Vận hành quạt nước

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931) tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị (Trang 43 - 45)

Hệ thống quạt nước của công ty là quạt nhím, mỗi ao gồm 8 cái. Quạt được đặt cách bờ 3 – 5 m và theo 2 hình vuông so le nhau.

Hình 3.12. Sơ đồ bố trí quạt của trại nuôi C.P Quảng Trị

Chế độ vận hành quạt nước được thể hiện qua bảng sau:

Mương nước thải

Ống xả nước thải Ø250 mm

Bảng 3.7. Chế độ vận hành quạt nước của trại

Tổng số quạt chạy (quạt)

Ban ngày Ban đêm

1 1 – 2 2 – 3

2 2 – 3 3 – 4

3 3 – 4 5 – 6

4 5 – 6 8

Tác dụng của máy quạt nước trong ao nuôi:

 Tăng cường hàm lượng Oxy hoà tan cung cấp cho sự hô hấp của các

sinh vật và quá trình phân huỷ chất hữư cơ trong nước.

 Tạo dòng chảy gom các chất thải tập trung vào giữa ao, hình thành

hành lang sạch cho tôm cư trú và bắt mồi.

 Tránh hiện tượng phân tầng nước trong ao nuôi khi trời mưa to, góp

phần duy trì sự phát triển của tảo.

 Làm tăng khả năng hoà tan các loại thuốc, hoá chất xử lý trong ao.

 Tăng cường quá trình bay hơi các loại khí độc: NH3, H2S.

Cần lưu ý là thường xuyên kiểm tra hệ thống máy quạt nước và sục khí để sửa chữa kịp thời, tránh sự cố xảy ra ngoài ý muốn, nhất là khi vào ban đêm khi tôm đã lớn. 3.2.4. Phòng trị bệnh

Trong môi trường nước, dịch bệnh lây lan rất nhanh, việc chữa bệnh cho tôm ít hiệu quả, trại lại hoàn toàn không sử dụng thuốc kháng sinh và hoá chất trong quá trình nuôi. Vì vậy công tác phòng bệnh tổng hợp được đặt lên hàng đầu. Ở trại Quảng Trị đã áp dụng một số biện pháp phòng trị bệnh như sau:

 Làm kỹ công tác tổng dọn vệ sinh ao trước và sau vụ nuôi để diệt vi khuẩn,

vi rút tự do. Tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm nhập của vật chủ trung gian như cua, còng, tôm hoang dã và các loài chim ăn tôm cá.

 Chọn những đàn giống đã kiểm tra bằng kỹ thuật PCR và không mang mầm

 Lấy nước đã được lọc qua lưới lọc và qua xử lý Chlorine 30 ppm vào ao.

 Quản lý tốt các yếu tố môi trường và thức ăn.

 Khi tôm lột xác, đề phòng bệnh mềm vỏ: sử dụng vôi CaCO3 20 kg/1000m2.

 An toàn sinh học: rửa tay, rửa chân bằng thuốc tím 1000 ppm trước khi vào ao.

 Kiểm tra nhá hàng ngày để theo dõi sức khoẻ của tôm.

Đến 10 tuần tuổi, tôm trong ao xuất hiện bệnh vàng mang, đen mang. Nguyên nhân do môi trường ô nhiễm (bùn đáy nhiều), nước trong ao có màu xì dầu sau chuyển thành màu nâu đỏ. Biện pháp khắc phục:

 Dùng Supper VS 20 L/5000m2, hoà vào nước, sau 2 h tạt giữa ao.

 Thay 40 – 50% lượng nước trong ao.

Đến cuối vụ nuôi có hiện tượng tôm nổi đầu do thiếu O2 vào lúc 3 – 5 h sáng. Nguyên nhân là mật độ tôm trong ao cao (140 con/m2). Biện pháp khắc phục:

 Sử dụng viên Oxy nén (Hi-Oxy) rải đều khắp ao với liều lượng 5kg/1000m2.

 Lắp thêm 2 máy sục khí 3 HP.

Cũng trong quá trình thực tập ở trại có một số ao khoảng 10 ngày tuổi. Tôm bỏ ăn, chết rải rác. Biểu hiện của bệnh là: gan có màu vàng nhạt sau chuyển sang màu trắng đục, thân tôm cũng có màu vàng nâu. Kết quả chạy PCR không phát hiện ra bệnh. Theo ý kiến của các chuyên gia nguyên nhân có thể là do nguồn giống. Hiện tại nguyên nhân của bệnh đang được các chuyên gia Thái Lan nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng trên cát (Penaeus vannamei, Boone, 1931) tại công ty CP chi nhánh Quảng Trị xã Hải Ba – Hải Lăng – Quảng Trị (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w