Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ QUẢN TRỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý MMTB
a. Nhân tố đảm bảo yếu tố đầu vào cho sản xuất
Nguyên, nhiên vật liệu là các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. MMTB không thể hoạt động thường xuyên, liên tục được, nếu các yêu tố đầu vào này không đảm bảo cung cấp một cách thường xuyên, liên tục. Công tác đảm bảo các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của công tác quản lý và sử dụng MMTB gồm:
- Hệ số sử dụng MMTB về thời gian;
- Hệ số sử dụng MMTB về số lượng;
- Hệ số sử dụng định mức MMTB;
- Hệ số sử dụng thực tế MMTB;
- Hệ số về khả năng huy động công suất;
- Hệ số về kế hoạch cung cấp sản phẩm cũng như khả năng hết khấu hao thiết bị.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng các hệ số trên thì các yếu tố đầu vào phải được
30
cung cấp đúng lúc, kịp thời cả về số lượng, chất lượng và chủng loại.
b. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là một trong các yếu tố gây lên hao mòn hữu hình của MMTB.
Công tác quản lý và sử dụng MMTB cần phải có biện pháp giảm thiểu sự tác động này.
Do đặc điểm khí hậu miền Bắc có mùa nồm độ ẩm cao nên công tác quản lý MMTB gặp nhiều khó khăn. Trong điều kiện như vậy, công tác bảo dưỡng là yếu tố hết sức quan trọng nhằm duy trì khả năng hoạt động thường xuyên của MMTB. Bên cạnh đó, công tác khấu hao cũng có vai trò không kém phần quan trọng, yêu cầu phải tính toán sát sao và chính xác.
c. Nhân tố chất lượng MMTB
Chất lượng MMTB có liên quan nhiều tới nguồn gốc, xuất xứ của MMTB, thời điểm sản xuất và công nghệ sản xuất ra MMTB đó. Với doanh nghiệp thì chất lượng MMTB không phải là nhân tố chủ quan nhưng nó có ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng MMTB. Việc đầu tư mua sắm MMTB cần xuất phát từ nhu cầu của thị trường, dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ, năng lực làm chủ MMTB của người lao động trong doanh nghiệp. Trình độ công nghệ của MMTB áp dụng vào doanh nghiệp phải đảm bảo tính phù hợp với môi trường cả trong và ngoài doanh nghiệp: nhu cầu thị trường, trình độ phát triển của ngành, trình độ công nghệ hiện tại của doanh nghiệp (tay nghề công nhân, khả năng nắm bắt công nghệ mới...), trình độ tổ chức bộ máy quản lý công nghệ trong nhà máy... MMTB có trình độ công nghệ càng cao đòi hỏi công tác tổ chức quản lý càng phức tạp, khó khăn hơn, tuy nhiên hiệu quả mang lại cũng rất lớn nếu làm tốt công tác này.
1.5.2. Các yếu tố bên trong
a. Các nhân tố liên quan đến nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Trong cơ chế thị trường, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với nhu cầu của thị trường. Doanh nghiệp phải trả lời được các câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Việc trả lời câu hỏi sản xuất như thế nào thuộc về trách nhiệm của nhà quản lý và sử dụng MMTB trong doanh nghiệp.
31
Nói cách khác, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quy định trực tiếp tới công tác quản lý và sử dụng MMTB.
MMTB có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp lại dựa trên nhu cầu của thị trường về chủng loại sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, công dụng, và đặc biệt là nhu cầu của thị trường về chất lượng của sản phẩm. từ đó xác định yêu cầu cho công tác quản lý và sử dụng MMTB. Bộ phận quản lý và sử dụng MMTB cần nắm rõ mối quan hệ này nhằm xác định chính xác nhu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại MMTB, đảm bảo quá trình sản xuất được tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả nhất.
Công tác quản lý MMTB còn phải đưa ra những quyết định đâu là thời điểm nên đưa công nghệ mới vào áp dụng; trình độ công nghệ nên ở mức độ nào là thích hợp; nên đổi mới cả dây chuyền công nghệ hay chỉ nên hiện đại hoá ở một khâu nào đó, một công đoạn trong quá trình sản xuất nhằm sử dụng hiệu quả nhất cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp những gì thị trường cần và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.
b. Các nhân tố về con người
Trong các yếu tố của quá trình sản xuất thì con người là yếu tố quan trọng hàng đầu. Từ tư duy của người lãnh đạo cho tới ý thức trách nhiệm và thái độ của người lao động đều có ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp nói chung, tới công tác quản lý và sử dụng MMTB nói riêng.
Để đánh giá chất lượng của người lao động, người ta đánh giá trình độ học vấn và khả năng nhận thức của người lao động. Hai tiêu chuẩn này phản ánh khả năng tiếp thu trình độ công nghệ mới, hiện đại hơn khi doanh nghiệp đưa công nghệ mới vào sản xuất. Hiệu quả sử dụng MMTB phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của người công nhân vận hành. Người công nhân có trình độ tay nghề cao thường có khả năng đánh giá chính xác tình trạng hoạt động của MMTB trong từng thời kỳ sản xuất qua đó cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa và sử dụng MMTB. Bên cạnh đó người công nhân có ý thức, trách nhiệm cao luôn biết yêu quý MMTB như “con”, luôn vận hành máy theo đúng quy
32
trình, quy phạm, tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc an toàn khi vận hành máy, thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng MMTB của doanh nghiệp.
Xét trên góc độ người quản lý, người quản lý giỏi phải là người nắm chắc cả về lý thuyết lẫn kỹ năng thực hành, có khả năng quyết định và đưa ra các sáng kiến cải tiến, những cách thức thao tác vừa đơn giản lại vừa đạt hiệu quả cao. Người quản lý kỹ thuật giỏi cũng cần phải giỏi cả về kinh tế. Bởi lẽ các giải pháp kỹ thuật cần phải xét trên khía cạnh kinh tế vì mục đích đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
c. Các nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Nhân tố này phản ánh khả năng tiếp nhận và vận dụng thành công việc đưa MMTB vào sản xuất. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp là điều kiện cần, là nền tảng ban đầu cho phép sử dụng hiệu quả hay không hiệu quả MMTB của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần căn cứ vào điều kiện này trước khi quyết định đưa loại MMTB nào vào áp dụng trên cơ sở vừa đảm bảo theo đúng xu hướng phát triển của ngành đồng thời có thể tận dụng được cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Doanh nghiệp có thể quyết định đầu tư mới toàn bộ khi biết chắc chắn rằng quyết định đó là đúng đắn, có cơ sở khoa học rõ ràng mặc dù đầu tư ban đầu là rất lớn và có thể hoàn toàn không tận dụng được cái đang có.
d. Các nhân tố thuộc về trao đổi và sử lý thông tin
Ngày nay, thông tin có ý nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Giá trị của thông tin nhiều khi lớn hơn giá trị của các yếu tố vật chất mà doanh nghiệp sẽ đầu tư. Bởi lẽ thông tin là cơ sở đáng tin cậy nhất khi đưa ra một quyết định. Một quyết định mà doanh nghiệp đưa ra chỉ đúng đắn và đáng tin cậy khi có đầy đủ thông tin.
Để đảm bảo khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp không chỉ biết tới việc làm tốt công việc của mình mà còn phải biết doanh nghiệp khác làm gì, làm như thế nào.
Trong đó có cả các đối thủ của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp phấn đấu làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy khi quyết định đầu tư vào công việc thu thập và xử lý thông tin là một sự đầu tư đúng đắn và sẽ là có giá trị hơn nếu công việc này đi trước một bước so với đối thủ cạnh tranh.
Người quản lý không còn bó hẹp công việc quản lý của mình trong nội bộ
33
doanh nghiệp mà cần phải nắm được những thay đổi về công nghệ trong phạm vi ngành mình cũng như trong phạm vi toàn xã hội, toàn cầu nhằm lựa chọn cho doanh nghiệp những công nghệ phù hợp nhất với xu hướng phát triển của toàn xã hội. Nếu không nắm được nguồn thông tin này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tồn tại trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên công nghệ thông tin.