Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 49 - 57)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp

Để đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp huyện Chương Mỹ thì chúng ta sẽ cùng nhìn các kết quả về nông nghiệp mà huyện Chương Mỹ đã làm được trong giai đoạn 2015 – 2019 qua các bảng thống kê số liệu dưới đây.

Bảng 3.1. So sánh giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản với tổng giá trị sản xuất

Đơn vị: triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng giá trị sản xuất 17.024.514 19.193.934 21.140.245 23.742.738 27.060.403 Nông, lâm nghiệp và

thuỷ sản 4.126.320 4.443.676 4.300.765 4.537.505 4.700.397

Chiếm tỷ lệ (%) 24,23 23,15 20,34 19,11 17,37

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Qua bảng trên ta thấy giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỉ lệ cũng không hề nhỏ, tổng giá trị sản xuất năm 2015 là 17.024.514 triệu đồng thì giá trị sản xuất của nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.126.320 triệu đồng, chiếm 24,23%.

Tổng giá trị sản xuất năm 2019 là 27.060.403 triệu đồng thì giá trị sản xuất của nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.700.397 triệu đồng, chiếm 17,37%. Tổng giá trị sản xuất tăng thì giá trị sản xuất của nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng tăng theo thời gian tuy nhiên tỷ lệ đóng góp của nông, lâm nghiệp và thủy sản trong nền kinh tế lại giảm dần qua các năm.

Hình 3.1. Đồ thị so sánh tốc độ tăng trưởng của nông, lâm nghiệp và thủy sản so với tổng giá trị sản xuất

Nguồn: Sử dụng số liệu từ bảng 3.1 0

5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Qua hình trên ta nhìn thấy rõ tốc độ tăng của nông, lâm nghiệp và thủy sản rất chậm so với tốc độ tăng của tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế, điều đó cũng cho thấy đây là kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu theo đúng định hướng của huyện Chương Mỹ, đó là tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Qua bảng trên ta thấy trong nông, lâm nghiệp và thủy sản thì giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất, trên 90% so với tổng giá trị sản xuất. Cùng với tốc độ tăng của tổng giá trị sản xuất của nông, lâm nghiệp và thủy sản thì giá trị sản xuất ngành nông nghiệp cũng tăng tuy nhiên về cơ cấu đóng góp thì lại giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2015, tổng giá trị sản xuất là 4.126.320 triệu đồng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 3.820.235 triệu đồng chiếm tỷ lệ 92,58%. Đến năm 2019 tổng giá trị sản xuất là 4.257.753 triệu đồng, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 4.257.753 triệu đồng chiếm tỷ lệ 90,58%. Tuy tỉ lệ giảm không nhiều nhưng điều đó cũng cho thấy huyện Chương Mỹ đang làm rất tốt sự chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh

Tổng số Chia ra

Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Triệu đồng

Năm 2015 4.126.320 3.820.235 13.379 292.706

Năm 2016 4.443.676 4.128.733 11.292 303.651

Năm 2017 4.300.765 3.965.867 12.665 322.233

Năm 2018 4.537.505 4.160.273 13.918 363.314

Năm 2019 4.700.397 4.257.753 12.084 430.560

Cơ cấu (%)

Năm 2015 100,00 92,58 0,32 7,10

Năm 2016 100,00 92,92 0,25 6,83

Năm 2017 100,00 92,21 0,30 7,49

Năm 2018 100,00 91,69 0,31 8,00

Năm 2019 100,00 90,58 0,26 9,16

vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thủy sản.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế

Tổng số Chia ra

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và hoạt động khác Triệu đồng

Năm 2015 3.820.235 1.246.208 2.448.266 125.761

Năm 2016 4.128.733 1.196.247 2.803.150 129.336

Năm 2017 3.965.867 1.188.827 2.634.465 142.575

Năm 2018 4.160.273 1.249.055 2.744.458 166.760

Năm 2019 4.257.753 1.403.486 2.690.580 163.687

Cơ cấu (%)

Năm 2015 100,00 32,62 64,09 3,29

Năm 2016 100,00 28,97 67,90 3,13

Năm 2017 100,00 28,99 67,88 3,13

Năm 2018 100,00 30,02 65,97 4,01

Năm 2019 100,00 32,96 63,19 3,85

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Qua bảng trên ta thấy trong ngành nông nghiệp thì trồng trọt và chăn nuôi là 2 lĩnh vực chính, đóng góp đến 96 đến 97% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

Từ năm 2015 đến năm 2019 thì giá trị sản xuất của trồng trọt và chăn nuôi đều tăng theo tốc độ tăng của tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Năm 2015, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 3.820.235 triệu đồng, trong đó trồng trọt đóng góp 1.246.208 triệu đồng chiếm 32,62%; chăn nuôi đóng góp 2.448.266 triệu đồng chiếm 64,09%; còn lại là dịch vụ và các hoạt động khác.

Năm 2019, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp là 4.257.753 triệu đồng, trong đó trồng trọt đóng góp 1.403.486 triệu đồng chiếm 32,96%; chăn nuôi đóng góp 2.690.580 triệu đồng chiếm 63,19%; còn lại là dịch vụ và các hoạt động khác. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp thì chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng gấp 2 lần so với tỷ trọng của trồng trọt.

Hình 3.2. Đồ thị biểu thị tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp phân theo ngành kinh tế

Nguồn: Sử dụng số liệu từ bảng 3.3

Qua hình trên ta thấy trong giai đoạn 2015 – 2019 thì cả trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và các hoạt động khác đều biến động tăng giảm thất thường tuy nhiên không có sự chênh lệch quá lớn. Trong giai đoạn này thì trồng trọt đạt giá trị sản xuất cao nhất vào năm 2019, còn chăn nuôi thì đạt giá trị sản xuất cao nhất vào năm 2016.

Thông tin chi tiết về giá trị sản xuất của các loại cây trồng, vật nuôi, dịch vụ nông nghiệp đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Chương Mỹ được trình bày ở bảng 3.4 (dưới đây). Thông qua số liệu thống kê về giá trị sản xuất có thể ta thấy:

Trong trồng trọt thì cây hàng năm chiếm tỷ trọng lớn (chiếm tới 90% tổng giá trị sản xuất của trồng trọt). Trong trồng cây hằng năm thì trồng lúa và trồng ngô chiếm chủ yếu (chiếm tới 70% tổng giá trị sản xuất của cây hằng năm). Trong trồng cây lâu năm thì trồng cây ăn quả chiếm chủ yếu (chiếm tới 95% tổng giá trị sản xuất của cây lâu năm).

Trong 3 loại cây chính của trồng trọt thì cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với các loại cây trồng còn lại.

Trong chăn nuôi thì trâu bò, lợn và gia cầm chiếm chủ yếu (chiếm tới 98% tổng giá trị sản xuất của chăn nuôi). Trong đó lợn và gia cầm chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với trâu bò.

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Trồng trọt Chăn nuôi

Dịch vụ và các hoạt động khác

Bảng 3.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng) theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số 2.380.120 3.820.235 4.128.733 3.965.867 4.160.273 4.257.753 - Trồng trọt 936.450 1.246.208 1.196.247 1.188.827 1.249.055 1.403.486

+ Cây hàng năm 845.810 1.068.244 1.020.811 1.013.554 1.009.448 1.129.026 Trong đó: * Lúa 553.272 690.165 665.845 632.380 646.648 707.672 * Ngô 41.489 50.108 56.386 52.536 47.190 51.532 + Cây lâu năm 90.640 177.964 175.436 175.273 239.607 274.46 Trong đó: * Cây ăn quả 76.010 168.687 166.232 168.308 234.340 271.072 - Chăn nuôi 1.311.420 2.448.266 2.803.150 2.634.465 2.744.458 2.690.580

Trong đó: + Trâu, bò 40.650 90.639 92.337 107.121 115.827 87.531 + Lợn 577.020 1.200.692 1.330.771 1.070.789 1.279.861 913.227 + Gia cầm 592.760 1.111.902 1.348.837 1.416.142 1.313.487 1.659.255 - Dịch vụ nông nghiệp 132.250 125.761 129.336 142.575 166.760 163.687

+ Dịch vụ Trồng trọt 102.490 120.230 113.910 136.782 160.640 156.800

+ Dịch vụ Chăn nuôi 29.760 5.531 12.426 5.793 6.120 6.887

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

Hình 3.3. Biểu đồ giá trị sản xuất của trồng lúa, ngô và cây ăn quả trong mối tương quan ngành trồng trọt

Nguồn: Sử dụng số liệu từ bảng 3.4

Bảng 3.5. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi theo giá hiện hành phân theo nhóm vật nuôi và sản phẩm

Tổng số Trong đó

Trâu, bò Lợn Gia cầm

Triệu đồng

Năm 2015 2.448.266 90.639 1.200.692 1.111.902

Năm 2016 2.803.150 92.337 1.330.771 1.348.837

Năm 2017 2.634.465 107.121 1.070.789 1.416.142

Năm 2018 2.744.458 115.827 1.279.861 1.313.487

Năm 2019 2.690.580 87.531 913.227 1.659.255

Cơ cấu (%)

Năm 2015 100,00 3,70 49,04 45,42

Năm 2016 100,00 3,29 47,47 48,12

Năm 2017 100,00 4,07 40,65 53,75

Năm 2018 100,00 4,22 46,63 47,86

Năm 2019 100,00 3,25 33,94 61,67

Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019 0

200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Trồng trọt Lúa Ngô Cây ăn quả

Hình 3.4. Biểu đồ giá trị sản xuất của chăn nuôi trâu bò, lợn và gia cầm trong tương quan ngành chăn nuôi

Nguồn: Sử dụng số liệu từ bảng 3.5

Qua biểu đồ trên ta thấy trong 3 loại vật nuôi chính của chăn nuôi thì gia cầm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, rõ rệt nhất còn 2 loại vật nuôi còn lại tăng giảm thất thường.

0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chăn nuôi Trâu bò Lợn Gia cầm

Bảng 3.6. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành phân theo nhóm cây trồng

Tổng số

Trong đó

Cây hàng năm Cây lâu năm

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Lương thực có hạt

Rau đậu hoa, cây cảnh

Cây CN hàng năm*

Cây ăn quả

Cây CN lâu năm

Triệu đồng Năm

2015 1.246.208 1.068.244 740.273 224.203 72.315 177.964 168.687 8.750 Năm

2016 1.196.247 1.020.811 722.231 209.947 46.237 175.436 166.232 8.657 Năm

2017 1.188.827 1.013.554 684.916 248.352 43.711 175.273 168.308 6.405 Năm

2018 1.249.055 1.009.448 693.838 257.202 24.243 239.607 234.340 5.267 Năm

2019 1.403.486 1.129.026 759.204 309.812 27.601 274.46 271.072 3.388 Cơ cấu (%)

Năm

2015 100,00 85,72 69,30 20,99 6,77 14,28 94,79 4,92 Năm

2016 100,00 85,33 70,75 20,57 4,53 14,67 94,75 4,93 Năm

2017 100,00 85,26 67,58 24,50 4,31 14,74 96,03 3,36 Năm

2018 100,00 80,82 68,73 25,48 2,40 19,18 97,80 2,20 Năm

2019 100,00 80,44 67,24 27,44 2,44 19,56 98,77 1,23 Nguồn: UBND huyện Chương Mỹ, 2019

44

Như vậy, qua các số liệu thống kê trên ta có cái nhìn tổng quan về hiện trạng ngành nông nghiệp huyện Chương Mỹ.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp huyện chương mỹ, thành phố hà nội giai đoạn 2015 – 2019 và đề xuất giải pháp phát triển bền vững (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)