Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ MMTB TẠI PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN - NHÀ MÁY Z113/TỔNG CỤC CNQP
3.3.3. Nội dung của giải pháp
3.2.3.1. Thay đổi phương pháp quản lý trong bảo dưỡng sửa chưa
101
Năm 2013 tỷ lệ bảo dưỡng MMTB trong nhà máy nói chung và phân xưởng cơ điện nói riêng không được chú trọng nhiều, số thiết bị trong phân xưởng được bảo dưỡng là trong năm 2013 là 50%, đến năm 2015 là 20%, các thiết bị chủ yếu được quản lý theo kiểu chạy đến lúc hỏng. Phương pháp quản lý chạy đến lúc hỏng có nhiều nhược điểm so với bảo dưỡng phòng ngừa, để thấy được hạn chế của nó, ta so sánh một số chỉ tiêu khi thực hiện 2 phương pháp quản lý này, số liệu tính toán được thống kê trong bảng sau :
Bảng 3.3 - PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA MMTB NĂM 2013, 2015.
STT Chỉ tiêu Năm
2013
Năm 2015
Chênh lệch Giá trị % 1 Số giờ sửa chữa thiết bị (giờ) 1.003,3 2.592 1.588,8 158,36 2 Chi phí nhân công sửa chữa
thiết bị (triệu đồng)
225 399 174 77,33
3 Chi phí bảo dưỡng sửa chữa (triệu đồng)
1.716 2.150 434 25,29 4 Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn
(%)
97 92 -5 -5,15
5 Thời gian sản xuất có ích (%) 99 97,5 -1,5 -1,515
Bảng 3.3 so sánh một số chỉ tiêu của năm 2013 là năm toàn bộ các thiết bị được bảo dưỡng phòng ngừa với năm 2015 là năm các thiết bị được quản lý chủ yếu theo phương pháp chạy đến lúc hỏng. Ta có thể thấy rằng thiết bị được bảo dưỡng phòng ngừa có các chỉ tiêu tốt hơn. Số giờ dừng SC máy năm 2013 là 1.003,3 giờ ít hơn của năm 2015 là 2.592 giờ.
Chi phí nhân công SC máy năm 2013 là 225 triệu đồng ít hơn năm 2015 là 174 triệu đồng. Năm 2013, chi phí SCBD thấp hơn năm 2015 là 434 triệu đồng, nhưng tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn 5%, thời gian làm việc có ích cao hơn 1,515%.
Các số liệu trong bảng 3.3 cho thấy hiệu quả của việc bảo dưỡng phòng ngừa cho toàn bộ thiết bị hàng năm so với quản lý chạy đến lúc hỏng. Vì vậy, nhà máy, phân xưởng cơ điện cần thay đổi phương pháp quản lý thiết bị hiện nay, thay thế
102
phương pháp quản lý bảo dưỡng chạy đến lúc hỏng bằng phương pháp quản lý bảo dưỡng phòng ngừa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để làm được điều này đòi hỏi các nhà quản lý cần phải thay đổi nhận thức về công tác bảo dưỡng, thấy được vai trò và lợi ích của công tác bảo dưỡng phòng ngừa, sẵn sàng triển khai chương trình bảo dưỡng cho thiết bị. Các nhà quản lý cần thực hiện các công việc cho chương trình bảo dưỡng như sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức bảo dưỡng định kỳ.
- Tổ chức sản xuất hợp lý để dành thời gian cho bảo dưỡng thiết bị.
- Chuẩn bị kinh phí, vật tư cần thiết cho chương trình bảo dưỡng.
- Liên kết, phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện.
3.2.3.2. Tổ chức thực hiện bảo dưỡng hiệu quả
- Thực trạng thiết bị hiện nay của nhà máy nói chung và của phân xưởng cơ điện nói riêng các MMTB đã được đầu tư qua lâu, không được bảo dưỡng định kỳ thường xuyên, do đó một số thiết bị đã xuống cấp hư hỏng nhiều, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả của phương pháp bảo dưỡng là nâng cao hiệu quả khi tổ chức thực hiện. Để đảm bảo sự ổn định tin cậy cho hoạt động của thiết bị, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí chung, công tác bảo dưỡng sửa chữa sẽ tập chung vào những bộ phận chi tiết máy có ảnh hưởng lớn trong sản xuât như:
+ Những chi tiết máy có ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy;
+ Những chi tiết hay bị hỏng nhiều;
+ Những chi tiết có thời gian khắc khục lâu;
+ Những chi tiết đặc chủng không có sẵn ở thị trường trong nước, thời gian mua lâu và giá trành cao.
+ Những chi tiết có chi phí sửa chữa cao.
a. Bảo dưỡng có lựa chọn
Phương pháp bảo dưỡng có lựa chọn khác với phương pháp bảo dưỡng thông thường là công việc bảo dưỡng đươc tuần tự thực hiện theo kế hoạch. Bảo dưỡng có lựa chọn được xây dựng trên cơ sở phân tích các số liệu về số lượng lỗi xuất hiện, thời gian sửa chữa lỗi, được thống kê lại. Các chi tiết làm việc không ổn định, có thời gian sửa chữa lớn, chi phí cao sẽ được ưu tiên bảo dưỡng phòng ngừa trước, công việc bảo dưỡng sẽ được thực hiện hàng quí hoặc trước khi sản xuất loạt lớn. Các chi tiết có thời gian sửa chữa và chi phí sửa chữa ở mức trung bình sẽ được thực hiện bảo dưỡng tiếp theo, với chu kỳ thực hiện là 6 tháng một lần. Các bộ phận hoạt động ổn
103
định, ít hư hỏng có thời gian bảo dưỡng là 1 năm 1 lần được kết hợp với kế hoạch sản xuất của đơn vị.
Căn cứ vào kế hoạch bảo dưỡng, thợ sửa chữa sẽ thực hiện bảo dưỡng các chi tiết theo thứ tự có quyền ưu tiên số 1 rồi đến số 2 và số 3.
Bảng 3.4 - KẾ HOẠCH BẢO DƯỠNG LỰA CHỌN
STT Tên chi tiết Năm 2015 Quyền
ưu tiên
Chu kỳ bảo dưỡng
Số lỗi Thời gian sửa chữa (h) 1 Nhóm máy tiện
Mòn băng máy 9 387 1 3 tháng/lần
Hỏng vòng bi, bánh răng hộp số
3 132 1 3 tháng/lần
Mòn lỗ côn ụ động 6 96 2 6 tháng/lần
Hỏng vòng bi trục chính 2 192 1 3 tháng/lần
Mòn ly hợp 6 276 3 6 tháng/lần
Tổng cộng 26 1.083
2 Máy mài
Hệ thống làm mát 10 78 1 3 tháng/lần
Vòng bi trục chính 2 96 3 6 tháng/lần
Hệ thống thủy lực 5 250 1 3 tháng/lần
Hệ thống điện điều khiển, điện động lực
3 195 2 6 tháng/lần
Tổng cộng 20 619
3 Máy phay, máy bào
Mòn băng máy 11 473 1 3 tháng/lần
104 Hỏng vòng bi, bánh răng
hộp số
5 220 1 3 tháng/lần
Hỏng vòng bi trục chính 2 192 1 3 tháng/lần
Mòn ly hợp, khóa tốc 4 184 3 6 tháng/lần
Hệ thống điện điều khiển, điện động lực
7 455 2 6 tháng/lần
Hệ thống làm mát 11 85,8 1 3 tháng/lần
Tổng cộng 40 1.609,8
4 Máy khoan, doa
Hệ thống làm mát 6 46,8 1 3 tháng/lần
Hệ thống điện điều khiển, điện động lực
4 260 2 6 tháng/lần
Hệ thống mang danh 10 40 1 3 tháng/lần
Tổng cộng 20 346,8
Từ bảng 3.4 ta thấy nhóm máy ưu tiên số 1 là có số lỗi xảy ra cao 74 lần chiếm tỷ lệ 69,8% lỗi của thiết bị. Tiếp theo là các lỗi của nhóm ưu tiên số 2 và số 3 lần lượt là 18,9% và 11,3%. Mục tiêu của bảo dưỡng sửa chữa là giảm các lỗi hư hỏng, tăng tuổi thọ của thiết bị.
b. Loại trừ hoàn toàn nguyên nhân cốt lõi
Việc loại trừ hoàn toàn nguyên nhân cốt lõi gây ra hư hỏng sẽ góp phần làm cho thiết bị hoạt động ổn định. Việc xác định đúng nguyên nhân hư hỏng sẽ góp phần loại trừ hoàn toàn nguyên nhân cốt lõi.
Hiện tại đối với phân xưởng là chưa có thống kê tổng hợp các nguyên nhân gây ra hư hỏng MMTB. Sau khi thống nhất với lãnh đạo phân xưởng bắt đầu từ quý 2/2017 mới tổng hợp để phân tích loại trừ đưa ra các quyết định, bảo dưỡng nhằm giảm chi phí nhỏ nhất và loại trừ nguyên nhân gây ra hư hỏng.
105
MMTB sau khi bảo dưỡng sẽ có được sự đảm bảo ổn định trong hoạt động, không có các hư hỏng, đảm bảo được thời gian sản xuất, tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí cho bảo dưỡng sửa chưa góp phần giảm chi phí chung cho nhà máy.
c. Thực hiện bảo dưỡng tại chỗ
Việc bảo dưỡng và kiểm soát thiết bị hàng ngày sẽ góp phần hạn chế các hư hỏng sảy ra, nhất là các hư hỏng về cơ khí do không được bôi trơn dầu mỡ, do bụi bẩn gây ra góp phần làm giảm thời gian và chi phí sửa chữa MMTB.
Để thực hiện công việc này sẽ giao cho thợ vận hành máy thực hiện. Thợ vận hành máy được đào tạo để có kiến thức tối thiểu về công tác sửa chữa bảo dưỡng, hiểu được nguyên lý hoạt động của máy móc thiết bị. Thợ vận hành là những người thường xuyên tiếp xúc với máy lên họ phát hiện được những biểu hiện bất thường trong quá trình làm việc của thiết bị, họ báo cáo cấp trên để đưa ra quyết định để xử lý khắc phục :
Kế hoạch thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa tại chỗ gồm:
- Huấn luyện kỹ năng bảo dưỡng sửa chữa cơ bản, nguyên lý hoạt động của thiết bị cho thợ vận hành.
- Lập kế hoạch bảo dưỡng phân cấp các công việc bảo dưỡng cho thợ vận hành, trực ca, trực sửa chữa thực hiện.
- Quy định về tác nghiệp giữa thợ sửa chữa và thợ vận hành thiết bị trong công tác bảo dưỡng.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho đợt triển khai tiếp theo.
- Mục tiêu:
+ Giảm thời gian sửa chữa hàng năm;
+ Giảm chi phí sửa chữa hàng năm.
d. Nâng cao chất lượng nhân lực tham gia sửa chữa bảo dưỡng
Chất lượng của nguồn nhân lực luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong mội hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy nói chung và đặc biệt đối với phân xưởng cơ
106
điện nói riêng. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham gia công tác sửa chữa bảo dưỡng sẽ nâng cao hiệu quả của công việc này. Đối với các đối tượng cần phải tham gia chương trình bảo dưỡng ở phân xưởng gồm :
- Quản đốc phân xưởng ;
- Kỹ thuật viên phòng cơ điện, kỹ thuật viên phân xưởng.
- Thợ vận hành thiết bị, thợ tham gia bảo dưỡng thiết bị.
Hàng năm nhà máy, phân xưởng phối hợp với cơ quan huấn luyện đào tạo tổ chức nội dung, trao đổi rút kinh nghiệm trong quá trình tham gia bảo dưỡng của năm trước. Trang bị cho họ những kiến thức về thiết bị và kế hoạch, phương án sửa chữa nâng cao. Phối hợp với các trường trong và ngoài quân đội trang bị những kiến thức mới trong và nước ngoài đang áp dụng từ đó có những kiến thức thực tiễn đối với các dây chuyền của nhà máy và phân xưởng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã tổng hợp một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý máy móc thiết bị hiện nay của nhà máy, và của phân xưởng cơ điện đó là các giải pháp:
Thanh lý các máy móc thiết bị không sử dụng đến nhằm thu hồi vốn, giảm bớt không gian, tăng tỷ lệ lợi nhuận trên TSCĐ.
Nhóm giải pháp về quản lý và tổ chức thực hiện nhằm hoàn thiện công tác bảo dưỡng:
+ Thay đổi phương pháp quản lý đối với thiết bị;
+ Tổ chức thực hiện bảo dưỡng có hiệu quả;
+ Thực hiện bảo dưỡng tại chỗ;
+ Huấn luyện kỹ năng bảo dưỡng.
Mục đích của những giải pháp này là thay đổi nhận thức của các nhà quản lý đối với công tác sửa chữa bảo dưỡng, nâng cao nhận thức của các cá nhân tham gia chương trình bảo dưỡng, nâng cao kỹ năng bảo dưỡng, tổ chức thực hiện bảo dưỡng có hiệu quả để góp phần tăng tuổi thọ cho các thiết bị, tăng khả năng đảm bảo tin cậy trong quá trình làm việc của máy móc thiết bị, giảm chi phí và làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Nhà máy.