CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
2.4. Đánh giá chung về công tác tín dụng và phòng ngừa RRTD tại Ngân hàng
2.4.1. Những mặt đạt được
Hệ thống thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng áp dụng theo mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng hiện đại, đƣợc thực hiện trên hệ thống quản lý phần mềm đồng thời các chỉ tiêu chấm điểm có xem xét đến các tác động với doanh nghiệp nhƣ trình độ quản lí, ảnh hưởng ngành, chính sách nhà nước, các thay đổi từ nền kinh tế…
giúp cho việc đánh giá đầy đủ và chính xác hơn.
Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh khá hiện đại đã có sự phân tách, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ từ đó hạn chế đƣợc phần lớn việc cấu kết giữa cán bộ tín dụng và ngân hàng.
Quy trình cấp tín dụng rõ ràng, chi tiết và khá minh bạch, cụ thể hóa từng bước công việc thực hiện và thống nhất đến các phòng ban.
Tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh khá cao, phải có kinh nghiệm làm việc lâu năm tại vị trí cán bộ tín dụng, có trình độ chuyên môn cao
đáp ứng đƣợc yêu cầu về quản lý rủi ro, thẩm định khách hàng qua đó giúp hạn chế rủi ro về sự yếu kém trong phân tích rủi ro khách hàng.
2.4.2. Những mặt hạn chế
2.4.2.1. Công tác thẩm định cho vay, thẩm định tài sản đảm bảo, thẩm định rủi ro tín dụng độc lập còn một số hạn chế
Công tác thẩm định ở một số khách hàng vay còn mang tính hình thức: CBTD chƣa phân tích sâu tình hình quan hệ tín dụng của một số khách hàng vay với các TCTD, chƣa thẩm định kỹ các thông tin để đánh giá năng lực của một số khách hàng về tài chính, về quản lý SX-KD, tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, nhu cầu thực sự về vốn vay, cho nên đã dẫn đến những sai sót trong quyết định cho vay chẳng hạn như đối với những phương án không có hiệu quả nhưng vẫn được cấp vốn.
Có một số trường hợp TSĐB được hình thành từ vốn vay (tài sản chưa hình thành) chƣa thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.
Định giá TSĐB thiếu căn cứ, vi phạm các quy định hiện hành của VietinBank nhƣ:
• Định giá giá trị quyền sử dụng đất lớn hơn 70% giá thị trường hoặc định giá giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp cao hơn nhiều lần so với khung giá quy định.
• Việc thẩm định chƣa thực hiện theo đúng quy trình (có một số hồ sơ đảm bảo không thành lập tổ định giá, không thu thập thông tin giá thị trường để làm cơ sở định giá cho tài sản nhận đảm bảo).
Không thực hiện đúng nguyên tắc thẩm định RRTD độc lập: Một số cán bộ phòng không thực hiện thẩm định RRTD độc lập đầy đủ theo quy định; trường hợp có thẩm định thì chỉ mang tính hình thức và nội dung báo cáo thẩm định đƣợc sao chép từ nội dung thẩm định của phòng khách hàng dẫn đến chất lƣợng thẩm định còn thấp, chƣa cảnh báo đƣợc những rủi ro tiềm ẩn để đề xuất những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
2.4.2.2. Thông tin được thu thập chưa đầy đủ và chính xác
Để ngân hàng có cơ sở cấp Giới hạn tín dụng cũng nhƣ tăng hạn mức tín dụng cho một khách hàng thì phải cập nhật đƣợc kịp thời và đầy đủ các thông tin của khách hàng nhƣ uy tín, tình hình tài chính, tình hình hoạt động, mối quan hệ với các đối tác, tình hình quan hệ tín dụng với các ngân hàng. Nhƣng thực tế, khi tiến hành cấp GHTD hay tăng hạn mức tín dụng cho khách hàng, CBTD không thực hiện vấn tin CIC để
biết tình hình quan hệtín dụng và TSĐB của khách hàng tại các TCTD, không phân tích tình hình tài chính của khách hàng tại thời điểm xét GHTD mà lại phân tích tình hình tài chính thời điểm quá xa, không đi thực tế kiểm tra tình hình hoạt động hiện tại của khách hàng. Nhƣ vậy, kết quả thẩm định không còn chính xác, dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm và nguy cơ phát sinh RRTD là rất lớn.
2.4.2.3. Vi phạm việc cập nhật thông tin, sửa đổi thông tin của khoản vay trong hệ thống dữ liệu
Khi biết những khoản vay sắp đến hạn đóng lãi hoặc trả nợ gốc nhƣng khách hàng chƣa có khả năng trả đƣợc, để không phải chuyển nhóm nợ đối với món vay này, ngân hàng đã điều chỉnh kỳ đóng lãi, kỳ trả nợg ốc theo hướng kéo dài thêm một khoản thời gian nhất định. Điều đó, làm ảnh hưởng đến việc phân loại nợ, đánh giá chất lƣợng các khoản vay và đặc biệt là không chính xác trong việc tính và trích lập dự phòng RRTD.
2.4.2.4. Tài sản thế chấp được xem trọng hơn hiệu quả của phương án vay vốn
Khi giải quyết cho vay, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà ngân hàng cần phải quan tâm đó là đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án vay vốn, vì nguồn trả nợchính của khoản vay đƣợc lấy từ kết quả kinh doanh. Thực tế, hầu hết các thông tin và số liệu mà khách hàng cung cấp không còn chuẩn xác nên để giải quyết cho vay, cán bộ ngân hàng thường đánh giá cao TSĐB và xem TSĐB là nguồn thu nợ hữu hiệu khi có RRTD xảy ra. Tuy nhiên, khi RRTD xảy ra ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý TSĐB để thu nợ vì hồ sơ thủ tục pháp lý rườm rà, phải có thời gian thụ lý hồ sơ, phải đƣợc sự hợp tác của chủ tài sản là đồng ý xử lý tài sản để thu hồi nợ…
2.4.2.5. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức
Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích, ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các chi nhánh chƣa đƣợc thực hiện thường xuyên. Nguyên nhân có thể là sợ gây phiền hà cho khách hàng hoặc không có thời gian nên CBTD chỉ thực hiện kiểm tra chiếu lệ, mang tính hình thức.
Nghiêm trọng hơn, CBTD không đi thực tế xuống đơn vị để kiểm tra sổ sách và kho
hàng mà chỉ căn cứ trên các chứng từ hóa đơn do khách hàng cung cấp đểghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài, chƣa cập nhật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động thực tế tại thời điểm kiểm tra.
2.4.2.6. Năng lực của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngân hàng còn hạn chế Theo mô hình kinh doanh hiện đại của hệ thống VietinBank thì mỗi một chi nhánh đều phải có phòng/tổkiểm tra kiểm soát nội bộ để công việc thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động của ngân hàng được thường xuyên và thuận lợi. Nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ là phát hiện và cảnh báo những sai sót trong quá trình hoạt động để đề xuất những biện pháp khắc phục hoặc phòng ngừa kịp thời, nhằm hạn chế đƣợc RRTD. Điều đó đòi hỏi các cán bộ kiểm tra, kiểm soát phải có năng lực chuyên môn cao, có khảnăng phân tích tốt, có nhiều kinh nghiệm và am hiểu các văn bản, chế độ. Tuy nhiên, ở các chi nhánh vẫn còn hạn chế trong việc bốtrí cán bộ có đủ năng lực ở bộ phận kiểm tra, kiểm soát làm cho chất lƣợng kiểm tra, đánh giá chƣa cao, ảnh hưởng đến công tác QTRRTD.
2.4.2.7. Công tác đào tạo cán bộ chưa được quan tâm đúng mức
Thực hiện theo chỉ đạo của VietinBank, chi nhánh Nam Định đã chú trọng đến việc phát triển mở rộng mạng lưới hoạt động tại địa phương hơn trước đây. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực của các chi nhánh chƣa đƣợc chuẩn bị kịp thời, số lƣợng nhân viên chủ chốt để đáp ứng cho HĐKD vẫn còn thiếu. Việc bố trí nhân sự cho các Phòng giao dịch mới thành lập cũng nhƣ việc di chuyển sang các NHTM khác của một số cán bộ, nhân viên tín dụng càng làm thiếu hụt nguồn nhân lực cho lĩnh vực tín dụng.
Điều này cho thấy với lực lƣợng nhân viên còn ít kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn cũng nhƣcông tác đào tạo, quy hoạch nguồn nhân lực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức thì khả năng để hạn chế RRTD sẽ rất khó khăn.
2.4.2.8. Phẩm chất đạo đức của một số nhân viên ngân hàng bị tha hóa
Lĩnh vực hoạt động tín dụng là một lĩnh vực rất nhạy cảm, vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải tuyển chọn những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, không vì quyền lợi cá nhân. Thực tế, vì tƣ lợi cá nhân khi cho vay, có một số CBTD chỉ thẩm định qua loa, chiếu lệ để khách hàng đƣợc nhận tiền vay khi khoản vay chƣa thẩm định kỹ theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.
ẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 tác giả đã tóm lược quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định. Mô tả chính sách, quy trình tín dụng, hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng hiện hành của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định. Nêu lên thực trạng rủi ro tín dụng hiện nay ở Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định, đồng thời phân tích kết quả khảo sát thực tế để tìm ra những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định từ đó đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
CHƯƠNG 3