Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá về thu hút fdi của Nhật Bản vào Hà Nội
4.3.2. Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế
- Chưa chú trọng công tác quy hoạch, tạo mặt bằng dành riêng cho khu vực FDI: Công tác quy hoạch ngành còn chậm, chưa rõ ràng và không có định hướng quy hoạch mặt bằng cho khu vực FDI, chưa nói đến việc quy hoạch mặt bằng và xây dựng nhà xưởng cho sản xuất phù hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản.
- Công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu: Thực hiện nội địa hoá nguyên liệu là mục tiêu đang được triển khai trọng tâm tại một số nước như Trung Quốc,
Đài Loan, Thái Lan…Tỉ lệ doanh nghiệp muốn nội địa hoá chiếm trên 75% và việc tăng tỷ lệ nội địa hoá cũng được ưu tiên mua từ nhà cung cấp địa phương hơn là mua từ nhà cung cấp Nhật Bản tại đó nhằm mục tiêu giảm giá thành, tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa đáp ứng được cả về yêu cầu loại sản phẩm, số lượng và chất lượng.
Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất Nhật Bản ở Việt Nam chỉ đạt 27,9%, thấp hơn bình quân chung là 47,8% và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (60,8%), Thái Lan (52,9%) và Indonesia (43,3%). Các nhà cung cấp nguyên liệu, linh kiện nội địa tại Việt Nam khoảng 45% là doanh nghiệp địa phương, 37% là doanh nghiệp Nhật Bản, và 18% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác. Điều này ảnh hưởng đến các doanh nghiệp của Nhật Bản trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp ở Việt Nam để giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
0 10 20 30 40 50 60 70
Việt Nam Trung Quốc
Thái Lan Indonesia Bình quân chung
Biểu đồ 4.6. Tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam so với các nước trong khu vực và bình quân chung
Nguồn: Báo đầu tư (2015) - Chưa chú trọng công tác đào tạo lao động chất lượng cao đáp ứng tiêu chuẩn của nhà đầu tư Nhật Bản: Nhiều doanh nghiệp cho rằng, sự phát triển ồ ạt các khu công nghiệp dẫn tới tình trạng thiếu ổn định của nguồn lao động. Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động địa phương đạt yêu cầu do:
tính ổn định việc làm thấp, thường xuyên có tình trạng người lao động không có ý thức kỷ luật trong thời gian làm việc, nghỉ việc tuỳ ý hoặc chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khác; khả năng tự cập nhật kiến thức và ý thức nâng cao chuyên môn chưa cao; rất ít lao động giao tiếp được bằng tiếng Anh hoặc tiếng
Nhật; đinh nghĩa về mức lương tối thiểu không rõ ràng, người lao động chưa được giải đáp thấu đáo về các quy định liên quan đến tiền lương dẫn đến tình trạng tranh chấp trong lao động hoặc đình công. Điều này dẫn đến tính thiếu chuyên nghiệp của các lao động cũng như tình trạng nguồn lao động chất lượng cao không ổn định.
- Hệ thống pháp luật còn chưa rõ ràng, đồng bộ, CCHC còn chậm, thiếu tính chủ động, sáng tạo: Nhiều Doanh nghiệp cho rằng hệ thống văn bản pháp luật và hướng dẫn còn thiếu tính đồng bộ giữa Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành, dẫn đến TTHC mất nhiều thời gian và chi phí của nhà đầu tư khi thực hiện các thủ tục theo quy định, cũng như khó khăn cho cơ quan nhà nước trong công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp FDI.
- Chưa xác định được ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tư chiến lược thu hút FDI và phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của Thành phố: Việc thu hút FDI vẫn theo cách truyền thống dựa trên cơ sở những gì Thành phố cần mà chưa có các nghiên cứu, phân tích, đánh giá khoa học về chất lượng, tác động của các sản phẩm, dịch vụ do khối FDI cung cấp đến phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu lao động mang tính dài hạn. Do vậy, hiện tại Thành phố chưa xác định được ngành, lĩnh vực, địa bàn chiến lược thu hút FDI, chưa xây dựng được các rào cản kỹ thuật cần thiết để lọc bớt đầu tư FDI trong lĩnh vực không thật sự cần thiết và phù hợp với Thành phố như:
các doanh nghiệp có mức vốn đầu tư quá nhỏ, các doanh nghiệp sử dụng đất nhiều và mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội thấp….
- Công tác xúc tiến đầu tư chưa đạt hiệu quả: Khả năng và các nguồn cung cấp thông tin một cách đồng bộ về môi trường đầu tư của Hà Nội cho các nhà đầu tư Nhật Bản chưa đáp ứng. Hiện các thông tin trên các trang thông tin điện tử của Thành phố và các Sở ngành, quận huyện chủ yếu bằng tiếng Việt, một số trang có thông tin bằng tiếng Anh, không có tiếng Nhật. Bên cạnh đó, các thông tin cơ bản về quy hoạch không gian, quy hoạch ngành, kế hoạch, định hướng phát triển của thành phố và từng khu vực chưa được cập nhật một cách đồng bộ và thông tin công khai để các nhà đầu tư có cơ sở định hướng đầu tư và lập dự án cho phù hợp. Theo báo cáo PCI 2015 của USAIDS/VNCI-VCCI, chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của Hà Nội xếp hạng thứ 24/63. Các doanh nghiệp đánh giá thấp hơn năm 2014 về website của thành phố (cụ thể: Năm 2014 đạt 6,28 điểm; năm 2015 đạt 6,14 điểm).
Phần lớn các Nhà đầu tư Nhật Bản (30/50 Doanh nghiệp) được hỏi đều cho rằng việc đầu tư tại Hà Nội xuất phát từ việc đầu tư theo xu thế, theo sự giới thiệu từ các Nhà đầu tư khác,… việc tiếp cận thông tin tại Hà Nội là khá khó khăn và không rõ đầu mối cụ thể để có thể được giải đáp các câu hỏi về đầu tư tại Thành phố.
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát phân loại lý do đầu tư tại Hà Nội của các Doanh nghiệp Nhật Bản
Phân loại đối tượng Số lượng mẫu
Phân loại theo lý do đầu tư Theo
chương trình xúc tiến đầu tư
Tự tìm đến đầu
tư
Qua giới thiệu của nhà đầu
tư khác
Qua các nguồn thông tin
khác
Lĩnh vực sản xuất 10 4 3 3
Lĩnh vực kinh doanh
bất động sản 15 5 4 6
Lĩnh vực cung cấp
dịch vụ 15 2 3 6 4
Lĩnh vực thương mại 5 3 1 1
Lĩnh vực khác 5 1 1 2 1
Tổng 50 6 14 16 14
Tỷ lệ (%) 100 12 28 32 28
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016) - Chưa tạo được lòng tin về một môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch đối với các doanh nghiệp FDI đang hoạt động: Để các nhà đầu tư mới tin tưởng vào môi trường đầu tư của Hà Nội, trước hết cần chú trọng hỗ trợ tốt các doanh nghiệp đã thành lập và đang hoạt động để làm minh chứng. Tuy nhiên, công tác hậu kiểm và đối thoại với doanh nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên. Theo phản ánh của doanh nghiệp, các đối thoại này, nếu có, hiện chỉ mang tính hình thức, chưa giải quyết được triệt để các đề xuất, đề nghị của doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn, vướng mắc hoặc cải thiện môi trường đầu tư nói chung. Theo báo cáo PCI 2015 của USAIDS/VNCI-VCCI, chỉ số thiết chế pháp lý của Thành phố năm 2015 sụt giảm (giảm 0,02 điểm so với năm 2014, từ 4,66 xuống 4,64), thể hiện lòng tin của doanh nghiệp sụt giảm đối với hệ thống toà án, tư pháp và khả năng bảo vệ pháp luật đối với doanh nghiệp.
- Cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia và các tình, thành phố trong thu hút FDI:
Kể từ năm 2010, dòng FDI vào các nền kinh tế đang nổi và chuyển đổi chiếm 52% dòng FDI toàn cầu. Các nước mới nổi như: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc là những địa điểm hấp dẫn FDI. Tuy nhiên, một xu hướng mới là các nước này và một số nước trong ASEAN đang ngày càng đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Ở cấp quốc gia, hiện Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh quốc gia trong thu hút FDI từ các nước trong khu vực như Ấn Độ, Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Phillipines…Với những cải cách nhanh chóng gần đây, Myama cũng nổi lên là quốc gia có khả năng thu hút FDI mạnh mẽ trong tương lai gần. Theo số liệu từ JETRO: năm 2015, Thái Lan thu hút được FDI của Nhật Bản nhiều gấp 2,3 lần số dự án và gấp 2,8 lần tổng vốn đầu tư so với Việt Nam, còn Indonesia thu hút được gấp 2 lần về số lượng dự án.
Ở cấp tỉnh, thành phố: Hà Nội hiện không còn là địa điểm đầu tư hấp dẫn nếu trong so sánh với các tỉnh lân cận như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh….Với vị trị giao thông thuận lợi, ngay giáp Hà Nội trong khi có lợi thế hơn Hà Nội về mặt bằng sản xuất kinh doanh sẵn có, giá thuê đất, nhân công rẻ, sự quan tâm và được tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế đầu tư, TTHC của tỉnh / thành phố, giao thông đã thông thoáng….một số nhà đầu tư có xu hướng lựa chọn các địa điểm này thay cho Hà Nội. Một số tỉnh như: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bà Rịa – Vũng Tàu đã hình thành những khu công nghiệp dành riêng cho các nhà đầu tư Nhật Bản với sự ưu tiên và tập trung đầu tư từ cấp Chính phủ.
- Các yếu tố khác: Môi trường sinh thái đang ở mức báo động, sông hồ, không khí bị ô nhiễm, tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm không đảm bảo…
Bên cạnh những khó khăn nội tại của Thành phố, bối cảnh kinh tế chung của thế giới và xu hướng đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay cũng đặt ra cho Thành phố nhiều thách thức:
+ Chiến lược giảm thiểu rủi ro của nhà đầu tư nước ngoài: Theo báo cáo PCI 2015 của VCCI, 25% doanh nghiệp vận hành chuỗi cung ứng quốc tế lựa chọn việc sản xuất những bộ phận chính của sản phẩm ở nước khác, và vận chuyển tới Việt Nam khi cần để tránh các rủi ro khi bị thu hồi đất hoặc rủi ro bị tham nhũng trong quá trình vận hành; và 25% chọn giải pháp hạn chế giải ngân vốn đầu tư đã được cấp phép cho đến khi cảm thấy tin tưởng vào môi trường đầu tư. Chiến lược này là một trong những lý do khiến doanh nghiệp FDI trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng có tỷ lệ giải ngân trên thực tế thấp và có xu hướng không đầu tư sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam.
+ Xu hướng khai thác tài nguyên, đẩy công nghệ lạc hậu sang các nước kém phát triển hơn: Hiện nay, một số nước, đặc biệt là Trung Quốc và các nước trong khu vực đang chú trọng nâng cao hiệu quả đầu tư tại nước họ.
Do đó, có xu hướng tìm kiếm công nghệ sạch đầu tư trong nước và đẩy công nghệ thấp hơn, thậm chí là ô nhiễm môi trường sang các nước có năng lực quản lý kém; xu hướng tìm nguồn nguyên liệu để đối phó với khủng hoảng năng lượng nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; xu hướng tìm kiếm đất đai, nguồn nước và các tài nguyên khoáng sản nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, đảm bảo môi trường quốc gia họ là các vấn đề Thành phố phải lưu ý trong quá trình thu hút FDI.