0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Quản lý các yếu tố môi trường 1 Nhiệt độ

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT (PENAEUS VANNAMEI, BOONE, 1931) TẠI CÔNG TY CP CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ XÃ HẢI BA – HẢI LĂNG – QUẢNG TRỊ (Trang 35 -42 )

3.2.3.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của tôm, thông qua ảnh hưỏng đến tốc độ tiêu hoá thức ăn, trao đổi chất của tôm. Tôm thẻ chân trắng tăng trưởng tốt ở nhiệt độ từ 24 – 32oC, tốt nhất 28 – 30oC. Vì là loài tôm nhiệt đới nên

khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC tôm bỏ ăn, không tăng trưởng, khi nhiệt độ

xuống thấp hơn có thể làm tôm chết [5].

Do nhiệt độ là yếu tố phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, cho nên chỉ có thể điều khiển nhiệt độ bằng cánh chọn vụ nuôi phù hợp, giữ mực nước trong ao ở độ sâu thích hợp. Tại công ty mức nước thường xuyên duy trì ở mức 1,2 – 1,3 m. Đồng thời trong những ngày nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, chạy hết quạt nước để xáo trộn đều các tầng nước trong ao nhằm tránh hiện tượng phân tầng về nhiệt độ trong ao nuôi.

Hình 3.7. Diễn biến nhiệt độ trong ao nuôi

Nhận xét:

Qua hình 4.7, ta thấy nhiệt độ nước ao trong quá trình nuôi tăng dần từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi, do thời gian nuôi nằm từ tháng 2 đến tháng 6, thời gian mà nhiệt độ không khí tăng cao. Thời gian nhiệt độ cao nhất là từ tuần 11 đến tuần 14, là khoảng thời gian thường có nền nhiệt độ cao nhất trong năm. Tuy nhiên, nhiệt độ cũng tăng từ từ và không có sự biến động lớn.

Ở tuần nuôi thứ 4,5,7, nhiệt độ giảm bất thường do ảnh hưởng của không khí lạnh gây mưa nhiều.

Nhiệt độ trong thời gian nuôi không có sự thay chênh lệch lớn (trừ 2 tuần

đầu). Nó dao động trong khoảng 25 – 31oC, và chủ yếu nằm trong khoảng nhiệt độ

thích hợp cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ được duy trì ổn định như vậy là nhờ vụ nuôi rơi vào tháng có nền nhiệt cao, số ngày nắng nhiều, mức nước trong ao thường xuyên duy trì ở mức 1,3 m.

3.2.3.2. Độ trong và màu nước

Độ trong trong ao nuôi phản ánh mật độ phát triển của thực vật phù du (tảo). Còn màu nước phản ánh chủng loại và số lượng tảo. Độ trong tăng khi mật độ tảo giảm và ngược lại độ trong giảm khi mật độ tảo tăng lên.

Độ trong thích hợp trong ao nuôi từ 40 – 60 cm.

Màu nước tốt trong ao là màu xanh nõn chuối, vàng nhạt (quần thể tảo lục và tảo khuê chiếm ưu thế).

Việc xác định độ trong hàng ngày trong ao nuôi cho phép người nuôi đánh giá được mức độ giàu nghèo về thành phần dinh dưỡng và tình trạng môi trường ao nuôi.

Độ trong của ao nuôi tôm thay đổi theo tuôi tôm. Khi mới thả tôm yêu cầu độ trong cao 40 – 60 cm. Tuy nhiên, khi tôm lớn thì yêu cầu độ trong thấp 30 – 35 cm. Nếu độ trong quá cao là cơ hội cho tảo đáy phát triển, sẽ ảnh hưởng tới tôm. Khi đó tôm rất dễ bị stress, tôm chậm lớn, phân đàn, ăn kém và dễ bị nhiễm bệnh. Nếu độ trong quá thấp (dưới 15 cm), nước có màu nâu đậm, vào ban đêm ao nuôi rất dễ xảy ra tình trạng thiếu O2 vì lúc này tảo cũng hô hấp.

Biện pháp quản lý:

 Khi độ trong thấp nghĩa là mật độ tảo trong ao thấp. Để tránh hiện tượng tảo tàn, dẫn đến thiếu O2 vào ban đêm, sử dụng Chlorine, BKC, Formol, vôi CaO (vào ban đêm). Ở trại dùng Chlorine với nồng độ 3 ppm, trong khoảng 3 – 4 ngày, sau đó thay nước khoảng 1/3 lượng nước trong ao nuôi.

 Nước trong ao có màu xấu (màu xì dầu, nâu đỏ), làm cho tôm bị vàng mang,

đen mang. Ảnh hưởng đến hô hấp của tôm, để khắc phục hiện tượng này ta cũng tiến hành cắt tảo và gây màu nước như trên.

Hình 3.8. Diễn biến độ trong trong ao nuôi

Nhận xét:

Độ trong của ao trong quá trình nuôi được duy trì tương đối ổn định. Phần lớn thời gian nuôi, độ trong dao động trong khoảng 30 – 50 cm, là độ trong thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm. Càng về cuối vụ nuôi độ trong càng giảm do nguôn cung cấp dinh dưỡng cho tảo (chất thải, thức ăn thừa) ngày càng tăng. Ở 5

tuần đầu do điều kiện ao nuôi còn nhiều biến động, tảo chưa phát triển nên độ trong cao. Có một số ngày độ trong của ao xuống dưới 30 cm, nước có màu xanh đậm, là do sự phát triển quá mức của tảo.

Độ trong giữa sáng và chiều chênh lệnh nhau không lớn, tạo sự ổn định cho môi trường sinh thái ao nuôi, giảm khả năng tôm bị stress.

3.2.3.3. Độ mặn

Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hoà áp suất thẩm thấu của thuỷ sinh vật. Sự thay đổi của độ mặn vượt ra khỏi giới hạn thích ứng của tôm, đều gây ra phản ứng sốc của cơ thể, làm giảm khả năng đề kháng bệnh của tôm nuôi. Độ mặn trong ao nuôi biến động phụ thuộc vào thời tiết. Trời mưa độ mặn giảm, trời nắng độ mặn tăng do bốc hơi.

Theo sổ tay nuôi tôm the chân tắng của công ty CP, tôm chân trắng có khả năng thích ứng độ muối rộng từ 0 – 40‰, thích hợp nhất là 10 – 25‰. Khi độ mặn cao, tôm khó lột vỏ, sinh trưởng chậm nhưng độ an toàn cao do tôm ít bị nhiễm bệnh. Độ mặn thấp tôm nhanh lột xác, sinh trưởng nhanh nhưng dễ nhiễm bệnh.

Giữ ổn định độ mặn bằng cách duy trì mực nước trong ao 1,3 m. Vào những ngày trời mưa phải chạy quạt để xáo trộn đều nước, tránh sự phân tầng về độ mặn của nước trong ao. Đây chính là biện pháp quản lý độ mặn tốt nhất. Diễn biến về độ mặn được thể hiện rõ trong đồ thị sau:

Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mặn dao động từ 26‰ đến 33‰. Chủ yếu là trên 30‰. Độ mặn tăng dần từ đầu đến cuối vụ nuôi, nguyên nhân là do quá trình bốc hơi nước. Do công ty nuôi tôm hoàn toàn bằng nước biển, không thêm nước ngọt nên độ mặn cao, tôm sinh trưởng chậm hơn so với nuôi ở độ mặn 15‰. Nhưng trong quá trình nuôi không xảy ra dịch bệnh. Đây là tiền đề cho vụ nuôi thắng lợi.

3.2.3.4. Độ kiềm

Tôm thẻ có thể thích ứng với độ kiềm 20 – 200 mgCaCO3/L. Tốt nhất là 80 –

120 mgCaCO3/L [1]. Nếu độ kiềm trong ao quá thấp tôm sẽ bị bệnh mền vỏ. Ngược

lại độ kiềm quá cao thì tôm sẽ khó lột xác, làm cho tôm chậm lớn.

Tôm thẻ là loài có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ lột xác ngắn nên thường

xuyên phải xác định yếu tố độ kiềm trong ao. Định kỳ bổ xung vôi (CaCO3 hoặc

CaMg(CO3)2) 10 – 15 kg/2tuần xuống ao nuôi để làm tăng hệ đêm, ổn định môi

trường nước. Nhất là vào những ngày tôm lột xác, trời mưa, độ kiềm xuông thấp thì tăng lượng vôi sử dụng lên 20 kg/lần.

Hình 3.10. Diễn biến độ kiềm trong ao nuôi

Nhận xét:

Đồ thị trên đã chỉ ra rằng độ kiềm trong ao nuôi diễn biến không ổn định. Độ kiềm thay đổi từng ngày, từng tuần theo chu kỳ lột xác của tôm, thay đổi thời tiết (trời mưa). Đây là thời điểm độ kiềm trong ao rất thấp, vì thế cần có biện pháp khắc

phục kịp thời làm tăng độ kiềm, để không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của tôm.

3.2.3.5. pH

Những thay đổi của pH trong ngày, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là mối quan hệ giữa vi sinh vật và thực vật phù du (tảo). pH nước cao

dần theo nồng độ khí Carbondioxide (CO2) được sử dụng và cường độ quang hợp

ánh sáng. Nuớc có màu lục đạm, nắng gắt cả ngày, quang hợp ánh sáng kéo dài, pH sẽ tăng nhanh và có thể cao đến 9,0 hoặc 9,5.

Trong quá trình quang hợp ánh sáng, tảo sẽ sản xuất ra Oxy và cho thấy hàm lượng DO cao dần lên theo cường độ quang hợp ánh sáng. Nghĩa là: thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất vào ban buổi chiều. pH cũng thế, thay đổi lên xuống theo

cường độ quang hợp ánh sáng.Về đêm khi tảo ngừng sử dụng khí CO2 hay ngừng

việc quang hợp ánh sáng, khí CO2 do sự hô hấp của các sinh vật, bắt đầu tích luỹ lại trong ao nuôi. Làm cho pH giảm xuống dần và thấp nhất vào buổi sáng, đúng chu kỳ 1 ngày pH lên xuống trong ao.

Biên động dao động pH trong ngày ít hay nhiều, ta có thể xử lý được bằng điều khiển việc sản xuất ra và tiêu thụ khí CO2 sao cho cân đối. Bằng cách quản lý cường độ quang hợp ánh sáng, cân đối với sự hô hấp hoặc việc sản xuất khí CO2 của các sinh vật sống ở dưới nước.

pH thích hợp cho ao nuôi tôm chân trắng là từ 7,5 – 8,5. Ảnh hưởng mang tính chất sinh lý của pH đối với tôm nuôi là duy trì cân bằng pH của máu trong cơ thể. Khi pH giảm xuống thấp (pH < 5) sẽ làm giảm khả năng vận chuyển Oxy trong máu, hậu quả là mang tiết ra nhiều chất nhầy, vỏ và phần ngoài cơ thể tiết nhiều nhớt. Một số vùng trên thân tôm trở nên đỏ, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của tôm với bệnh, nhất là bệnh do vi khuẩn, vi rút. pH thấp còn làm tăng tính độc của H2S. Khi pH tăng cao (pH > 9) sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô bị phá huỷ, đồng thời làm tăng tính độc hại của Amoniac trong môi trường nước với tôm nuôi [5].

 Trường hợp pH xuống thấp vào buổi sáng, dùng vôi CaO hoà vào nước tạt đều khắp ao với liều lượng 15 – 20 kg/1000m2.

 Trường hợp pH tăng cao vào buổi chiều (pH > 8,5), thường kèm với sự phát

triển mạnh của tảo. Sử dụng mật đường 4 – 5 Lít/1000m2, pH fixed 6 kg/ha, hoà vào nước tạt đều khắp ao, kết hợp với chạy quạt. Khi pH > 8,5 và tảo dày, sử dụng chlorine 3 ppm vào thời điểm nắng tốt, dùng 3 – 4 ngày.

 Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp trong quá trình nuôi, tránh cho ăn thừa.

Hình 3.11.Diễn biến pH trong ao nuôi Nhận xét:

Qua hình 4.11. Cho thấy pH trong ao biến động không nhiều, cũng giảm dần theo thời gian nuôi. Đầu vụ pH khá thích hợp (7,6 – 8,4), tuy nhiên cuối vụ pH giảm xuống hơi thấp (7,0 – 7,8). pH trong ngày biến động không lớn, biên độ dao đông giữa sáng và chiều nằm trong ngưỡng cho phép < 0,5.

3.2.3.6. Hàm lượng Oxy hoà tan trong ao

Oxy hoà tan là yếu tố rất quan trọng trong ao nuôi tôm. Sự thay đổi của Oxy hòa tan trong ngày phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố quan trọng nhất là tảo. Trong quá trình quang hợp ánh sáng, tảo sẽ sản xuất ra Oxy và cho thấy hàm lượng DO cao dần lên theo cường độ quang hợp ánh sáng. Nghĩa là: thấp nhất vào buổi sáng và cao nhất vào ban buổi chiều.

Về đêm khi tảo ngừng sử dụng khí CO2 hay ngừng việc quang hợp ánh sáng,

hàm lượng DO thấp nhất vào buổi sáng, đúng chu kỳ 1 ngày DO lên xuống trong ao. Nếu trong ao nuôi có hàm lượng DO thấp tôm có thể chậm lớn và có thể chết hàng loạt. Trong ao nuôi cần duy trì hàm lượng DO >4 mgO2/L.

Các biện pháp để quản lý hàm lượng DO phù hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển:

 Quạt nước (chạy hết quạt vào ban đêm), nếu trong ao nuôi với một mật độ

dày có thể tăng cường thêm máy sục khí, lắp thêm quạt.

 Duy trì sự phát triển của tảo, tránh hiện tượng tảo nở hoa.

 Trong trường hợp DO xuống thấp (tôm nổi đầu), có thể sử dụng Oxy bột với

liều lượng 5 kg/1000m2.

Từ tháng thứ 3, khi tôm khoảng 6 – 7 g, tiến hành đo hàm lượng DO vào buổi tối để có những biện pháp khắc phục kịp thời khi tôm nổi đầu ban đêm do tôm thiếu Oxy.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU QUY TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TRÊN CÁT (PENAEUS VANNAMEI, BOONE, 1931) TẠI CÔNG TY CP CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ XÃ HẢI BA – HẢI LĂNG – QUẢNG TRỊ (Trang 35 -42 )

×