Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 24 - 28)

2.4. Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới và trong nước

2.4.2. Tình hình nuôi cá rô phi ở Việt Nam

Theo Tổng cục thủy sản, năm 2015, diện tích nuôi cá rô phi của cả nước là 25.748 ha, nuôi lồng bè với tổng thể tích 1.210.465 m3. Chi tiết diện tích, sản lượng và số lượng lồng bè của các địa phương tại Bảng 2.1. Sản lượng cá rô phi nuôi tập trung cao nhất ở các khu vực đồng bằng Sông Hồng và Tây Nam Bộ, chiếm 74,15% sản lượng cá rô phi nuôi của cả nước.

Bảng 2.1. Thống kê sơ bộ diện tích, sản lượng, số lượng và thể tích lồng, bè nuôi cá rô phi theo 7 vùng sinh thái (2014)

Địa phương Diện tích nuôi (ha)

Số lồng, bè (chiếc)

Thể tích (m3)

Sản lượng (tấn)

Miền núi phía Bắc 7.348 600 3.560 21.373

Đồng bằng Bắc bộ 10.660 1.658 195.597 72.303

Bắc Trung bộ 2.927 - - 11.270

Nam Trung bộ 139 - - 680

Tây Nguyên 1.578 - - 5.750

Đông Nam bộ 1.115 63 6.300 6.755

Tây Nam bộ 1.648 6.898 898.008 62.641

Tổng 25.415 9.219 1.103.465 180.772

Nguồn: Tổng cục Thủy sản (2015) So với diện tích nuôi trồng thủy sản trong cả nước, diện tích nuôi cá rô phi chiếm tỷ lệ thấp. Cơ cấu diện tích nuôi cá rô phi năm 2005 là 3,12%, năm 2010 là 0,75%, năm 2014 là 1,99%. Diện tích nuôi trồng thủy sản trong cả nước tăng

lên hàng năm, trong khi diện tích nuôi cá rô phi có biến động, năm 2010 và 2014 đều có diện tích nuôi thấp hơn năm 2005.

Hình 2.3. Diện tích nuôi cá rô phi và diện tích nuôi trồng thủy sản trong cả nước qua các năm 2005, 2010, 2014

Trong số 25.415 ha nuôi cá rô phi, chủ yếu tập trung ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung bộ. Ở miền Nam, diện tích nuôi cá rô phi chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là các ao ương nuôi cá giống hoặc nuôi cá rô phi trong mương vườn. Những địa phương ở phía Bắc có nghề nuôi cá rô phi trong ao phát triển chiếm diện tích lớn và sản lượng cao bao gồm Hải Dương (3.772 ha), Bắc Giang (3.380 ha), Nghệ An (1.800 ha), Hải Phòng (1.540 ha), Hưng Yên (1.200 ha), Hà Nội (1.109 ha).

Hình 2.4. Diện tích nuôi cá rô phi ở một số địa phương

2.4.2.2. Sản lượng

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, (2015) sản lượng cá rô phi năm 2014 của cả nước đạt 187.800 tấn, tăng 358,5% so với năm 2010. Các địa phương có sản lượng cá rô phi cao bao gồm An Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Tháp, Tiền Giang, Hà Nội có sản lượng cá rô phi đạt trên 10.000 tấn/năm. Những địa phương có tỷ lệ sản lượng cá rô phi xuất khẩu cao bao gồm An Giang, Thanh Hóa.

Hình 1.5. Biến động sản lượng cá rô phi qua các năm 2.4.2.3. Năng suất

Năng suất nuôi cá rô phi có sự tăng trưởng: Năm 2005 đạt 1,84 tấn/ha, năm 2010 là 4.96 tấn/ha và năm 2014 đạt 7,87 tấn/ha (hình 2.6).

1.83

4.95

7.82

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

2005 2010 2015

Năng suất nuôi (kg/ha)

Hình 2.6. Năng suất nuôi cá rô phi qua các năm 2005, 2010, 2014 2.4.2.4. Thị trường tiêu thụ

Thị trường xuất khẩu cá rô phi: Nhiều nhà nhập khẩu hài lòng với cá rô phi Việt Nam và đánh giá trội hơn cá rô phi Trung Quốc về chất lượng; 10 tháng đầu

năm 2014, Việt Nam xuất khẩu cá rô phi sang hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, với giá trị đạt 27,359 triệu USD (Tổng cục Thủy sản, 2015).

Thị trường tiêu dùng nội địa: Việt Nam với trên 90,728 triệu dân, là thị trường quan trọng cho cá rô phi. Với sản lượng cá rô phi hiện đạt 187.800 tấn, trong khi sản lượng cá rô phi xuất khẩu còn hạn chế thì hầu hết sản lượng cá rô phi do Việt Nam sản xuất đều được tiêu thụ nội địa. Ở miền Bắc, tiêu thụ cá rô phi vằn là phổ biến còn ở miền Nam chủ yếu tiêu dùng cá rô phi đỏ.

2.4.2.5. Chất lượng cá rô phi giống và công nghệ nuôi tại Việt Nam

Việt Nam đã thực hiện một số chương trình chọn lọc nâng cao tốc độ sinh trưởng cá rô phi như NOVIT, GIFT, sinh trưởng nhanh trong điều kiện nhiệt độ thấp, trong môi trường nước lợ mặn, chọn giống cá rô phi đỏ… Về sinh trưởng, các dòng cá rô phi chọn giống của Việt Nam có tốc độ sinh trưởng khá, có thể đạt được kích cỡ 600-800g/con sau 5-6 tháng nuôi; chất lượng thịt thơm ngon. Tuy vậy, còn một số điểm hạn chế như khả năng kháng bệnh kém, tỷ lệ fillet chưa cao và sinh trưởng chậm khi cá đạt >800 g/con (Tổng cục Thủy sản, 2015).

Ưu thế của cá rô phi Novit - 4 là tốc độ tăng trưởng 12 - 15% so với đàn cá GIFT tại địa phương; tỷ lệ sống cao 80 – 90%, có khả năng kháng một số bệnh phổ biến và chịu lạnh tốt. Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I đã tiến hành nuôi thử nghiệm Novit - 4 tại một số nơi ở Miền Bắc như Hải Dương, Nghệ An là 2 tỉnh có nguồn nước ngọt chủ động quanh năm: Sau 4 tháng nuôi trong ao cá đạt trọng lượng bình quân 0,5 kg/con (Tổng cục Thủy sản, 2015).

Việt Nam đã phát triển 4 công nghệ nuôi cá rô phi đang được áp dụng phổ biến: Nuôi chuyên canh cá rô phi trong ao, nuôi ghép cá rô phi trong ao và nuôi cá rô phi trong lồng bè. Nuôi ghép các loài cá có tính ăn khác nhau, sống ở tầng nước khác nhau trong một ao có mục đích là tận dụng được nguồn thức ăn hợp lý ở các tầng nước khác nhau. Mô hình nuôi ghép lấy cá rô phi làm chính (80% cá rô phi, 20% cá khác) đã và đang được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Mật độ nuôi 1-2 con/m2, năng suất nuôi 6-8 tấn/ha, trong đó năng suất cá rô phi chiếm dao động trong khoảng 4-6 tấn/ha/vụ nuôi 6-7 tháng là phổ biến. Các loài cá nuôi ghép bao gồm cá Chép, Trắm cỏ, Mè Trắng, Trôi. Hình thức nuôi ghép này cho phép tận dụng hiệu quả cơ sở thức ăn tự nhiên trong ao nhờ các loài cá có phổ thức ăn khác nhau. Mặt khác, nuôi ghép cũng phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường nội địa. Khi thu hoạch sẽ đồng thời có nhiều sản phẩm,

Đối với nuôi cá rô phi trong ao, hầu hết các hộ dân đã nhận thức được tầm quan trọng của ôxy hòa tan và bố trí các thiết bị nhằm bổ sung ôxy cho cá như máy bơm, máy quạt nước, máy sục khí để vận hành vào những thời điểm cá nổi đầu. Tuy nhiên do điều kiện đầu tư và trình độ thấp nên hầu hết các hộ dân không biết cách quản lý các chất gây độc cho cá như H2S, NO2... Kết quả quan trắc môi trường vùng nuôi cá rô phi thâm canh tại miền Bắc vào các đợt nắng nóng, có hiện tượng cá chết cho thấy phần lớn chất lượng môi trường nước trong ao nuôi không đảm bảo, trong đó có chỉ tiêu DO thấp và khí H2S cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép dành cho môi trường nước nuôi trồng thủy sản. Hàm lượng H2S dao động từ 0,02 - 1,4 mg/lít ở Hà Nội, từ 0 - 0,8mg/lít tại Bắc Ninh. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cá nuôi, cá yếu và dịch bệnh bùng phát (Nguyễn Viết Khuê, 2009).

Nhìn chung cá rô phi là loài cá nuôi phù hợp với điều kiện của nước ta kể cả về tự nhiên và kinh tế, nó đang ngày càng trở thành đối tượng nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu các loài cá nuôi ở nước ta.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)