CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
2.2. Thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định
2.2.2. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định
2.2.2.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng
Né tránh rủi ro :
Kỹ thuật này đƣợc thể hiện khá rõ nét thông qua chính sách khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Nam Định. Mục tiêu chính sách nhằm chọn lọc khách hàng vay vốn, chủ động né tránh rủi ro tín dụng bằng chính sách cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ đƣợc Ngân hàng TMCP Công thương Nam Định xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm. Các khách hàng với các mức xếp hạng khác nhau sẽ đƣợc áp dụng chính sách cho vay và mức tài sản đảm bảo khác nhau.
Ngăn ngừa rủi ro
Kỹ thuật này được Ngân hàng TMCP Công thương Nam Định triển khai áp dụng thông qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ qua nhiều công đoạn xử lý đảm bảo sự
tách bạch giữa các chức năng và quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng nhằm phát huy nguyên tắc bỏ phiếu trong quyết định cho vay.
Quy trình tín dụng
Quy trình đảm bảo tính độc lập các công đoạn trong quá trình xét duyệt tín dụng, tách bạch đƣợc các chức năng, có thể hạn chế RRTD phát sinh. Tuy nhiên trên thực tế thời gian phê duyệt tín dụng sẽ bị kéo dài do ý kiến không đồng nhất giữa các bộ phận, làm giảm khả năng cạnh tranh ngân hàng.
Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng
Ngân hàng TMCP Công thương Nam Định thực hiện phân quyền cho các cho các Phòng ban xử lý tín dụng căn cứ mức uỷ quyền mà TSC áp dụng cho chi nhánh.
Việc phân quyền căn cứ trên cơ sở quy mô, chất lƣợng từng phòng ban, trình độ năng lực cũng nhƣ kinh nghiệm của từng cán bộ trong phòng, trong đó lãnh đạo phòng phụ trách tín dụng là một trong các yếu tó quan trọng quyết định mức phân quyền.
Bảng 2.6: Mức phân quyền tín dụng chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Nam Định
Đơn vị: tỷ đồng STT Tên Phòng/ban Mức phân quyền
Ghi chú
KHDN KHCN
01 Phòng KHDN 2 0
02 Phòng KH bán lẻ 0 0,5
03 Phòng GD 1 0,5
04 Phó Giám đốc 5 2
(Nguồn: Quyết định phân quyền của Ngân hàng TMCP Công thương Nam Định năm 2012-2013)
Bỏ phiếu trong quyết định cho vay
Đây chính là việc phát huy trí tuệ tập thể, ra các quyết định tín dụng dựa trên cơ sở Hội đồng tín dụng chi nhánh. Khi phát sinh các trường hợp phức tạp, có giá trị lớn hoặc vượt thẩm quyền chi nhánh phải trình Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thì phải tiến hành triệu tập Hội đồng tín dụng cơ sở. Thành phần Hội đồng do Giám đốc chi nhánh với tƣ cách là Chủ tịch hội đồng quyết định nhƣng tối thiểu phải có các thành phần sau: Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, Trưởng Phòng KH, Tổ quản lý nợ, Phòng phát sinh khoản tín dụng.
Hội đồng làm việc và ra quyết định tín dụng trên cơ sở bỏ phiếu kín, kết quả dự trên đa số, trường hợp bất đồng ý kiến, chủ tịch sẽ là người ra quyết định
Kỹ thuật giảm thiểu tổn thất
Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Nam Định sử dụng kỹ thuật này cơ bản dựa vào tài sản đảm bảo với cơ chế linh hoạt trong việc cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo và phương pháp định giá khoa học nhằm hạn chế thấp nhất sự trƣợt giá tài sản đảm bảo khả năng giảm thiểu tổn thất khi xảy ra RRTD. Chính sách cho phép mở rộng đối tƣợng tài sản đảm bảo (đƣợc phép nhận cả những tài sản chƣa hoàn thiện giấy tờ sở hữu) cho thấy quan điểm rất tiến bộ của Ngân hàng TMCP Công thương. Tuy nhiên với hệ số điều chỉnh kèm theo đã thể hiện sự thận trọng của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Nam Định với “nguồn thu nợ thứ hai” này. Có thể nhận thấy sự linh hoạt trong quá trình điều chỉnh chính sách này là một kênh giám sát RRTD rất hữu hiệu.
Đa dạng hoá rủi ro :
Trong hoạt động tín dụng, việc phân tán rủi ro đƣợc thực hiện thông qua việc phân tán dƣ nợ và đồng tài trợ. Trong thời gian qua, chi nhánh đã thực hiện thành công một số trường hợp đồng tài trợ. Đó là những khoản tín dụng lớn, khó xác định được mức độ rủi ro mà một mình ngân hàng không đủ khả năng cho vay. Biện pháp này ngân hàng cần phát huy trong thời gian tới vì tuy phải chia sẻ lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ khác nhƣng bù lại nó đảm bảo chắc chắn hơn kết quả sẽ thu đƣợc từ việc đầu tư. Biện pháp này còn giúp ngân hàng mở rộng kinh doanh, tăng cường uy tín trên thị trường, tiếp thu kinh nghiệm.
Mặt khác, chi nhánh luôn thực hiện theo chỉ đạo tín dụng của TSC trong từng thời kỳ: tập trung tăng trưởng dư nợ, khách hàng đối với những ngành nghề có tiềm năng và đan phát triển: dầu khí, dệt may…, hạn chế tín dụng đối với các ngành nghệ có cấu hiệu suy giảm: lâm sản, vật liệu xây dựng, đóng tầu. Và không cấp tín dụng đối với ngành nghề rủi ro cao: cầm đồ, hụi họ…
Một số biện pháp kiểm soát rủi ro khác
Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro
Thông tin tín dụng là khởi đầu cho hoạt động kinh tế và một quyết định đầu tƣ tín dụng. Nếu hệ thồng thông tin tín dụng không có đầy đủ dữ liệu hoặc không chính
xác thì việc phân tích khách hàng của ngân hàng sẽ gặp khó khăn và không thực sự hoàn chỉnh.
Chi nhánh đã thường xuyên cập nhật, làm mới hệ thống thông tin và có sự kiểm định đánh giá độ chính xác với các kênh:
+ Từ hồ sơ vay vốn của khách hàng vay vốn
+ Điều tra qua việc thâm nhập thực tế, vấn tin từ các tổ chức nhƣ trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN
+ Ngoài ra còn có thể thu thập tin tức từ các đối tác của các khách hàng hay các ngân hàng bạn.
+ Chủ động quan hệ với các Sở ban ngành và xin thông tin về KH: Sở Kế hoạch đầu tƣ, Ban Quản lý KCN, Cục Thuế, BHXH….
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Việc giảm sát và kiểm tra sau vay là một đòi hỏi cấp thiết đƣợc đặt ra cho Ngân hàng nói chung và chi nhánh Nam Định nói riêng. Không chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính, các cán bộ chi nhánh đã chủ động xuống tận cơ sở để kiểm tra, việc kiểm tra phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, nên tiến hành mỗi quý một lần. Theo dõi tình hình thị trường, ngành hàng sản xuất kinh doanh của khách hàng có ảnh đến vốn vay của ngân hàng. Đánh giá lại tài sản thế chấp theo giá hiện hành, nếu giảm so với giá thế chấp cần phải bổ sung tài sản thế chấp khác hoặc dư nợ giảm tương ứng