảng 3.3. Thời gian chạy và nghỉ của máy cho ăn tự động trong quá trình nuôi

Thời gian

Tháng nuôi Máy chạy (s) Máy nghỉ (phút)

Tháng 1 5 5 – 7

Tháng 2 5 3 – 5

Tháng 3 1 2 – 3

Tháng 4 – thu hoạch 1 1 – 2

Đường thức ăn bắn ra d=15 – 20 m Máy cho ăn (mô tơ 1,5 HP) 15cm

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của loại thức ăn và thời gian điều chỉnh máy cho ăn đến lượng thức ăn được rải xuống ao

Loại thức ăn Thời gian (h) KL TA rải xuống ao (kg)

Thời gian điều chỉnh máy

Chạy

máy Nghỉ máy Chạy liên tục

03P 1 20 1s 1phút 30s 1 phút 30s 03P 1 29 1s 1 phút 03P 1 135,5 Liên tục 04S 1 26,5 1s 1 phút 04S 1 36 5s 1 phút 04S 1 112,5 Liên tục 03P(33%) +04S(67%) 1 27,7 1s 1 phút 03P(33%) + 04S(67%) 1 31 2,5s 1 phút 03P(33%) + 04S(67%) 1 38,8 5s 1 phút Nhận xét:

Qua bảng 3.4 cho thấy thức ăn có kích thước càng lớn thì rải xuống ao càng chậm. Nguyên nhân là do thức ăn có kích thước lớn xuống ray quay chậm hơn thức ăn có kích thước nhỏ. Thời gian chạy máy ít nhưng lượng thức ăn rải ra vẫn nhiều. Điều này là do quán tính của mô tơ, khi máy cho ăn tắt nhưng mô tơ vẫn quay theo quán tính (16 – 17s) nên thức ăn vẫn được rải xuống ao.

Không chỉ có thời gian nghỉ và chạy máy, loại thức ăn, mà kích cỡ long-đen cũng ảnh hưởng đến lượng thức ăn được rải xuống ao. Thông thường trong quá trình nuôi sử dụng 2 loại long – đen có đường kính là 10 mm và 12 mm. Nếu cho ăn thức ăn 03 dùng long – đen có đường kính là 10 mm. Còn cho ăn thức ăn 03P, 04S dùng long – đen có đường kính là 12 mm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931) tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w