Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các số liệu được thu thập từ các tài liệu đã công bố như: Niên giám thống kê của các cấp, số liệu tổng hợp về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các tỉnh, thành phố, các báo cáo về tình hình đầu tư FDI tại Việt Nam từ 1986 đến nay, tình hình đầu tư FDI tại Hà Nội (Sở Kế hoạch và đầu tư TP Hà Nội, Ban quản lý các KCN TP Hà Nội), ngoài ra các báo cáo khoa học, tạp chí, Internet, các văn bản pháp quy… được sử dụng làm nguồn tài liệu thu thập.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp của đề tài bao gồm những dữ liệu thu thập từ các đối tượng liên quan như: Các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Hà Nội để điều tra bằng bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.

Chọn điểm nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho TP Hà Nội về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đặc điểm khác về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài làm điểm nghiên cứu, những doanh nghiệp có thể đại diện cho từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực trong TP. Mẫu chọn ra phải đảm bảo tính đại diện cho cả TP.

Chọn mẫu nghiên cứu

Chọn 50 mẫu nghiên cứu, tương ứng với 50 doanh nghiệp FDI Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tất cả các doanh nghiệp đều được chọn ngẫu nhiên không lặp lại.

Bảng 3.2. Đối tượng điều tra

Đối tượng Tổng số

đối tượng

Số lượng đối tượng điều tra

% tổng số đối tượng Các doanh nghiệp FDI Nhật Bản,

trong đó:

- Lĩnh vực sản xuất công nghiệp:

- Lĩnh vực kinh doanh bất động sản:

- Lĩnh vực cung cấp dịch vụ:

- Lĩnh vực thương mại:

- Lĩnh vực khác:

50

10 15 15 5 5

50

10 15 15 5 5

100

20 30 30 10 10 3.2.1.3. Xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập và điều tra được tổng hợp theo các mục tiêu phân tích khác nhau như phân tổ vốn FDI theo nhóm ngành, vốn đầu tư, dự án theo quốc gia, vùng lãnh thổ…

Dùng phương pháp tổng hợp thống kê xử lý các dữ liệu trên phần mềm ứng dụng Exel.

3.2.2. Phương pháp phân tích

3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sủ dụng hệ thống chỉ tiêu, chỉ số, tổng hợp tính toán số liệu trên cơ sở tài liệu điều tra.

Phân tích mức độ ảnh hưởng của quy hoạch tới thu hút đầu tư.

Tiến hành tổ hợp, phân tích, xử lý dữ liệu bằng các phương pháp của thống kê với sự trợ giúp của máy tính.

3.2.2.2. Phương pháp so sánh

So sánh chỉ tiêu về vốn FDI theo từng năm;

So sánh chỉ tiêu về vốn FDI theo nhóm ngành;

So sánh chỉ tiêu về vốn FDI theo quốc gia, vùng lãnh thổ…

3.2.3. Phương pháp chuyên gia

Trao đổi với các cán bộ của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội. Tiếp cận và trao đổi với các chủ đầu tư, các chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư, các chủ doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI để từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

Thu thập các thông tin rộng rãi từ các chuyên gia qua các hội nghị, hội thảo và điều tra, phỏng vấn trực tiếp những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đề tài nghiên cứu để xác định những khó khăn, vướng mắc, xây dựng phương hướng và giải pháp về quy hoạch trong thời gian tới.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1. Chỉ tiêu phản ánh quy mô FDI ở TP Hà Nội

Chỉ tiêu phản ánh quy mô FDI vào địa phương được thể hiện cụ thể ở sự gia tăng (quy mô và tốc độ) của số lượng dự án, số nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào địa phương, số vốn bình quân/ dự án; sự gia tăng tỷ trọng vốn FDI so với tổng vốn đầu tư của địa phương trong một thời kỳ nhất định. Vốn FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư của địa phương, nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Hoạt động thu hút vốn FDI là kênh huy động vốn lớn cho phát triển kinh tế, FDI tác động đến quá trình tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phúc lợi xã hội cho địa phương. Vốn FDI còn là một luồng vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tư quốc tế khác, bởi FDI dựa trên

quan điểm dài hạn về thị trường, về triển vọng tăng trưởng và không tạo ra nợ cho địa phương tiếp nhận, do vậy ít có khuynh hướng thay đổi khi có tình huốn bất lợi. Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư tự làm, tự chịu trách nhiệm nên góp phần để tăng trưởng kinh tế bền vững.

Bao gồm các chỉ tiêu: Số dự án đăng ký, số vốn đăng ký, bình quân vốn đăng ký 1 dự án. Số dự án đăng ký: là số lượng các dự án FDI đăng ký đầu tư tại Bắc Ninh; Số vốn đăng ký: Là số vốn ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

Bình quân vốn đăng ký/ 1 dự án: Là tổng số vốn đăng ký chia cho tổng số dự án.

3.2.4.2. Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ở TP Hà Nội - Tỷ trọng vốn FDI tính theo quy mô dòng vốn

Thông thường dòng vốn FDI có thể vào quốc gia hay địa phương với các quy mô vốn khác nhau. Về cơ bản là cần sử dụng xem kẽ các dòng vốn này tùy theo nhu cầu và trình độ phát triển của quốc gia hay địa phương tiếp nhận. Tuy vây, nếu xét về hiệu quả dòng vốn, thì các dự án FDI có quy mô lớn hơn sẽ có cơ hội đem lại hiệu quả cao hơn, có khả năng chuyên giao được công nghệ “gốc”

hơn, hiện đại hơn, sạch hơn và hiệu ứng lan tỏa của FDI quy mô lớn sẽ cao hơn.

Chỉ tiêu tỷ trọng FDI theo quy mô vốn sẽ cho phép đánh giá được hiệu quả FDI theo góc độ nếu tỷ trọng FDI có quy mô lớn chiếm ngày càng cao chứng tỏ hiệu quả dòng vốn ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)