Nội dung cơ bản của quản trị MMTB

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị máy móc thiết bị tại phân xưởng cơ điện Nhà máy Z113 Tổng cục CNQP thị trấn Tân Bình Yên Sơn Tuyên Quang (Trang 20 - 26)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ QUẢN TRỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ

1.3. Nội dung cơ bản của quản trị MMTB

Trong doanh nghiệp sản xuất thì công tác lập kế hoạch là rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng MMTB. Nếu kế hoạch sản xuất lớn hơn năng lực của MMTB thì sẽ không có nhiều thời gian cho sửa chữa bảo dưỡng MMTB dẫn đến tình trạng hỏng đâu sửa đấy, ảnh hưởng đến tuổi thọ MMTB. Trong trường hợp kế hoạch sản xuất nhỏ hơn năng lực của MMTB, MMTB ít hoạt động thì dẫn đến khó lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng vì:

- Nếu chọn bảo dưỡng theo giờ chạy máy thì MMTB có thể bị hỏng vặt sau mỗi khoảng thời gian nghỉ sản xuất, các thiết bị điện hay bị lỗi do ẩm, chuột cắn dây...

- Nếu chọn bảo dưỡng theo thời gian tháng, quí, năm sẽ dẫn tới lãng phí vật tư và nhân công sửa chữa do nhiều chi tiết có số giờ vận hành nhỏ hơn tuổi thọ.

1.3.2. Công tác sử dụng MMTB

Công tác sử dụng MMTB bao gồm những nội dung: Kế hoạch hoá công tác điều động và các định mức sử dụng MMTB; giám sát việc tuân thủ các quy trình, quy phạm, các quy định về an toàn lao động trong vận hành, sử dụng và sửa chữa MMTB;

kế hoạch hoá nhu cầu về đào tạo đội ngũ công nhân lao động kỹ thuật trực tiếp vận hành MMTB; quy định các tiêu chuẩn trình độ, cấp bậc thợ tương ứng theo quy định của Nhà nước đối với từng loại nghề và thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý và sử dụng MMTB; quy định các chế độ trách nhiệm đối với các xí nghiệp, các tổ và thợ máy về các hỏng hóc và cách thức xử lý các sai phạm, thiệt hại theo quy định hiện hành;

1.3.3. Công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa MMTB

Nội dung của công tác này bao gồm việc theo dõi, kiểm tra, xác định trạng thái hoạt động của MMTB nhằm lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa MMTB định kỳ và đột xuất. Do ít có điều kiện đổi mới MMTB thường xuyên nên công tác bảo dưỡng, sửa chữa MMTB là hết sức cần thiết nhằm duy trì trạng thái sản xuất ổn định, lâu dài

19

của MMTB, đảm bảo quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên, liên tục, đảm bảo về cả số và chất lượng của sản phẩm đầu ra.

MMTB chiếm vị trí cơ bản trong tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm sản xuất ra, đến yêu cầu của tổ chức quá trình sản xuất cân đối, nhịp nhàng và liên tục, bản thân các loại MMTB, nhất là những MMTB hiện đại, tự động hoá cao, một bộ phận chi tiết hỏng sẽ làm cho toàn bộ dây chuyền ngừng hoạt động hoặc không đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng. Bên cạnh đó, MMTB phải tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất nên chúng bị hao mòn dần theo thời gian.

Do vậy, sửa chữa bảo dưỡng là công việc không thể thiếu trong quá trình quản lý sử dụng MMTB. Các doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ, lý lịch MMTB, đảm bảo theo dõi một cách chính xác tình hình hoạt động thực tế của từng loại MMTB để có kế hoạch sửa chữa kịp thời. Việc này có thể do công nhân vận hành máy trực tiếp ghi chép theo dõi hoặc cán bộ kỹ thuật ở các tổ thực hiện.

Bảo dưỡng MMTB là hoạt động mang tính thường xuyên, bao gồm việc kiểm tra thay dầu mỡ, giữ gìn máy móc sạch sẽ, tránh ẩm, tôn trọng nội quy bảo quản vận hành máy. Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên theo dõi MMTB, phát hiện sự cố. Công việc này chủ yếu là do bản thân công nhân đứng máy thực hiện.

Sửa chữa MMTB là tổng hợp các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, phục vụ bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa. Những biện pháp đó được tiến hành theo kế hoạch nhằm giảm hao mòn ngăn ngừa sự cố, đảm bảo hoạt động bình thường của MMTB.

Có ba dạng sửa chữa cơ bản là sửa chữa nhỏ, sửa chữa vừa và sửa chữa lớn. Kết cấu của quá trình sửa chữa có thể được thực hiện như sau: sửa chữa lớn - sửa chữa vừa - sửa chữa nhỏ.

Thực tế hiện nay các doanh nghiệp thường tiến hành sửa chữa MMTB theo ba hình thức cơ bản là:

+ Sửa chữa phân tán: Ưu điểm của hình thức này là kết hợp được sửa chữa với sản xuất. Nhưng nhược điểm chính của nó là trong nhiều trường hợp không tận dụng hết khả năng của công nhân sửa chữa, ngược lại trong nhiều trường hợp không đảm

20

bảo hết khối lượng sửa chữa, kéo dài thời gian ngừng máy để sửa chữa, ảnh hướng hiệu quả sử dụng MMTB.

+ Sửa chữa tập trung: Ưu điểm của hình thức này là tận dụng được khả năng của công nhân, nâng cao trình độ chuyên môn hoá sửa chữa, bảo đảm sửa chữa dứt điểm trong một thời gian ngắn. Nhược điểm của nó là không kết hợp được sản xuất với sửa chữa ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

+ Sửa chữa hỗn hợp: Đây là hình thức tận dụng được ưu điểm cũng như khắc phục được những nhược điểm của hai hình thức trên nên được các doanh nghiệp áp dụng tương đối phổ biến nhằm tăng cường hiệu quả huy động công suất MMTB vào sản xuất.

Để có kế hoạch hoá và xây dựng được một kế hoạch sửa chữa thì công tác quản lý sửa chữa MMTB rất cần phải tính đến hiệu quả sửa chữa trên cơ sở xác định số công nhân cho sửa chữa và thời gian ngừng máy hợp lý.

1.3.4. Công tác khấu hao MMTB

Công tác khấu hao MMTB phải xác định được số năm định mức phục vụ của MMTB, qua đó xác định chính xác mức khấu hao hàng năm nhằm đảm bảo trích đủ nguyên giá ban đầu của MMTB. Đây là công tác hết sức quan trọng đảm bảo, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của doanh nghiệp. Công tác này cũng một mặt phải đảm bảo hạ giá thành sản phẩm, mặt khác lại phải đảm bảo khấu hao MMTB một cách nhanh nhất, đầy đủ nhất nguyên giá MMTB, giảm hao mòn cho MMTB.

Trong thực tế, khấu hao TSCĐ có thể tính theo nhiều cách khác nhau như theo thời gian, theo sản lượng hoàn thành, theo giá trị còn lại... trong đó khấu hao theo thời gian là phương pháp áp dụng phổ biến.

a) Phương pháp tính khấu hao đường thẳng

Mức khấu hao năm = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao;

b) Phương pháp tính khấu hao theo sản lượng

Sản lượng hoàn thành trong năm = Mức khấu hao bình quân trên một đơn vị sản lượng.

c) Phương pháp tính khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

21

Giá trị còn lại của TSCĐ = Tỷ lệ khấu hao nhanh.

1.3.5. Công tác đầu tư và đổi mới MMTB

Việc mua sắm MMTB liên quan đến việc chi dùng vốn của Doanh nghiệp. Vì vậy các yếu tố về mặt kinh tế cần được xem xét, thẩm định một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả sau này, đó là “mua loại thiết bị nào, dùng vào việc gì, mua của ai...”;

Kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị mới của doanh nghiệp gắn liền với kế hoạch về thị trường cũng như mục tiêu lợi nhuận lâu dài của doanh nghiệp. Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, giá gia công giảm là những mục tiêu trước nhất gắn với kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị mới của doanh nghiệp. Vì vậy tuỳ theo điều kiện, khả năng huy động vốn, những yêu cầu phát triển mà có chính sách đầu tư thiết bị cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Việc đầu tư, mua sắm MMTB cần tuân thủ các yêu cầu sau đây:

- Đầu tư mua sắm MMTB phải phù hợp với khả năng huy động vốn và dự tính được khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp.

- MMTB mua sắm phải đồng bộ, có kèm theo sự chuyển giao công nghệ một cách đầy đủ, có thể đưa thiết bị vào sản xuất kịp thời, đúng tiến độ, đảm bảo nắm bắt được cơ hội kinh doanh.

- Mua sắm đúng chủng loại MMTB mà doanh nghiệp cần, đảm bảo các thông số kỹ thuật mà quá trình sản xuất của Doanh nghiệp yêu cầu, đảm bảo có nguồn cung cấp vật tư đầy đủ, phụ tùng thay thế sẵn có cũng như các dịch vụ khác đi kèm.

- Lựa chọn thiết bị, dây chuyền công nghệ phù hợp với trình độ mọi mặt của Doanh nghiệp.

- Chọn nhà cung cấp sao cho chi phí là nhỏ nhất.

- Thiết bị mới phải hiện đại hơn, năng suất, chất lượng cao hơn so với thiết bị hiện có của Doanh nghiệp.

1.3.6. Công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất

Chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất là tổng hợp các phương án, các biện pháp có liên quan mật thiết với nhau để xác định được một cơ cấu MMTB hợp lý, cải tiến các

22

phương án công nghệ đang sản xuất, áp dụng các phương án công nghệ mới và tổ chức sản xuất tiên tiến mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất có ảnh hưởng to lớn tới quá trình sản xuất, thực hiện các mục tiêu kinh tế, kỹ thuật quan trọng như các chỉ tiêu sản lượng, chất lượng, năng suất lao động, mức tiêu hao nguyên vật liệu...;

Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra là cần phải có sự quản lý thống nhất để công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất được tiến hành một cách chu đáo, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động có hại của nó gây ra. Trong các doanh nghiệp, công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất được tiến hành theo trình tư sau:

* Thiết kế phương án công nghệ

Trên cơ sở của việc xác định phương án sản phẩm các doanh nghiệp tiến hành xây dựng phương án công nghệ chế tạo sản phẩm một cách tối ưu. Mục tiêu của phần việc này là đưa ra được một công nghệ phù hợp với sự đòi hỏi của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả cao.

* Xác định cơ cấu MMTB hợp lý cần thiết

Các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải xác định rõ yêu cầu, chức năng, nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp, quy trình chế tạo sản phẩm và các phương án công nghệ chủ yếu trên cơ sở đó xác định được một danh mục các loại MMTB cần thiết có khả năng đáp ứng các yêu cầu của quá trình sản xuất. việc xác định cơ cấu này đòi hỏi doanh nghiệp phải đứng trên quan điểm tiết kiệm, hiệu quả sao cho số lượng MMTB của doanh nghiệp được huy động với mức công suất tối đa. Bên cạnh đó thì vấn đề đầu tư mua sắm MMTB cũng cần phải có sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo hiệu quả đầu tư là cao nhất.

1.3.7. Công tác xác lập quy phạm, quy trình kỹ thuật

Qui phạm kỹ thuật là những qui định của Nhà nước, Bộ quốc phòng, Tổng cục CNQP về các nguyên tắc, mẫu mực và điều kiện kỹ thuật phải được tôn trọng khi tiến hành khảo sát, thăm dò, thiết kế, thi công, thí nghiệm, vận hành, sữa chữa bảo dưỡng MMTB.

Qui trình kỹ thuật là những quy định của Bộ quốc phòng, Tổng cục CNQP

23

hoặc mỗi doanh nghiệp nhằm cụ thể hoá các qui phạm kỹ thuật và xác định rõ ràng, cụ thể, trình tự về mặt kỹ thuật của quá trình khai thác và sản xuất.

Qui phạm và quy trình kỹ thuật được hình thành bởi các văn bản kỹ thuật có tính chất pháp lý buộc các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và mọi người có liên quan phải tuân thủ và chấp hành một cách nghiêm túc. Đây là những văn bản pháp qui của Nhà nước, Bộ và các doanh nghiệp nhằm đảm bảo tốt công tác quản lý kỹ thuật trong các đơn vị sản xuất kinh doanh.Các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh những qui trình và qui phạm kỹ thuật của cấp trên có liên quan đến các hoạt động của mình và hoàn thiện những quy trình kỹ thuật hiện có, ban hành bổ sung những qui trình kỹ thuật còn thiếu. Theo qui định, các doanh nghiệp không được phép ban hành các qui phạm kỹ thuật mà chỉ được ban hành các quy trình kỹ thuật nhưng nội dung của chúng không được trái hoặc mâu thuẫn với qui phạm và qui trình của Nhà nước và cấp trên đã ban hành.

1.3.8. Công tác kiểm tra kỹ thuật trong doanh nghiệp

Kiểm tra kỹ thuật nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, những nguyên nhân gây ra phế phẩm hoặc làm giảm chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh; từ đó phân tích tìm ra nguyên nhân chủ yếu và đề xuất biện pháp khắc phục đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định.

Hiện nay ở các doanh nghiệp thường áp dụng các hình thức kiểm tra sau: Kiểm tra toàn bộ hay một số MMTB chủ yếu của doanh nghiệp; kiểm tra cố định hay kiểm tra lưu động; kiểm tra bất thường hay định kỳ; áp dụng hình thức ba kiểm (Công nhân tự kiểm tra, tổ trưởng kiểm tra, cán bộ kỹ thuật cơ điện kiểm tra).

Nhìn chung công tác kiểm tra MMTB trong doanh nghiệp chỉ có hiệu quả khi nó được tiến hành một cách tự giác, thường xuyên, liên tục và có trách nhiệm của những người tham gia công tác kiểm tra.

1.3.9. Công tác tổ chức bố trí MMTB

Công tác tổ chức bố trí MMTB nhằm tạo ra sự kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu lao động cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, quy mô và công nghệ sản xuất.

24

MMTB phải được lập hồ sơ chi tiết ngay từ khi mua về, phải được cập nhật hàng ngày về tình trạng kỹ thuật hoạt động của MMTB. Phải có sự bàn giao chặt chẽ về số và chất lượng cho bộ phận sản xuất thông qua Biên bản bàn giao. Trong công tác này, điều quan trọng nữa là cần phải xác định các yêu cầu về trình độ kỹ thuật, năng lực của người vận hành MMTB.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị máy móc thiết bị tại phân xưởng cơ điện Nhà máy Z113 Tổng cục CNQP thị trấn Tân Bình Yên Sơn Tuyên Quang (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)