Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá về thu hút fdi của Nhật Bản vào Hà Nội
4.3.1. Những tồn tại chủ yếu trong thu hút đầu tư từ Nhật Bản tại Hà Nội
Nhìn lại hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thành phố Hà Nội chưa thu hút được các tập đoàn công nghiệp sản xuất lớn của Nhật với mức vốn đầu tư lớn để tạo động lực thu hút và phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phụ trợ. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ với mức đầu tư thấp cũng như chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao. Các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam chủ yếu mua hàng hoá trung gian từ công ty mẹ hoặc các chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài phục vụ gia công, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa sản phẩm, do vậy, quá trình nghiên cứu công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm.
Hiện nay, Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển tiếp khi bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Do đó, lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong tương lai. Các phân tích và chỉ số cạnh tranh cho thấy, các lợi thế cạnh tranh tĩnh (vị trí địa lý, chính trị ổn định, nguồn nhân lực giá rẻ….) chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thay vào đó, các lợi thế động (quy mô thị trường, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định, năng
lực công nghệ…) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thu hút FDI. Tuy nhiên, đối với môi trường đầu tư tại Hà Nội, các các yếu tố này còn thiếu hoặc yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư, cụ thể:
- Khả năng cung ứng đất sạch và mặt bằng sản xuất, nhà xưởng: Qua điều tra khảo sát của 50 Doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội, 64% Daonh nghiệp đánh giá khả năng tiếp cận đát sạch của Thành phố Hà Nội chi dừng ở mức Khá và Thấp, chủ yếu những Doanh nghiệp này tập trung trong lĩnh vực Sản xuất, kinh danh bất động sản và lĩnh vực thương mại đầu tư Dự án có sử dụng đất; 30%
Doanh nghiệp đánh giá chỉ tiêu này thuộc mức rất cao, do chủ yếu các Doanh nghiệp này thuộc lĩnh vực cung cấp dịch vụ, chỉ thuê văn phòng làm cơ sở giao dịch, làm việc với khách hàng.
Bảng 4.6. Ý kiến Nhà đầu tư về khả năng tiếp cận đất đai và khả năng cung ứng mặt bằng tại Thành phố Hà Nội
Phân loại đối tượng Số lượng
mẫu
Phân loại đánh giá
Rất cao Cao Khá Thấp Rất thấp
Lĩnh vực sản xuất 10 3 7
Lĩnh vực kinh doanh
bất động sản 15 2 13
Lĩnh vực cung cấp
dịch vụ 15 15
Lĩnh vực thương mại 5 2 3
Lĩnh vực khác 5 3 1 1
Tổng 50 15 3 8 24 0
Tỷ lệ (%) 100 30 6 16 48 0
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Điều này cho thấy Hà Nội hiện nay chưa đáp ứng được đối với nhu cầu của các doanh nghiệp Nhật Bản. Các khu công nghiệp tập trung đa số đã được lấp đầy, một số Khu, cụm công nghiệp mới đang trong giai đoạn GPMB hoặc chưa đầu tư xây dựng nên chưa đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư. Các khu này không được thiết kế, xây dựng phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người Nhật, thiếu các dịch vụ đồng bộ kèm theo phục vụ cho các chuyên gia người Nhật sinh sống và làm việc tại các địa điểm này. Thêm vào đó khó khăn trong GPMB tại Hà Nội cũng làm nhà đầu tư Nhật Bản lo ngại.
Yêu cầu lựa chọn địa điểm phù hợp với quy hoạch là vấn đề khó khăn với các nhà đầu tư do hiện các nhà đầu tư không có thông tin về quy hoạch phân khu và quy hoạch ngành. Bên cạnh đó, các quy hoạch này cũng không chỉ ra rõ các
địa điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn thực hiện dự án, đặc biệt các dự án cung cấp dịch vụ.
- Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng:
So với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Phillipines, Malaixia… thì nhiều nhà đầu tư Nhật Bản cho rằng chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam kém hơn cả, hệ thống đường giao thông chậm được xây dựng hiện đại gây ra tình trạng quá tải khi các phương tiện vận chuyển gia tăng nhanh chóng.
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát ý kiến Nhà đầu tư về cơ sở hạ tầng thành phố Hà Nội Cơ sở hạ tầng kỹ
thuật Số
mẫu Tỷ lệ (%)
Phân loại (%) Rất
tốt Tốt Khá Trung
bình Không tốt
Giao thông đường sắt 50 100 52 30 12 6
Giao thông đường bộ 50 100 4 60 18 14 4
Giao thông đường thủy 50 100 14 30 40 16
Giao thông đường
hàng không 50 100 6 54 30 10
Hệ thống điện 50 100 10 16 60 14
Hệ thống nước 50 100 10 18 60 12
Hệ thống thông tin 50 100 20 64 12 4
Dịch vụ khác 50 100 24 40 16 20
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) Qua kết quả khảo sát, khoảng 84% ý kiến của doanh nghiệp cho biết họ chưa gặp khó khăn nhiều về cơ sở hạ tầng nói chung, bao gồm cả hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật phục vụ dự án như hệ thống cấp điện, nước, xử lý nước thải, bưu chính viễn thông. Tuy nhiên, khoảng 16% doanh nghiệp phản ánh gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, cụ thể:
+ Hạ tầng giao thông: Khoảng 16% Doanh nghiệp đánh giá giao thông Hà Nội chỉ dừng ở mức Trung Bình và Không Tốt; đồng thời cho rằng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải của Hà Nội còn nhiều bất cập và yếu kém, thiếu một mạng lưới khung hoàn chỉnh. Tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu của một đô thị hiện đại. Mặt cắt ngang đường phần lớn là hẹp và có quá nhiều nút giao thông đồng mức. Phương tiện giao thông cá nhân tăng quá nhanh và thiếu hệ thống vận tải hành khách công công (hiện mới chỉ có loại hình xe buýt) dẫn đến tình trạng thường xuyên ùn tắc. Hệ thống bến, bãi, điểm đỗ xe cũng thiếu về số lượng, phân bố không đều và chưa hợp lý, chất lượng dịch vụ chưa cao.
+ Nguồn cung cấp điện không ổn định, chất lượng điện thấp, đôi lúc xảy ra trường hợp cắt điện đột ngột, không có kế hoạch hoặc thông báo trước cho doanh nghiệp. 14% Doanh nghiệp đánh giá tiêu chí này chỉ dừng ở Trung Bình.
+ Các công trình nhà ở, khách sạn và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư Nhật Bản bên cạnh các khu công nghiệp chưa phát triển, không thuận lợi cho nhà đầu tư và người lao động. Thường họ phải thuê chỗ ở cách xa dự án hoặc phải về trung tâm thành phố, gây tốn kém thời gian, chi phí di chuyển và không có tính ổn định. Việc chậm phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng ảnh hưởng đáng kể đến thực hiện thủ tục đầu tư cũng như giảm tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư. 20% Doanh nghiệp đánh giá chỉ số này là Không tốt.
- Vướng mắc trong thực hiện các thủ tục hành chính: Theo báo cáo PCI 2015 của USAIDS/VNCI-VCCI, doanh nghiệp đánh giá chỉ số về chi phí thời gian thực hiện các quy định của nhà nước không có sự biến chuyển mạnh, cụ thể năm 2014 là 5,54 và năm 2015 là 5,56 điểm.
Qua kết qua khảo sát điều tra đối với 50 Doanh nghiệp Nhật Bản, có đến 54% doanh nghiệp được hỏi cho rằng không có bất kỳ sự thay đổi nào sau khi thực hiện CCHC và chỉ có khoảng 46% doanh nghiệp được hỏi đồng ý với nhận định rằng Thành phố có sáng tạo trong việc giải quyết những vướng mắc đối với cộng đồng doanh nghiệp.
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát về thực hiện cải cách thủ tục hành chính của thành phố Hà Nội
Phân loại đối tượng Số lượng
mẫu
Phân loại đánh giá Rất tốt Tốt Trung
bình Kém Rất
kém
Lĩnh vực sản xuất 10 4 6
Lĩnh vực kinh doanh
bất động sản 15 3 10 2
Lĩnh vực cung cấp
dịch vụ 15 3 10 2
Lĩnh vực thương mại 5 2 3
Lĩnh vực khác 5 1 4
Tổng 50 3 20 25 2
Tỷ lệ (%) 100 6 40 50 4
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
- Chi phí nguyên vật liệu cao do tỷ lệ nội địa hoá thấp: Theo khảo sát về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Châu Á và Châu Đại Dương năm 2015 của JETRO: Chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 63,3 tổng chi phí sản xuất, so với chi phí nhân công bình quân là 17,2% thì chi phí nguyên liệu chiếm phần lớn. Tỷ lệ chi phí nguyên liệu, linh kiện cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam khá cao, khoảng 62,4%, chiếm hơn một nửa giá thành sản xuất, vì vậy, việc giảm phí nguyên liệu đang là thách thức chung của các doanh nghiệp Nhật Bản.
- Chi phí lao động cao, lao động thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng các yêu cầu cao của nhà đầu tư Nhật Bản: Theo đánh giá của các Nhà đầu tư Nhật Bản, nguồn nhân lực của Hà Nội rất tiềm năng về số lượng, tuy nhiên, chưa đáp ứng về chất lượng và tính chuyên nghiệp. Các lao động phổ thông phần lớn chưa được hướng dẫn và đào tạo kỹ năng, thói quen làm việc trong môi trường áp lực, đòi hỏi phải học hỏi, phối hợp đồng bộ và phải có tính kỷ luật cao. Còn thiếu nhân lực có tay nghề trong các ngành công nghệ cao. Theo nhận định của các doanh nghiệp Nhật Bản được điều tra, khảo sát: 68% doanh nghiệp (tương đương 34/50) được hỏi đánh giá gặp khó khăn về năng lực, ý thức của lao động địa phương và 54% (27 doanh nghiệp) gặp khó khăn trong tuyển dụng nhân lực địa phương vào các vai trò lãnh đạo doanh nghiệp.
Bảng 4.9. Khảo sát đánh giá của Doanh nghiệp về lao động tại Thành phố Hà Nội.
Số lượng mẫu
Tỷ lệ
(%) Yếu tố
Phân loại (%) Rất thấp Thấp Bình
thường Cao Rất cao
50 100 Giá cả 70 26 4
50 100 Số lượng 24 30 46
50 100 Chất lượng 8 60 27 5