Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.4. Khu vực nghiên cứu

2.4.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.738 ha, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố chỉ sau huyện Sóc Sơn huyện Ba Vì. Dân số 339.469 người. Trong đó, người dân tộc Kinh chiếm đại đa số, có 01 thôn dân tộc Mường (Đồng Ké, xã Trần Phú); ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở rải rác tại các xã, thị trấn.

2.4.2.2. Địa hình

Qua bản đồ địa hình dưới đây, ta thấy địa hình của huyện Chương Mỹ được chia làm 3 vùng rõ rệt: Vùng Đồi gò, vùng “Núi sót” và vùng Đồng bằng với hệ thống sông Bùi - sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng đã tạo nên cho huyện Chương Mỹ rất nhiều những cảnh quan thiên nhiên đẹp và thu hút khách thăm quan như Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc các xã huyện Ba Vì, Phụng Châu, Tiên Phương, Thủy Xuân Tiên.

Hình 2.3. Bản đồ địa hình huyện Chương Mỹ

Nguồn: https://chuongmy.hanoi.gov.vn

2.4.2.3. Khí hậu

Khí hậu tại huyện Chương Mỹ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, bao gồm hai mùa nóng, lạnh: Mùa nóng và mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô ráo kéo

dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa hai mùa đó sẽ có hai thời kỳ chuyển tiếp là tháng 4 và tháng 10.

- Mùa nóng: Khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Nam, nhiệt độ trung bình từ 27 đến 29 độ C, mưa chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 9 với lượng mưa trung bình là 1.676 mm.

- Mùa lạnh: Thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa ẩm ướt, hướng gió chủ đạo là hướng Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 23 độ C trong đó tháng thấp nhất là 6-8 độ C, độ ẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95%.

Với đặc điểm khí hậu trên rất thích hợp để canh tác nhiều vụ trong năm. Hơn nữa với khí hậu và vị trí ở vùng Đồng bằng sông Hồng, huyện có lợi thế trong sản xuất nông nghiệp và ít chịu tác động của biến đổi khí hậu cũng như rất ít khi gặp thiên tai ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp.

2.4.2.4. Thủy văn

Huyện Chương Mỹ chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Đáy và sông Bùi.

Lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710m3/s. Mực nước mùa khô thường từ 2,5- 3,5m; vào mùa lũ thường lên cao 9-12m. Sông Bùi dài 91 km, bắt nguồn từ xã Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình), chảy qua Chương Mỹ (Hà Nội), cùng với sông Tích hợp lưu vào sông Đáy tại xã Phúc Lâm, huyện Chương Mỹ. Diện tích lưu vực sông Bùi hơn 1.240 km2.

Như vậy với nguồn nước dồi dào được cung cấp từ hai con sông lớn là sông Đáy và sông Bùi thuận tiện cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện.

2.4.2.5. Đất đai

Theo thống kê của huyện Chương Mỹ năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên là 23.738 ha Huyện Chương Mỹ nằm ở vị trí vùng Đồng bằng sông Hồng nên đất nơi đây là đất phù sa, rất lợi thế và thích hợp để sản xuất nông nghiệp. Hiện trạng sử dụng đất của huyện được trình bày ở bảng dưới đây [22, 23].

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Chương Mỹ năm 2019

Tổng số (ha) Cơ cấu từng

loại đất (%)

TỔNG SỐ 23.737,98 100,00

Đất nông nghiệp 16.410,21 69,13

Đất sản xuất nông nghiệp 14.028,43 59,10

Đất trồng cây hàng năm 10.690,26 45,03

Đất trồng lúa 9.413,42 39,66

Đất trồng cây hàng năm khác 1.276,84 5,38

Đất trồng cây lâu năm 3.338,17 14,06

Đất lâm nghiệp có rừng 300,93 1,27

Rừng sản xuất 40,82 0,17

Rừng phòng hộ 217,16 0,91

Rừng đặc dụng 42,95 0,18

Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.356,84 5,72

Đất nông nghiệp khác 724,01 3,05

Đất phi nông nghiệp 6.863,10 28,91

Đất ở 1.646,61 6,94

Đất ở đô thị 175,65 0,74

Đất ở nông thôn 1.470,96 6,20

Đất chuyên dùng 4.018,29 16,93

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 18,22 0,08

Đất quốc phòng 537,56 2,26

Đất an ninh 20,34 0,09

Đất xây dựng công trình sự nghiệp 418,42 1,76

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 412,67 1,74

Đất có mục đích công cộng 2.611,08 11,00

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 78,03 0,33

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 243,29 1,02

Đất sông suối, kênh, ngòi 376,89 1,59

Đất có mặt nước chuyên dùng 496,98 2,09

Tổng số (ha) Cơ cấu từng loại đất (%)

Đất phi nông nghiệp khác 3,02 0,01

Đất chưa sử dụng 464,67 1,96

Đất bằng chưa sử dụng 35,43 0,15

Đất đồi núi chưa sử dụng 242,32 1,02

Núi đá không có rừng cây 186,92 0,79

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 phân theo loại hình sử dụng đất

Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng số 23.738 100

Đất nông nghiệp 16.410 69,13

Đất phi nông nghiệp 6.863,1 28,91

Đất chƣa sử dụng 464,67 1,96

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Hình 2.4. Cơ cấu sử dụng đất huyện Chương Mỹ năm 2019

Nguồn: Sử dụng số liệu từ bảng 2.2

Qua bảng trên ta thấy đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của huyện. Điều đó cho thấy huyện Chương Mỹ là 1 huyện tập trung mạnh vào phát triển nông nghiệp.

Như vậy, qua các đặc điểm điều kiện tự nhiên ta thấy Chương Mỹ được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho một địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của vùng

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 69,13%

28,91%

1,96%

đồng bằng châu thổ, vừa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa có núi, sông, hồ, đồng, bãi, kết hợp với hệ thống sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao bọc phía Đông đã dệt nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, thơ mộng và đầy ắp những huyền thoại.

Cùng với nền khí hậu đặc trưng của vùng đồng bằng miền Bắc, đó cũng là điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện. Bên cạnh đó, các hồ Đồng Sương, Văn Sơn, Hồ Miễu và những dãy núi nằm ở phía Tây huyện, không chỉ là những cảnh quan đẹp mà còn tạo cho huyện thế phòng thủ tự nhiên vững chắc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)