Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 87 - 96)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh thu hút fdi từ Nhật Bản

4.4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư từ Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội

4.4.2.1. Giải quyết vướng mắc cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động tại Hà Nội

- Xây dựng quy chế phối hợp quản lý doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố (bao gồm cả phối hợp liên thông giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng

nhận đầu tư, hậu kiểm, chia sẻ thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý và báo cáo, thống kê…):

Công tác kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp và dự án sau khi cấp phép là cần thiết nhằm hướng dẫn doanh nghiệp triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định pháp luật hiện hành cũng như nắm bắt các khó khăn vướng mắc để kịp thời hỗ trợ giải quyết; tổng hợp báo cáo, kiến nghị của doanh nghiệp và chủ động giải quyết / tham mưu phương án giải quyết cho UBND Thành phố nếu trong thẩm quyền hoặc báo cáo bộ ngành để được hướng dẫn.

Công tác hậu kiểm cần được tiến hành có sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước một cách đồng bộ, tránh tình trạng quá nhiều đoàn xuống kiểm tra doanh nghiệp trong một thời gian (kiểm tra thuế, kiểm tra lao động, kiểm tra an ninh, trật tự, kiểm tra sử dụng đất, kiểm tra phòng cháy chữa cháy, kiểm tra chuyên ngành khác..) gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Hiện tại, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ và Thông tư số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31/3/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, theo đó, riêng trong Thông tư 04 có khoảng 22 mẫu báo cáo cần thực hiện (định kỳ tháng, quí và năm) gửi các đơn vị quản lý nhà nước khác nhau. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện các báo cáo chuyên ngành khác: hoạt động phân phối hàng hoá; hoạt động giáo dục, đào tạo…và các báo cáo riêng lẻ theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ ngành, UBND Thành phố (ví dụ:

báo cáo tình hình sử dụng đất, báo cáo tình hình vay vốn, báo cáo chuyên đề hoạt động bất động sản chung, bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng, khách sạn, sân golf….).

Các Sở ngành cần phối hợp, xây dựng các tiêu chí và công bố mẫu báo cáo chung định kỳ theo quí để doanh nghiệp dễ thực hiện; đồng thời, xây dựng chế độ gửi - nhận và gửi báo cáo qua mạng và chế độ xử phạt nghiêm đối với doanh nghiệp không thực hiện.

- Có chế độ động viên, khen thưởng các doanh nghiệp hoạt động tốt đồng thời phát hiện và kiên quyết xử lý các các doanh nghiệp cố tình hoạt động vi phạm pháp luật, tránh ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư chung.

Hàng năm, UBND Thành phố sẽ tổ chức 01 hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp Nhật Bản về các khó khăn, vướng mắc, đồng thời khen thưởng các

doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Tạo cơ chế trao đổi thông tin hai chiều giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước thông qua thư điện tử, hội nghị, trao đổi theo chuyên đề hoặc các buổi đối thoại trực tuyến với Lãnh đạo Sở ngành, Thành phố. Lãnh đạo các Sở nên dành thời gian trao đổi trực tuyến để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp (có thể 1 lần /1 tháng, vào ngày đầu tiên đi làm của tháng) hoặc tổ chức các buổi làm việc, đối thoại với từng nhóm doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo nhóm các khó khăn, vướng mắc cần giải quyết.

Các Sở ngành cần thường xuyên tổ chức hướng dẫn / hoặc phối hợp liên ngành hướng dẫn, cập nhật cho các doanh nghiệp những văn bản, quy định pháp luật mới.

Đối với các dự án lớn hoặc các nhà đầu tư, tập đoàn lớn có vướng mắc, Thành phố giao các Sở ngành trong lĩnh vực được phân công chủ trì họp liên ngành và đề xuất giải pháp giải quyết kịp thời cho doanh nghiệp.

4.4.2.2. Hỗ trợ thông tin, xúc tiến đầu tư

- Cung cấp thông tin chung về quy hoạch, kế hoạch phát triển: Ban hành và công bố công khai, thường xuyên cập nhật trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, trang thông tin điện tử của Thành phố, của các Sở ngành…) các thông tin bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật; bao gồm: Thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt như:

chiến lược phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể Thủ đô Hà Nội, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các quy hoạch phân khu, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư…;

- Cung cấp thông tin và hướng dẫn về thủ tục hành chính (TTHC): Các Sở ngành rà soát quy định TTHC liên quan đến đầu tư và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thường xuyên cập nhật và các quy định, chính sách pháp luật mới và phải có hướng dẫn rõ ràng tại trụ sở cũng như trên trang thông tin điện tử của đơn vị và Thành phố.

- Thiết lập và đẩy mạnh các kênh trao đổi, cập nhật thông tin: đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc kết nối và thiết lập kênh trao đổi các thông tin nêu trên với các tổ chức, hiệp hội lớn, có uy tín của Nhật Bản cũng như là đầu mối tiếp, cung cấp thông tin và tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư Nhật Bản.

Để tăng tính hiệu quả và thuyết phục các nhà đầu tư Nhật, Thành phố xem xét phương án tuyển chuyên gia tư vấn Nhật để kết nối và tư vấn cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp Nhật đang quan tâm đến Hà Nội và Việt Nam, đồng thời, là đầu mối để chuyển và kiến nghị giải quyết các vướng mắc, đề xuất của các doanh nghiệp Nhật đang hoạt động trên địa bàn Thành phố (thay cho văn phòng đại diện của Thành phố tại Nhật Bản trước đây hoạt động không hiệu quả).

Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư cần nghiên cứu đề xuất phương án cung cấp thông tin 2 chiều giữa khối doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI để các bên có thể nắm bắt thông tin và thuận tiện trong việc tìm kiếm, lựa chọn đối tác hợp tác và / hoặc tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng dịch vụ.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư: cần có nghiên cứu khoa học và xây dựng được một chiến lược tổng thể mang tính dài hạn để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, kèm theo danh mục dự án kêu gọi đầu tư và kế hoạch hành động cụ thể, khả thi nhằm giải quyết được các vấn đề vướng mắc trong việc thu hút và quản lý FDI hiện nay ở cấp Thành phố nói riêng và cấp quốc gia nói chung; bên cạnh đó, cần tăng cường hiệu quả của các hoạt động xúc tiến đầu tư (tài liệu, hội nghị, hội thảo) nhằm giúp các hoạt động xúc tiến đầu tư không chỉ đơn thuần là việc cung cấp thông tin một chiều cho một nhóm người đơn lẻ mà thực sự là kênh hỗ trợ, kết nối hữu ích giữa các nhà đầu tư, doanh nghiệp, các hiệp hội, tổ chức liên quan và các cơ quan quản lý nhà nước.

Nhằm tránh lãng phí trong việc kết nối và cung cấp thông tin về thành phố cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư mang tính đồng bộ, thống nhất, Thành phố nghiên cứu phương án giao nhiệm vụ cho một đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm chung về xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.

4.4.2.3. Tăng khả năng tiếp cận đất đai,mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho nhà đầu tư

- Thúc đẩy công tác quy hoạch, GPMB để tạo mặt bằng mới: Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch phân khu để các ngành, các đơn vị có cơ sở rà soát và lập danh mục kêu gọi đầu tư, cũng như cập nhật được thông tin cho các nhà đầu tư biết và định hướng đầu tư cho phù hợp.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt và xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, định hướng cụ thể để thu hút nhà đầu tư nước ngoài thực hiện, bao gồm:

+ Các khu công nghiệp đang triển khai thủ tục GPMB (02khu) gồm: Khu công nghiệp Quang Minh II và Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội.

Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội với diện tích giai đoạn 1 là 721.689 m2 tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Đây là khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt trở thành khu công nghiệp chuyên ngành cho các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Ngành nghề thu hút đầu tư: Ưu tiên các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc các lĩnh vực cơ khí chế tạo, dệt may, da giày, điện, điện tử, tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, công nghệ cao và các nhóm ngành công nghiêp khác.

+ Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư (05khu): Khu công nghiệp Phụng Hiệp, Khu công nghiệp Bắc Thường Tín, Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn, Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội, Khu Công viên công nghệ thông tin Hà Nội;

+ Các khu công nghiệp đã phê duyệt quy hoạch chưa triển khai (03khu):

Khu công nghiệp Kim Hoa, Khu công nghiệp Đông Anh và Khu công nghiệp Nam Phú Cát.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất: Rà soát các dự án có sử dụng đất chậm triển khai, triển khai không hiệu quả và kiên quyết thực thực hiện thu hồi để kêu gọi dự án đầu tư mới phù hợp hơn.

Xây dựng quy trình và hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết đối với các trường hợp dự án sản xuất thuê lại đất trong các khu, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (đối với các trường hợp thừa, hoặc sử dụng không hiệu quả, hoặc không còn nhu cầu sử dụng….)

Rà soát các dự án lớn trong nước trong các lĩnh vực dự kiến kêu gọi đầu tư nêu trên hiện đang hoạt động không hiệu quả, kết nối với các nhà đầu tư Nhật Bản có nhu cầu liên doanh, liên kết để nhận chuyển giao công nghệ, thay đổi phương thức sản xuất, quản lý, kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao hơn.

- Lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài: Rà soát các địa điểm có khả năng kêu gọi đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực, đặc biệt là quy hoạch và hiện trạng sử dụng đất tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố để ban hành danh mục dự án kêu gọi đầu tư (hàng năm).

- Thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư xây dựng, vận hành các khu công nghiệp trong danh mục dự án kêu gọi đầu tư của Thành phố nhằm tạo thêm

mặt bằng sản xuất phù hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản, trong đó, chú trọng dự án: Xây dựng vận hành Khu công nghiệp Kỹ Thuật cao Đông Anh tại huyện Đông Anh (diện tích khoảng 300ha) và Xây dựng vận hành Khu công nghiệp Nam Phú Cát tại huyện Quốc Oai (diện tích khoảng 500ha). Đối với từng dự án cụ thể, cần thiết phải xây dựng cơ chế thu hút đầu tư đặc thù, trong đó, ngoài các chính sách ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ, cần thêm một số chính sách hỗ trợ như sau: Thành phố chịu trách nhiệm GPMB, giao đất sạch cho nhà đầu tư đúng tiến độ; Xây dựng phương án lựa chọn nhà đầu tư nghiên cứu, lập và thực hiện dự án (không đấu thầu); Ưu đãi tiền thuê đất (cụ thể Liên ngành sẽ nghiên cứu đề xuất);

+ Hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến dự án.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực: Công nghiệp hỗ trợ, Công nghệ cao và các dịch vụ đồng bộ vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao đã và đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật phù hợp với nhà đầu tư Nhật Bản (bao gồm:

Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (Hanssip) và Khu công nghiệp sạch Sóc Sơn): Ngoài các chính sách ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ, cần xây dựng cơ chế hỗ trợ và ưu đãi (đối với từng dự án cụ thể) nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhà xưởng tại các địa điểm này, như sau: Ưu đãi về tiền thuê đất (cụ thể do Sở Tài chính đề xuất);

Hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp bằng 30% tổng mức đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (khoản 3,10, Điều 35 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ); Hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi cao nhất trong thời gian đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; Ưu tiên bố trí vốn và chỉ đạo các ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào (đường giao thông, điện, hệ thống cấp nước sạch, thoát nước, hệ thống công nghệ thông tin…); Hỗ trợ và phối hợp trong công tác XTĐT, miễn phí đăng thông tin quảng cáo, kêu gọi đầu tư trên trang thông tin điện tử của Sở Kế hoạch Đầu tư và cổng thông tin của UBND Thành phố.

4.4.2.4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vự đầu tư - Rà soát và công bố công khai TTHC (có phiên bản bằng tiếng Anh và tiếng Nhật): Các Sở ngành thực hiện rà soát, cập nhật các quy định pháp luật mới và ban hành các TTHC trong tất cả các lĩnh vực (quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, giấy phép lao động, các giấy phép chuyên ngành …..) theo hướng công khai, minh bạch. Các TTHC này sẽ được lựa chọn và dịch sang tiếng Anh, tiếng Nhật, thông tin đến các nhà đầu tư bằng các kênh có thể.

- Nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong giải quyết TTHC:

+ Trách nhiệm giải quyết TTHC đối với đầu tư nước ngoài: UBND Thành phố xem xét phương án phân công 1 Lãnh đạo UBND TP phụ trách toàn diện lĩnh vực đầu tư nước ngoài, nhằm thuận tiện cho việc nắm bắt thông tin phục vụ công tác quản lý và kịp thời chỉ đạo, điều hành giải quyết các vướng mắc, bất cập khi phát sinh liên quan đến khối đầu tư nước ngoài.

+ Tích cực giải quyết vấn đề chậm thời gian đối với hồ sơ liên thông: Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy trình thẩm tra đối với từng lĩnh vực (xác định các đơn vị cần hỏi ý kiến thẩm tra; thống nhất các điều kiện dự án cần đáp ứng (theo lĩnh vực) để hạn chế việc hỏi ý kiến thẩm tra); Thành phố giao các Sở ngành có trách nhiệm gửi văn bản tham gia ý kiến thẩm tra trong thời hạn từ 7-10 ngày làm việc; hạn chế việc phải hỏi ý kiến nhiều lần do văn bản thẩm tra không rõ ràng, gây mất thời gian cho TTHC.

+ Đảm bảo và rút ngắn thời gian đối với hồ sơ thuộc diện đăng ký đầu tư: Đối với các TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của UBND Thành phố không phải có ý kiến thẩm tra của các Bộ Sở ngành, UBND xem xét giải quyết đảm bảo sớm hơn thời hạn 3-5 ngày làm việc.

Phương án phân công, uỷ quyền cho thành viên UBND – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Để giảm tải khối lượng công việc, tiết kiệm chi phí hành chính cho UBND Thành phố và đồng thời đảm bảo thời gian giải quyết TTHC cho doanh nghiệp, UBND Thành phố xem xét phương án phân công cho Uỷ viên UBND Thành phố - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét giải quyết và ký thay mặt UBND, Chủ tịch UBND Thành phố đối với các TTHC đơn giản, bao gồm: các dự án thuộc diện đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư năm 2005 và Điều 44 của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ (dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện), (có thời gian giải quyết theo quy định là 15 ngày làm việc) với số lượng khoảng 600 – 800 lượt hồ sơ / 1 năm (phương án được tham khảo kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh). Đối với loại TTHC đơn giản: cấp chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh (không gắn dự án) và văn phòng đại diện (số lượng khoảng 300 lượt hồ sơ/năm), UBND Thành phố uỷ quyền và giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện trong thời hạn quy định (05 ngày làm việc).

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 87 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)