Thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải pháp cải thiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Trang 37 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT

2.2. Thực trạng RRTD và công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định

2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng và RRTD tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định

2.2.1.1. Tình hình dư nợ

Hoạt động tín dụng đƣợc coi là hoạt động chính của chi nhánh và thu nhập trong hoạt động này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập. Đây cũng là hoạt động chứa nhiều rủi ro nhất, vì vậy Chi nhánh không những chú trọng phát triển dƣ nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế, mà còn quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc cấp, tăng trưởng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

Biểu đồ 2.1: Tình hình tăng trưởng dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định giai đoạn 2010 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010-2013 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định)

Tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm đều tăng trưởng. Cụ thể: năm 2010, có mức tổng dƣ nợ cho vay là 1.906 tỷ đồng, sang năm 2011 đạt 2.338 tỷ đồng, tăng 432 tỷ đồng, ứng với mức tăng 22%, đây là một mức tăng tương đối cao. Đến năm 2012, chi nhánh tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng hoạt động tín dụng, tổng dư nợ cho vay tăng cao lên tới 2.460 tỷ đồng, tăng 122 tỷ đồng so với năm 2011, ứng với mức tăng 5%.

Đến năm 2013, mặc dù nền kinh tế gặp khó khăn nhƣng hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn duy trì ổn định, tổng dƣ nợ năm 2013 đạt 2.389 tỷ đồng.

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ

2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu dư nợ theo hạn cho vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010-2013 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định)

Biểu đồ 2.3 Cơ cấu dư nợ theo đối tượng vay tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ ngắn hạn Dư nợ trung, dài hạn Tổng dư nợ

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Dư nợ KHDN Dư nợ KHCN Tổng dư nợ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010-2013 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định)

Qua 2 biểu đồ trên ta thấy, cơ cấu dƣ nợ của chi nhánh đƣợc phân theo thời hạn vay và đối tƣợng vay. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay tập trung chủ yếu ở khách hàng doanh nghiệp, đây cũng là khách hàng mục tiêu của CN, cụ thể tỷ trọng dƣ nợ khách hàng doanh nghiệp từ năm 2010 – 2013 chiếm lần lƣợt 72%, 65%, 65%, 66% trong tổng dƣ nợ cho vay của toàn chi nhánh, điều này cũng giải thích vì sao tỷ trọng dƣ nợ cũng tập trung lớn ở thời hạn cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, chi nhánh đã chú trong tăng trưởng dư nợ ở nhóm KHCN vì với xu thế hội nhập, ngân hàng bán lẻ đang là xu hướng của các ngân hàng, phát triển KHCN mới mang lợi nhiều phí dịch vụ kèm theo và giảm thiểu rủi ro cho chi nhánh.

Mặt khác, tỷ lệ dƣ nợ ngắn hạn chiếm ƣu thế trong toàn bộ dƣ nợ có mặt tích cực là giúp chi nhánh tăng khả năng thích ứng, điều chỉnh nhanh với biến động của thị trường do những khoản vay ngắn hạn, thường có thời gian đáo hạn sớm, tập trung vào cho các doanh nghiệp vay bổ sung vốn lưu động do đó tạo ra mối quan hệ thân thiết với khách hàng từ đó kết hợp bán chéo các sản phẩm, tăng nguồn thu cho ngân hàng.

2.2.1.3. Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đƣợc tính là lấy DSTN chia cho DSCV thể hiện khả năng thu hồi nợ của NH hay là khả năng trả nợ của khách hàng. Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của NH, chỉ tiêu này cho ta thấy trong một đồng vốn cho vay thì ta thu hồi nợ đƣợc bao nhiêu đồng. Hệ số này càng cao càng thể hiện đồng vốn cho vay của NH an toàn và công tác thu hồi nợ tốt. Tuy nhiên hệ số này phải phù hợp với DSCV, DSTN tại ngân hàng.

Bảng 2.2: Hệ số thu hồi nợ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định giai đoạn 2010-2013

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số thu nợ 2.035 2.367 2.784 2.521

Doanh số cho vay 2.638 2.799 2.906 2.450

Hệ số thu hồi nợ (%) 77 85 96 103

Tốc độ tăng (giảm) DSCV (%) Tốc độ tăng (giảm) DSTN (%)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010-2013 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định)

Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ năm 2010 và năm 2013 đạt trên 77% thể hiện việc cho vay và thu nợ tương đối hiệu quả, đảm bảo khả năng tăng trưởng ổn định. Đặc biệt hệ số này có xu hướng tăng qua các năm thể hiện mức độ an toàn của chi nhánh ngày đƣợc cải thiện. Đặc biệt lă năm 2013, hệ số này vƣợt 100%, tuy nhiên trong đó cũng phần nào phản ánh xu thế khó khăn trong việc tăng trưởng dư nợ do khó khăn chung của nền kinh tế

2.2.1.4. Tình hình nợ quá hạn

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định giai đoạn 2010-2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng dƣ nợ 1.906 2.338 2.460 2.389

Nhóm 1 99,7% 100% 99,2% 99,1%

Nhóm 2 0,3% 0,5% 0,2%

Nhóm 3 Nhóm 4

Nhóm 5 0,3% 0,7%

Tỷ lệ Nợ quá hạn 0,3% 0 0,8% 0,9%

Tỷ lệ Nợ xấu 0 0 0,3% 07%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh từ 2010-2013 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định)

Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong hai năm 2010 và 2011 là không có, điều này phản ánh chất lƣợng nợ tại chi nhánh là rất tốt. Mặc dù năm 2010 có phát sinh nợ Nhóm 2 nhƣng năm 2011 chi nhánh đã xử lý dứt điểm.

Tuy nhiên năm 2012 nợ nhóm 2 của chi nhánh tăng mạnh, trong khi năm 2011 tỷ chi nhánh không có nợ nhóm 2 nhƣng lại tăng lên 0,5% vào năm 2012, nguyên nhân của NQH nhóm 2 tăng nhanh là do năm 2012 CN có phát sinh một số doanh nghiệp về lâm sản gặp khó khăn và mất khả năng thanh toán.

Sang năm 2012, CN tích cực xử lý nợ nhóm 2 của nhóm KH này nên đến cuối năm 2013 tỷ lệ nợ nhóm 2 của chi nhánh giảm xuống còn 0,2% nhƣng tỷ lệ nợ xấu lại tăng do nhóm khách hàng vận tải biển. Việc xử lý nhóm nợ này CN gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là thời gian xử lý nợ rất vất vả cho CN, nhƣng qua đó cũng cho ta thấy CN cũng đã rất tích cực trong việc xử lý và thu hồi nợ.

So sánh tỷ lệ nợ xấu của VietinBank với các ngân hàng TMCP trên địa bàn Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ xấu các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn

2010-2013

Đơn vị: %

STT Tên TCTD Tỷ lệ nợ xấu

Chênh lệch Năm 2012 Năm 2013

01 Vietinbank 0,3 0,7 0,4

02 BIDV 0,5 1,8 1,3

03 Vietcombank 0 0,2 0,2

04 Agribank 0,7 1,3 0,6

05 Maritime Bank 0,4 1.7 1,3

(Nguồn báo cáo tài chính, báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012 – 2013 của ngân hàng BIDV, VietinBank, Maritime Bank, Vietcombank, Agribank)

Năm 2012 là năm nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể, phá sản cũng nhƣ mất khả năng thanh toán, dẫn tới nợ xấu của các ngân hàng đều tăng cao. VietinBank cũng là ngân hàng không ngoại lệ, mặc dù có tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 0,7% ở mức thấp so với các NH khác và vẫn đảm bảo thấp hơn tỷ lệ nợ xấu cho phép của NHNN là 3% song tốc độ tăng nợ xấu của VietinBank so với năm 2013 khá cao, tăng gấp đôi (tương ứng tăng 0,4%) tuy nhiên các ngân hàng khác trên cùng địa bàn ngoại trừ Vietcombank (mới thành lập năm 2012) có tỷ lệ nợ xấu cao hơn (đều cao hơn 1%) và tốc độ tăng tỷ lệ nợ xấu so với năm 2012 đều cao hơn VietinBank. Cụ thể: So với năm 201, tỷ lệ nợ xấu năm 2013 của BIDV tăng 1,3%, Agribank tăng 0,6%. Ngân hàng Maritimebank có mức tăng tỷ lệ nợ xấu năm 2012 và năm 2013 tương ứng là 0,4%; 1,7%, mức tăng đều cao hơn VietinBank. Trước tỷ lệ nợ xấu tăng cao so với năm 2012, cho thấy rủi ro tín dụng của VietinBank ngày càng tăng vì vậy VietinBank cần có nhiều biện pháp xử lý nợ cũng nhƣ nâng cao công tác thẩm định nhằm tăng chất lƣợng tín dụng cho toàn hệ thống.

So sánh tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Nam Định với các chi nhánh trên cùng khu vực

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ nợ xấu của một số chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương trên khu vực giai đoạn 2012 – 2013

STT Tên TCTD Tỷ lệ nợ xấu

Chênh lệch Năm 2012 Năm 2013

01 Vietinbank Nam Định 0,3 0,7 0,4

02 Vietinbank TP Nam Định 0,1 0,4 0,3

03 Vietinbank Ninh Bình 0,4 0,9 0,5

04 Vietinbank Hà Nam 0,2 0.6 0,4

05 Vietinbank 1,4 0,8 -0,6

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương năm 2012-2013)

Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 và 2013 của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Nam Định ở mức bình quân so với các chi nhánh trên Khu vực 4 và cả toàn hệ thống VietinBank. Cụ thể: Toàn hệ thống tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 1,4% và năm 2013 tỷ lệ này ở mức 0,8%. Các chi nhánh đều tăng, Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trên khu vực là CN Ninh Bình, tỷ lệ nợ xấu năm 2012 là 0,4% nhƣng tăng lên 0,9%, đa số nợ xấu của CN là do cho vay các doanh nghiệp sản xuât kinh doanh vật liệu xây dựng, đặc biệt là mặt hàng ximăng, do tình hình biến động thị trường và kinh doanh yếu kém nên doanh nghiệp không có khả năng thanh toán.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và đề xuất một số giải pháp cải thiện tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Nam Định (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)