Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Một số chính sách chủ yếu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, một số nước trong khu vực đang chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư tại nước họ. Do đó, có xu hướng tìm kiếm công nghệ sạch đầu tư trong nước và đẩy công nghệ thấp hơn, thậm chí là ô nhiễm môi trường sang các nước có năng lực quản lý kém; xu hướng tìm nguồn nguyên liệu để đối phó với khủng hoảng năng lượng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Do vậy, việc lựa chọn Nhật Bản, với mức độ hoạt động tin cậy và hiệu quả trong thời gian qua, là đối tác đầu tư chiến lược được xem là phù hợp.
Bên cạnh đó, theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay có xu thế các nhà đầu tư Nhật Bản rút hoạt động đầu tư FDI tại Trung Quốc để chuyển sang một số quốc gia khác trong khu vực, dẫn đến khả năng có làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới. Việc Thủ tướng Nhật Bản, ông Shino Aibe lựa chọn Việt Nam là quốc gia nước ngoài công du đầu tiên cùng nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Nhật thể hiện sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ và của các nhà đầu tư Nhật Bản.
Như vậy, việc xây dựng Đề án nhằm thúc đẩy hợp tác, thu hút làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào thành phố Hà Nội là một yêu cầu khách quan và cần thiết, xuất phát từ thực tiễn nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất và có những cơ chế, chính sách hấp dẫn, được xây dựng phù hợp với nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản để phục vụ mục tiêu hiện đại hoá và phát triển bền vững của Thủ đô; đồng thời, đây cũng là một trong các hoạt động nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản nhằm củng cố hơn nữa mối quan hệ hợp tác truyền thống, tốt đẹp giữa hai nước.
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.1 Một số chính sách chủ yếu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Sau ngày 30/04/1975 thống nhất đất nước, mô hình kinh tế tập trung bao cấp của miền Bắc được áp dụng cho cả nước. Nền kinh tế sau nhiều năm chiến tranh đã trở lên kiệt quệ đối mặt với nhiều thách thức khó khăn khi viện trợ của
các nước XHCN không còn dồi dào như trong giai đoạn chiến tranh. Bên cạnh đó các áp lực về quốc phòng (chiến tranh biên giới phía Bắc với Trung Quốc và chiến tranh biên giới Tây Nam với Khmer Đỏ năm 1979) đã làm cho tình hình kinh tế ngày càng thêm khó khăn hơn. Do cơ chế quan liêu bao cấp không giải phóng được các nguồn lực phát triển, tình hình cô lập và bị bao vây cấm vận về kinh tế đã làm cho tình hình khủng hoảng về kinh tế - xã hội ngày càng trở lên trầm trọng hơn vào giữa những năm 1980. Trong bối cảnh đó đại hội đảng VI (1986) đã đưa ra đường lối mới cho kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh các hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế (Bộ Giáo dục và đào tạo, 2008).
Để thực hiện cho đường lối đổi mới đó Luật đầu tư nước ngoài 1987 đã ra đời với nhiều quy định thông thoáng, cho phép và khuyến khích các nhà đầu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đến đại hội lần VII (1991), Đảng ta đề ra luận điểm có ý nghĩa phương trâm chỉ đạo tổng quát cho mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Các kỳ đại hội Đảng tiếp theo tiếp tục khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của đại hội VI, đồng thời bổ sung hoàn thiện các chính sách đổi mới theo hướng ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế và khu vực. Về mặt chính sách Đảng và Nhà nước luôn chủ trương coi trọng vốn đầu tư nước ngoài trong đó có vốn FDI, điều này được thể hiện ở các khía cạnh (1) Khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hợp tác và phát triển. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị, trên tinh thần hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau; (2) Thực hiện chính sách mở cửa, chủ động hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thực hiện cam kết với các nước về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác; (3) Coi trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế đầu tư nước ngoài là một trong các thành phần kinh tế của nền kinh tế Việt Nam, được tôn trọng và đảm bảo phát triển bình đẳng, lâu dài (Viện quản lý Kinh tế Trung ương, 2006). Các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tại nước ta đã được cụ thể hóa như:
(1) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư
Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban hành năm 1987 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/1988 là bộ luật đầu tiên được xây dựng theo định hướng kinh tế thị trường và thể hiện đường nối mở của, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và
Nhà nước ta. Để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài bên cạnh nội lực của đất nước cho việc phát triển kinh tế Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, hoàn thiện, bổ sung 1990, 1992, 1996 và 2000. Bên cạnh luật đầu tư nước ngoài Việt Nam còn ban hành nhiều bộ luật liên quan đến hoạt động đầu tư như luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật cạnh tranh…
Tuy nhiên sau thời gian tham gia các hiệp ước quốc tế các bộ luật về đầu tư nước ngoài dần trở lên không còn phù hợp. Vì vậy năm 2005 Quốc hội đã thông qua Luật đầu tư mới có hiệu lực từ 01/07/2006 để áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế, kể cả trong và ngoài nước phù hợp với các thông lệ quốc tế và các hiệp định Việt Nam tham gia trong lĩnh vực thương mại, đầu tư (Viện quản lý Kinh tế Trung ương, 2006).
(2) Các chính sách ưu đãi về thuế
Các doanh nghiệp FDI hiện đang áp dụng các loại thuế và phí như: Thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên,… Từ năm 2003 đến nay các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, tiền thuê đất, … đã được thu hẹp và dần xóa bỏ sự chênh lệch giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Thuế thu nhập doanh nghiệp trước đây áp dụng với các mức thuế suất từ 10 đến 25%. Dự án đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên được ưu tiên áp dụng mức thuế 10%
trong thời hạn 15 năm. Đến năm 2003 đã thống nhất áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% cho cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI và hiện nay mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm còn 25% và còn có cơ hội giảm tiếp theo đề nghị của Chính phủ (Dự kiến là sẽ giảm về mức từ 20 – 22%). Ngoài ra Nhà nước cũng thực hiện rất nhiều chính sách ưu đãi thuế như:
Miễn thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, các ưu đãi về thuê đất, chi phí hạ tầng, thông tin, vv
(3) Chính sách tiền tệ
Từ năm 2000, doanh nghiệp FDI được mua ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại để đáp ứng nhu cầu theo luật định, nhà nước bỏ yêu cầu chuẩn y khi chuyển nhượng vốn, giảm mức phí chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, giảm tỷ lệ kết hối ngoại tệ từ 80% xuống 50%, 30% và 0%
(4) Chính sách xuất nhập khẩu
Từ trước năm 1995 hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI phải được cơ quan quản lý phê duyệt. Theo đó các doanh nghiệp FDI phải đảm bảo tỷ
lệ xuất khẩu ghi trong giấy phép; không được bán hàng ở Việt Nam thông qua đại lý; không được làm đại lý xuất nhập khẩu. Những quy định này đã làm nản lòng các nhà đầu tư. Vì vậy từ năm 1996 – 1999 Nhà nước đã bãi bỏ việc phê duyệt kế hoạch xuất khẩu, đồng thời cải tiến các thủ tục xuất nhập khẩu khi xét đến xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Từ năm 2000 trở đi các quy định về xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI đã được sửa đổi theo hướng gần như thống nhất quy định không có sự khác nhau giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI (Viện quản lý Kinh tế Trung ương, 2006).
(5) Chính sách mở rộng tự do hóa đầu tư
Trước đây các doanh nghiệp FDI bị giới hạn trong các lĩnh vực đầu tư được quy định tại luật đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên Luật đầu tư mới năm 2005 đã bãi bỏ gần hết các giới hạn này, theo đó các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế mà nhà nước không cấm hoặc hạn chế. Xóa bỏ các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, chuyển giao công nghệ, tỷ lệ xuất khẩu. Bãi bỏ các phân biệt về mức ưu đãi được cấp theo các vùng miền xuất xứ của đầu tư (Viện quản lý Kinh tế Trung ương, 2006).
(6) Chính sách về hình thức đầu tư
Trước đây doanh nghiệp FDI chỉ được phép thành lập dưới dạng công ty TNHH. Tuy nhiên từ năm 2003 sau nghị định 38/CP của chính phủ các doanh nghiệp FDI có thể được chuyển thành các công ty cổ phần, liêm yết trên sàn chứng khoán. Những lới rộng về hình thức thành lập doanh nghiệp như vậy cũng thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động đầu tư hơn, thu hút nguồn vốn dễ dàng hơn (Viện quản lý Kinh tế Trung ương, 2006).
(7) Chính sách về đất đai
Các doanh nghiệp FDI không có quyền sở hữu về đất đai tuy nhiên được thuê quyền sử dụng đất đến 70 năm. Giai đoạn trước năm 1995 Nhà nước chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng mặt bằng, doanh nghiệp FDI được thuê đất, cho phép các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được quyền cho thuê lại đất. Từ năm 2000, luật cho phép doanh nghiệp được quyền thế chấp tài sản gắn liền với đất và quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng (Viện quản lý Kinh tế Trung ương, 2006).
(8) Đổi mới chính sách quản lý Nhà nước với FDI
Luật đầu tư năm 2005 đã có những quy định cải cách thủ tục hành chính theo hướng giảm nhẹ các thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài, giảm thiểu cơ chế “xin – cho”, minh bạch hóa, lợp lý hóa và phân cấp mạnh mẽ cho địa phương. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ cần đăng ký để được nhận giấy đăng ký kinh doanh thay vì trước đây phải xin phép đầu tư. Dự án đầu tư trên 300 tỷ đồng mới phải thẩm tra đầu tư. Những ưu đãi được ghi ngay vào giấy chứng nhận đầu tư thay vì trước đây nhà đầu tư nước ngoài phải xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư (Viện quản lý Kinh tế Trung ương, 2006).