CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Phân tích SWOT các mô hình sản xuất nông nghiệp huyện Chương Mỹ
3.7.3. Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp huyện Chương Mỹ
3.7.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách, quy hoạch a. Giải pháp nhằm tăng cường sử dụng hiệu quả đất đai
- Khuyến khích nông dân đầu tư trồng lúa 2 vụ trong năm, không để đất trống.
58
Bảng 3.21. Diện tích trồng lúa đông xuân và lúa mùa huyện Chương Mỹ
Đơn vị: ha
Năm
2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019 Diện tích lúa đông xuân 9.237 9.043 9.120 9.039 9.023
Diện tích lúa mùa 9.314 9.080 8.773 8.052 7.513
Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019
Qua bảng trên ta thấy nông dân hiện đang để đất trống vụ mùa rất nhiều trong những năm gần đây, do vậy giải pháp khuyến khích nông dân trồng lúa trong cả vụ mùa sẽ giúp gia tăng sản lượng lúa cho huyện.
- Khuyến khích tập trung ruộng đất để phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn.
Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên toàn huyện (đặc biệt ở vùng trung tâm), tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các chủ trang trại.
- Hướng dẫn nông dân dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp tập trung và giảm các chi phí về nông nghiệp.
- Năng suất và giá trị cây ăn quả của huyện Chương Mỹ hiện tại đang thấp hơn nhiều so với các huyện lân cận. Vậy nên cần có sự thay đổi về loại cây ăn quả cho phù hợp với điều kiện đất ở huyện Chương Mỹ và tăng giá trị của loại cây này lên.
Ví dụ: Đối với cây ăn quả, năm 2018 huyện tập trung phát triển vùng sản xuất bưởi tại các xã vùng đồi gò gắn với thương hiệu “Bưởi Chương Mỹ”. UBND huyện đã quy hoạch vùng trồng cây bưởi tập trung tại các xã Nam Phương Tiến, Thủy Xuân Tiên, Trần Phú, Văn Võ, thị trấn Xuân Mai với diện tích 1.000 ha, đến nay đã phát triển được 535 ha, năng suất bình quân 25 tấn quả/ha. Năm 2018 thu được khoảng 7.500 tấn quả. Giá trị thu được khoảng 150 tỷ đồng.
- Khuyến khích chuyển đổi các loại hình sử dụng đất kém hiệu quả, tính bền vững thấp sang các loại hình sử dụng đất có hiệu quả và bền vững hơn.
b. Giải pháp quy hoạch đất đai theo hướng chuyên canh sản xuất - chế biến - tiêu thụ Để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp, công tác quy hoạch phải đảm bảo tính chiến lược, phát triển ổn định và bền vững.
59
- Tập trung ưu tiên quy hoạch phát triển trang trại tại các vùng đất trũng hiệu quả trồng lúa không cao để nuôi trồng thủy sản.
- Tiếp tục quy hoạch chuyển một phần diện tích trồng lúa và các loại cây trồng có năng suất thấp, thị trường tiêu thụ khó khăn sang trồng các loại cây khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Quy hoạch chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp gắn với phát triển giao thông, các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ để tăng khả năng bảo quản, giảm chi phí vận chuyển và nâng cao giá trị sản phẩm.
- Căn cứ vào điều kiện đất đai thổ nhưỡng và điều kiện sinh thái từng vùng từ đó quy hoạch bố trí các loại cây trồng vật nuôi cho phù hợp. Nên định hướng lựa chọn các loại cây trồng vật nuôi là lợi thế, đặc sản của vùng, cho năng suất và giá trị kinh tế cao.
3.7.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế
- Thu hút đầu tư từ các địa phương khác như đầu tư về cơ sở hạ tầng, đầu tư về cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp,...Từ đó sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của huyện đi lên.
- Đầu tư vốn cho nông dân vì hiện tại khá nhiều nông dân huyện Chương Mỹ không dám đầu tư vốn để mở rộng quy mô sản xuất cũng như ứng dụng các khoa học kỹ thuật mới nhất vào trồng trọt, chăn nuôi. Huyện có thể có các chính sách về vốn như sau để hỗ trợ nông dân:
Hỗ trợ một phần chi phí các yếu tố đầu vào để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đầu tư thâm canh, ví dụ như hỗ trợ giá về giống, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.
Huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau cho các hộ nông dân có nhu cầu vay, ví dụ: HTX, Hội nông dân, ngân hàng,...
Đơn giản hóa các thủ tục vay vốn, tạo cơ chế thông thoáng để người dân vay vốn với lãi suất thấp.
- Xúc tiến thương mại:
Tổ chức các chợ thu mua, tiêu thụ nông sản ngay trong huyện.
Quảng bá, giới thiệu về các nông sản của huyện, tìm kiếm các đơn vị chế biến, tiêu thụ nông sản.
60
Chính quyền địa phương cần có những định hướng cụ thể trong việc xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm đặc trưng của huyện, ví dụ: Bưởi Diễn, rau an toàn VietGAP.
Phát triển thị trường tiêu thụ: Mở rộng thị trường tiêu thụ ra các huyện/thành phố lân cận, hỗ trợ phát triển thâm nhập vào một số thị trường ngoài tỉnh và nước ngoài.
3.7.3.3. Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật
- Ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, lựa chọn xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ phù hợp với sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật và hiểu biết của người dân. Xây dựng hệ thống kênh mương, tưới tiêu hiện đại để giảm bớt sức người và luôn kịp thời nhất.
- Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì điều quan trọng là giống phải tốt. Do đó khuyến khích bà con sử dụng các giống ghép với các cây tốt có năng suất cao, chất lượng tốt và lưu ý không sử dụng các cây mẹ không đủ tiêu chuẩn để chiết cành.
Huyện nên thành lập nhiều trung tâm nghiên cứu giống, ứng dụng các thành tựu khoa học vào để có thể sản xuất, lựa chọn được giống tốt cho bà con gieo trồng.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh như sử dụng giống tốt, bón phân cân đối, đúng kỹ thuật để các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Tăng cường công tác điều tra, dự báo bệnh dịch và hướng dẫn phòng chống các loại sâu bệnh có hại cho cây trồng.
3.7.3.4. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng
Việc nâng cấp, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng không những giúp cho nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp mà còn làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần trực tiếp nâng cao GDP của huyện và đời sống của nông dân.
- Hệ thống thủy lợi: Đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng thêm một số trạm bơm tưới tiêu, cứng hóa kênh mương để đảm bảo tưới tiêu chủ động, tiết kiệm nước nhằm tăng năng suất cây trồng, hạn chế thiệt hại do khô hạn, ngập úng gây ra.
- Hệ thống giao thông: Chính quyền địa phương cần quy hoạch mạng lưới giao thông hợp lý cho cả tuyến đường chính cũng như các tuyến đường phụ. Hiện các tuyến đường chính trên địa bàn huyện đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh nhưng một số tuyến đường phụ vẫn chưa được bê tông hóa gây khó khăn cho việc đi lại, vận chuyển.
3.7.3.5. Nhóm giải pháp về phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
61
- Tổ chức nhiều khóa đào tạo, lớp tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho bà con, yêu cầu tham gia và thực hiện theo những kỹ thuật đã được đào tạo, hướng dẫn.
3.7.3.6. Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường
- Các cơ quan quản lý của huyện cần kiểm soát tốt việc người dân sản xuất, buôn bán và sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật. Những cơ sở sản xuất không đảm bảo chất lượng thì cần dừng hoạt động ngay lâp tức. Những cơ sở buôn bán sản phẩm không rõ nguồn gốc, hết hạn hoặc độc hại thì cần phạt cảnh cáo. Truyền thông nông dân nên sử dụng các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nhãn mác, hạn sử dụng còn dài. Bên cạnh đó khuyến khích nông dân sử dụng các phân bón và thuốc bảo vệ sinh học để đảm bảo an toàn cho nông sản.
- Mở rộng tuyên truyền ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các chương trình khuyến nông, sản xuất cây trồng an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Tuyên truyền nông dân thu gom và phân loại rác thải, xử lý rác thải từ nông nghiệp một cách khoa học, bảo vệ nguồn nước và tài nguyên đất.
62
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ