Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.4. Khu vực nghiên cứu

2.4.4. Đặc điểm kinh tế- xã hội

2.4.4.1. Đặc điểm kinh tế

Trong giai đoạn từ năm 2015 - 2019, nền nông nghiệp của huyện Chương Mỹ đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP của Chương Mỹ có xu hướng giảm hợp lý, nhưng giá trị tuyệt đối luôn tăng qua từng năm. Điều đó được thể hiện rõ trong các bảng dưới đây.

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Bảng 2.5. Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành của một số ngành chủ yếu

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng giá trị sản xuất 8.422.000 17.024.514 19.193.934 21.140.245 23.742.738 27.060.403 A - Nông nghiệp, lâm

nghiệp và thuỷ sản 2.507.000 4.126.320 4.443.676 4.300.765 4.537.505 4.700.397

B - Khai khoáng 2.118 520 525 570 565 594

C - Công nghiệp chế

biến, chế tạo 2.958.882 6.276.755 7.065.423 7.975.769 8.895.975 10.215.792 D - SX và phân phối

điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

- 24.300.0 32.150 37.688 46.160 56.725

E - Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

- 64.625.0 71.940 86.100 102.300 127.060

F - Xây dựng 1.640.000 3.244.000 3.640.100 4.050.033 4.590.123 5.260.150 G - Bán buôn và bán

lẻ 528.800 1.474.664 1.757.790 2.088.400 2.483.170 3.189.250 H - Vận tải, kho bãi 113.000 279.000 326.510 388.430 460.680 615.335 I - Dịch vụ lưu trú và

ăn uống 228.700 544.130 655.210 773.120 910.410 1.013.650

P- Giáo dục và đào

tạo 160.000 357.560 426.550 511.350 603.390 671.570

Q- Y tế và hoạt động

trợ giúp xã hội 131.400 303.920 395.530 465.200 558.240 568.850 R- Nghệ thuật, vui

chơi, giải trí 6.500 13.100 14.300 16.500 19.100 19.600

S - Hoạt động dịch vụ

khác 145.600 315.620 364.230 446.320 535.120 621.430

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Bảng 2.6. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu

Đơn vị: %

Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019 Tổng giá trị sản xuất 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 A - Nông nghiệp, lâm nghiệp

và thuỷ sản 24,24 23,15 20,34 19,11 17,36

B - Khai khoáng … … … … …

C - Công nghiệp chế biến, chế

tạo 36,89 36,81 37,73 37,48 37,75

D - SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

0,14 0,17 0,18 0,19 0,21

E - Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

0,36 0,37 0,41 0,43 0,47

F - Xây dựng 19,05 18,98 19,16 19,33 19,44

G - Bán buôn và bán lẻ 8,66 9,16 9,88 10,46 11,79

H - Vận tải, kho bãi 1,64 1,7 1,84 1,94 2,27

I - Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3,2 3,41 3,66 3,83 3,75 L- Hoạt động kinh doanh bất

động sản - - - - -

P- Giáo dục và đào tạo 2,1 2,22 2,42 2,54 2,49

Q- Y tế và hoạt động trợ giúp

xã hội 1,79 2,06 2,2 2,35 2,1

R- Nghệ thuật, vui chơi, giải

trí 0,08 0,07 0,07 0,08 0,07

S - Hoạt động dịch vụ khác 1,85 1,9 2,11 2,26 2,3

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Qua 2 bảng trên ta thấy ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ không hề nhỏ trong nền kinh tế, đóng góp nhiều vào tổng giá trị sản xuất của huyện Chương Mỹ, đứng sau ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng qua các năm, năm 2010 là

2,507 tỷ đồng đến năm 2019 là 4,700 tỷ đồng (tăng gần gấp đôi so với năm 2010). Tuy nhiên thì cơ cấu của ngành nông nghiệp trong tổng thế nền kinh tế huyện Chương Mỹ lại giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2010 chiếm 29,8% nhưng đến năm 2019 chỉ chiếm 17,36% giảm đến 12,5%; trong khi đó thì tỉ trọng các ngành khác lại tăng: Công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1%, bán buôn và bán lẻ tăng 5%, vận tải kho bãi tăng 0,5%,… Đó chính là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng chủ trương của cả nước và của thành phố Hà Nội, chú trọng phát triển theo chiều sâu nên nông nghiệp huyện Chương Mỹ đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Bảng 2.7. Cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: %

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nông nghiệp 24,2 23,2 20,3 19,1 17,3

Công nghiệp 56,4 56,3 57,5 57,4 57,9

Dịch vụ 19,4 20,5 22,2 23,5 24,8

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Hình 2.7. Đồ thị biểu diễn tỉ trọng nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ

Nguồn: Sử dụng số liệu từ bảng 2.7

Nhìn vào bảng và hình trên ta thấy nền kinh tế huyện Chương Mỹ đang có sự dịch chuyển cơ cấu: Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể tỉ trọng ngành nông nghiệp năm 2015 là 24,2% giảm còn 17,3%

vào năm 2019; tỉ trọng ngành công nghiệp năm 2015 là 56,4% tăng lên 57,9% và tỉ

0 10 20 30 40 50 60 70

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

Theo thống kê của UBND huyện Chương Mỹ, một số kết quả về mặt kinh tế mà huyện Chương Mỹ đã đạt được trong năm 2019:

- Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 23.235 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 47 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ: 57,9% - 17,3% - 24,8%.

- Ngành thương mại, dịch vụ có mức tăng trưởng khá; Toàn huyện có 895 doanh nghiệp kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ và trên 8.000 cơ sở cá thể đang hoạt động. Giá trị sản xuất (theo giá so sánh năm 2010) đạt 6.010 tỷ đồng.

- Năm 2019, ngành trồng trọt và chăn nuôi của huyện đều bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của huyện vẫn tăng trưởng khá; giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) ước thực hiện 3.990 tỷ đồng. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 01 ha trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 135 triệu đồng.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 472,71 tỷ đồng. Thu ngân sách huyện, xã ước thực hiện 3.000,04 tỷ đồng. Chi ngân sách huyện, xã ước thực hiện 2.909,37 tỷ đồng.

Như vậy qua các số liệu trên ta thấy kinh tế huyện Chương Mỹ phát triển cân đối và tương đối ổn định trong những khoảng thời gian gần đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)