CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3. Quản trị rủi ro tín dụng
1.3.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng
Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: Theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo đƣợc những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập đƣợc bảng liệt kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: Lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề. Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro.
Hiệp ƣớc Basel II cơ bản có 2 công cụ chính đánh giá rủi ro tín dụng là: Chấm điểm tín dụng (Credit scoring) đối với KH cá nhân và Xếp loại tín dụng (Credit rating) đối với KH doanh nghiệp.
Chấm điểm tín dụng áp dụng với KH cá nhân: Áp dụng trong hệ thống NH để đánh giá mức độ RRTD đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính, các thông tin cần thiết trong giấy đề nghị vay vốn (NH có thể yêu cầu KH cung cấp thêm giấy tờ chứng minh các thông tin kê hai trong đơn đề nghị vay vốn) cùng với các thông tin khác về KH do NH thu thập, đƣợc nhập vào máy tính, thông qua hệ thống thông tin tín dụng để phân tích, xử lý bằng phần mềm đã cài đặt sẵn để cho điểm. Kết quả chỉ ra mức độ RRTD của người vay.
Xếp loại tín dụng áp dụng đối với doanh nghiệp: Có đủ báo cáo tài chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳ phục vụ cho việc xếp loại. Áp dụng rộng rãi, không những trong hoạt động NH, kinh doanh chứng khoán mà còn trong kinh doanh thương mại, đầu tư. Xếp loại tín dụng phân tích tài chính như: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu nợ, nhóm chỉ tiêu doanh lợi... những chỉ số có thể đo lường được 1 cách cụ thể.
Tổn thất tín dụng được tính toán theo công thức sau:
EL = PD x EAD x LGD
EL: Expected Loss: Tổn thất tín dụng ƣớc tính
PD: Probability of Default: Xác xuất không trả đƣợc nợ
EAD: Exposure at Default: Tổng dƣ nợ của KH tại thời điểm không trả đƣợc nợ LGD: Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ƣớc tính
* PD: NH phải căn cứ trên số liệu dƣ nợ của KH trong vòng ít nhất là 5 năm, bao gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi đƣợc.
* EAD: Đối với các khoản vay có kỳ hạn, việc xác định EAD là dễ dàng. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng thì lại khá phức tạp. Theo thống kê của Basel thì tại thời điểm không trả được nợ, KH thường có xu hướng rút vốn vay xấp xỉ hạn mức đƣợc cấp
* LGD gồm tổn thất về khoản vay và các tổn thất khác phát sinh khi KH không đƣợc trả nợ, đó là lãi suất đến hạn nhƣng không đƣợc thanh toán và các chi phí hành
hính có thể phát sinh nhƣ chi phí xử lý tài sản thế chấp. chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan
LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD
Số tiền có thể thu hồi gồm các khoản tiền mà KH trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố
LGD = 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi đƣợc
Tóm lại: khi NH cho vay các KH tốt, rủi ro kinh doanh của KH giảm xuống tất yếu dẫn đến RRTD giảm.
Một số mục tiêu đạt đƣợc.
Tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ cán bộ tín dụng. Để đánh giá khả năng của cán bộ tín dụng, không những chỉ có chỉ tiêu dƣ nợ, số lƣợng KH mà phải đặc biệt quan tâm đến chất lƣợng của các khoản tín dụng đƣợc cấp.
Giúp NH xác định chính xác giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả cho việc chứng khoán hóa các khoản vay sau này (nếu có), nhằm hạn chế rủi ro.
Xác định tổn thất ƣớc tính sẽ giúp NH xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dự phòng RRTD. Trích lập dự phòng hiệu quả, đơn giản, tăng cường sử dụng vốn.
Xác định xác suất vỡ nợ (PD) giúp NH nâng cao đƣợc chất lƣợng của việc giám sát và tái xếp hạng KH sau khi cho vay.
1.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng:
Lƣợng hóa rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lƣợng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng nhƣ để trích lập dự phòng rủi ro. Sau đây là các mô hình được áp dụng tương đối phổ biến.
Mô hình đị nh tính về rủi ro tín dụng – Mô hình 6C
Đối với mỗi khoản vay của khách hàng, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không ? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh-6C” của khách hàng bao gồm:
- Tư cách người vay (Character): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
- Năng lực của người vay (Capacity): Tùy thuộc vào quy định pháp luật của quốc gia. Đòi hỏi người đi vay phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
- Thu nhập của người đi vay (Cash): Trước hết, phải xác định được nguồn trả nợ của người vay như luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản, hoặc tiền từ phát hành chứng khoán …
- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là điều kiện để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
- Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng.
Mô hình định lượng - Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & poor:
Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng khoản cho vay. Việc xếp hạng này đƣợc thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tƣ nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất. Đối với Moody xếp hạng cao nhất từ Aaa nhƣng với Standard & Poor thì cao nhất là AAA.
Việc xếp hạng giảm dần từ Aaa (Moody) và AAA (Standard & Poor) sau đó thấp dần để phản ánh rủi ro không đƣợc hoàn vốn cao. Trong đó, chứng khoán (khoản cho vay) trong 4 loại đầu đƣợc xem nhƣ loại chứng khoán (cho vay) mà ngân hàng nên đầu tƣ, còn các loại chứng khoán (khoản cho vay) bên dưới được xếp hạng thấp hơn thì ngân hàng không đầu tƣ (không cho vay).
Nhƣng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những chứng khoán (khoản cho vay) tuy đƣợc xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhƣng lại co lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận đầu tƣ vào các loại chứng khoán (cho vay) này.
Moody’s Standard & Poor’s
Xếp hạng Tình trạng Xếp hạng Tình trạng
Aaa Chất lƣợng cao nhất AAA Chất lƣợng cao nhất
Aa Chất lƣợng cao AA Chất lƣợng cao
A Chất lƣợng vừa cao A Chất lƣợng vừa cao
Baa Chất lƣợng vừa BBB Chất lƣợng vừa
Ba Nhiều yếu tố đầu cơ BB Chất lƣợng vừa thấp hơn
B Đầu cơ B Đầu cơ
Caa Chất lƣợng kém CCC - CC Đầu cơ có rủi ro cao Ca Đầu cơ có rủi ro cao C Trái phiếu có lợi nhuận
C Chất lƣợng kém nhất DDD - D Không đƣợc hoàn vốn
Đánh giá xếp hạng khách hàng phải thông qua nhiều yếu tố nhƣ: Uy tín của khách hàng vay trả đúng hạn, cơ cấu vốn của khách hàng, trình độ quản trị, thương hiệu, đặc thù ngành. Mức độ biến động của thu nhập, TSĐB, nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường, lãi suất thị trường, chỉ số sinh lời, hàng tồn kho...
Nhận xét mô hình:
Ƣu điểm: Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế
Nhƣợc điểm: Mô hình chƣa thực sự phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam do các doanh nghiệp ở Việt Nam thường chạy song song 2 báo cáo tài chính
1.3.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã đƣợc tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệt hại.
Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: với những khoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việc chấp nhận mức thiệt hại. Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, NH né tránh rủi ro bằng cách hạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng.
Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi ro đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro cũng nhƣ tổn
thất. Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ phân tán rủi ro, và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái sinh.
1.3.3.4. Tài trợ rủi ro tín dụng:
Theo công bố của Ủy ban Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp đƣợc mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, NH đƣợc sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp.
Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, NH có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã đƣợc xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp. Mặc dù nguồn vốn này đƣợc trích lập từ chi phí kinh doanh nhƣng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi của cổ đông làm giảm uy tín của NH trên thị trường.
Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, NH phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp. Nếu khả năng quản trị rủi ro yếu kém gây ra mức tổn thất cao, vốn tự có của NH sẽ bị hao mòn, quy mô tài chính và khả năng cạnh tranh của NH sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: Tham gia bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng, xử lý TSĐB để thu hồi nợ …