Hiệu quả của mô hình trồng trọt

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp

3.2.1. Hiệu quả của mô hình trồng trọt

a) Năng suất trồng lúa

Để đánh giá hiệu quả của mô hình trồng trọt, học viên sử dụng chỉ tiêu năng suất trồng lúa để so sánh với các huyện lân cận Chương Mỹ, cụ thể là 4 huyện Quốc Oai, Mỹ Đức, Thanh Oai và Ứng Hòa.

Bảng 3.7. Năng suất trồng lúa cả năm giữa Chương Mỹ và các huyện lân cận

Đơn vị: tạ/ha

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chương Mỹ 63,8 62,6 60,6 59,7 63,0

Quốc Oai 58,8 56,0 57,1 53,7 59,6

Mỹ Đức 60,4 55,6 56,2 58,7 55,9

Thanh Oai 60,9 58,2 56,0 59,2 54,1

Ứng Hòa 60,5 58,1 56,1 59,0 57,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2019

Qua bảng trên ta thấy năng suất lúa cả năm của huyện Chương Mỹ cao nhất so với các huyện lân cận, điều đó cho thấy ngành nông nghiệp trồng lúa của huyện đang tận dụng rất tốt lợi thế đất đai, khí hậu, sông ngòi và sức lao động của người nông dân.

45

Bảng 3.8. Năng suất lúa phân theo mùa

Đơn vị: tạ/ha

Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019 Năng suất lúa đông xuân 66,0 66,1 65,5 66,1 65,1

Năng suất lúa mùa 61,7 59,2 55,5 52,5 60,4

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Qua bảng trên ta thấy năng suất lúa vụ đông xuân luôn tốt hơn năng suất lúa vụ mùa.

b) Năng suất trồng ngô

Để đánh giá hiệu quả trồng ngô huyện Chương Mỹ ta dùng chỉ tiêu năng suất trồng ngô để so sánh với các huyện lân cận Chương Mỹ, cụ thể là 4 huyện Quốc Oai, Mỹ Đức, Thanh Oai và Ứng Hòa.

Bảng 3.9. Năng suất trồng ngô cả năm giữa Chương Mỹ và các huyện lân cận

Đơn vị: tạ/ha

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chương Mỹ 58,1 58,4 59,0 58,4 57,2

Quốc Oai 49,8 50,2 50,6 50,5 49,4

Mỹ Đức 52,9 52,1 52,6 57,9 49,6

Thanh Oai 55,8 56,6 54,2 54,7 50,3

Ứng Hòa 56,9 50,3 54,0 49,9 50,1

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2019

So với các huyện lân cận thì năng suất trồng ngô của huyện Chương Mỹ là cao nhất. Tuy nhiên thì năng suất lại giảm dần từ năm 2017 trở lại đây nên huyện Chương Mỹ cần xem xét các yếu tố dẫn đến việc giảm năng suất trồng ngô.

c) Năng suất trồng cây rau

Bảng 3.10. Năng suất trồng rau cả năm giữa Chương Mỹ và các huyện lân cận

Đơn vị: tạ/ha

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chương Mỹ 22,8 21,4 21,6 21,4 21,6

Quốc Oai 19 19,9 20,6 23,6 21,77

Mỹ Đức 17,6 18,5 18,5 16,1 17,9

46

Thanh Oai 16,9 19,8 19,3 19,8 21,2

Ứng Hòa 12,5 10,8 14,4 16 17

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2019

Qua bảng trên ta thấy năng suất trồng cây rau của huyện Chương Mỹ vẫn gần như là cao nhất so với các huyện lân cận. Tuy nhiên năng suất qua các năm thì lại có sự giảm nhẹ, năm 2015 là 22,8 tấn/ha đến năm 2019 là 21,6 tấn/ha.

d) Năng suất trồng cây ăn quả

Bảng 3.11. Năng suất cây ăn quả của huyện Chương Mỹ và các huyện lân cận

Đơn vị: tạ/ha

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chương Mỹ 15,1 13,5 11,7 13,3 13

Quốc Oai 12 13,4 12,8 13,1 11,1

Mỹ Đức 14,9 16,9 13,3 13 13

Thanh Oai 15,4 15,5 21,1 23 20

Ứng Hòa 12,8 18,3 16,2 16,2 19

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2019

Qua bảng trên ta thấy năng suất trồng cây ăn của huyện Chương Mỹ cũng như huyện Quốc Oai và huyện Mỹ Đức có xu hướng giảm dần qua các năm. Huyện Thanh Oai và Ứng Hòa tăng dần qua các năm và đạt mức năng suất cao hơn các huyện còn lại. Năng suất trồng cây ăn quả của huyện Chương Mỹ giảm từ năm 2015 là 15,1 tấn/ha còn 13 tấn/ha vào năm 2019, thấp hơn hẳn so với huyện Thanh Oai và Ứng Hòa. Nguyên nhân của sự giảm này có thể là do huyện cơ cấu lại các loại cây ăn quả.

3.2.1.2. Đánh giá hiệu quả theo tiêu chí giá trị kinh tế

Bảng 3.12. Giá trị bình quân/ha của cây lương thực có hạt

Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019 Diện tích (ha) 20.091 19.856 19.521 18.587 18.049 Giá trị (triệu) 740.273 722.231 684.916 693.838 759.204 Giá trị bình quân/ha

(triệu/ha) 36,85 36,40 35,09 37,33 42,06

Nguồn: Tổng hợp số liệu

47

Qua bảng trên ta thấy sản lượng bình quân của cây lương thực có hạt giảm nhẹ từ năm 2015 đến năm 2017 sau đó lại tăng mạnh và cán mốc 42,06 triệu/ha cây lương thực có hạt. Cây lương thực có hạt bao gồm 2 loại cây trồng đó là cây lúa và cây ngô, 2 bảng dưới đây sẽ trình bày về sản lượng bình quân của cây lúa và ngô.

Bảng 3.13. Giá trị bình quân/ha của cây lúa

Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019 Diện tích (ha) 18.551 18.123 17.893 17.091 16.536 Giá trị (triệu) 690.165 665.845 632.380 646.648 707.672 Giá trị bình quân/ha

(triệu/ha) 37,20 36,74 35,34 37,83 42,80

Nguồn: Tổng hợp số liệu

Giá trị bình quân/ha của cây lúa cũng có sự giảm nhẹ từ năm 2015 đến năm 2017 và sau đó tăng mạnh, năm 2019 sản lượng bình quân lúa đạt 42,80 triệu/ha.

Bảng 3.14. Giá trị bình quân/ha của cây ngô

Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Diện tích (ha) 1.54 1.733 1.628 1.496 1.513

Giá trị (triệu) 50.108 56.386 52.536 47.190 51.532 Giá trị bình quân/ha

(triệu/ha) 32,54 32,54 32,3 31,54 34,06

Nguồn: Tổng hợp số liệu

Giá trị bình quân/ha của cây ngô có sự giảm nhẹ từ năm 2015 đến năm 2018 và đến năm 2019 mới tăng trở lại, đạt mức 34,06 triệu/ha.

Bảng 3.15. Giá trị bình quân/ha của cây rau

Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Diện tích (ha) 2.511 2.576 2.739 2.895 3.171

Giá trị (triệu) 224.203 209.947 248.352 257.202 309.812 Giá trị bình quân/ha

(triệu/ha)

89,29 81,50 90,67 88,84 97,70

Nguồn: Tổng hợp số liệu

48

Giá trị bình quân/ha của cây rau trong giai đoạn 2015 – 2019 cũng tăng giảm thất thường tuy nhiên đến năm 2019 thì đạt mức tăng cao nhất 97,70 triệu/ha trồng rau.

Bảng 3.16. Giá trị bình quân/ha của cây ăn quả

Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Diện tích (ha) 1.345 1.483 1.606 1.722 1.687

Giá trị (triệu) 168.687 166.232 168.308 234.34 271.072 Giá trị bình quân/ha

(triệu/ha) 125,42 112,09 104,80 136,09 160,68

Nguồn: Tổng hợp số liệu

Giá trị bình quân/ha của cây ăn quả giảm từ năm 2015 đến năm 2017 và sau đó tăng trở lại cán mốc hiệu quả rất cao, đạt 160,68 triệu/ha.

Bảng 3.17. So sánh giá trị bình quân/ha của các loại cây nông nghiệp huyện Chương Mỹ và các huyện lân cận năm 2019

Đơn vị: triệu đồng/ha

Cây lúa Cây ngô Cây rau Cây ăn quả

Chương Mỹ 42,80 34,06 97,70 160,68

Quốc Oai 40,55 32,82 98,05 136,86

Mỹ Đức 38,04 32,99 80,69 160,95

Thanh Oai 36,81 33,47 96,01 247,22

Ứng Hòa 39,09 33,29 76,83 234,79

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2019

Qua bảng trên ta thấy:

- Giá trị bình quân/ha cây lúa của huyện Chương Mỹ đang đạt hiệu quả cao nhất, đạt 42,80 triệu/ha.

- Giá trị bình quân/ha cây ngô của huyện Chương Mỹ cũng đang đạt hiệu quả cao nhất, đạt 34,06/ha.

- Giá trị bình quân/ha cây rau của huyện Chương Mỹ chỉ đứng sau huyện Quốc Oai và chênh lệch rất ít, đạt 97,70 triệu/ha. Trong trồng rau thì các huyện sẽ có quy hoạch trồng các loại rau khác nhau phù hợp với từng loại đất, khí hậu và hiệu quả kinh tế của

49

huyện nên khi so sánh giá trị bình quân/ha trồng rau của các huyện lân cận Chương Mỹ ta cũng thấy có sự chênh lệch khá lớn.

- Giá trị bình quân/ha cây ăn quả của huyện Chương Mỹ đứng vị trí thứ 4, chỉ trên huyện Quốc Oai, đạt 160,68 triệu/ha. Về trồng cây ăn quả thì các huyện khác nhau cũng sẽ có quy hoạch trồng các loại cây ăn quả khác nhau phù hợp với từng loại đất, khí hậu và hiệu quả kinh tế của huyện nên cũng có sự chênh lệch khá lớn khi so sánh các huyện lân cận.

So sánh giữa các loại cây trồng trong nông nghiệp thì cây ăn quả mang lại doanh thu cao nhất, tuy nhiên thì chi phí mua giống, chăm sóc, tưới tiêu và nhân công cho loại cây này cũng rất lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)