4.2. Kết quả mô hình
4.2.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố môi trường
Môi trường là toàn bộ các yếu tố vô sinh và hữu cơ bao quanh cơ thể sinh vật. Đối với môi trường sống của cá chính là môi trường nước, trong một môi trường có những điều kiện sống thuận lợi, cá sinh trưởng khỏe mạnh, khả năng tăng trọng ổn định, mang lại sản lượng cao. Ngược lại, nếu môi trường bị nhiễm bẩn, cá sinh trưởng yếu, tỷ lệ cá nhiễm bệnh và chết cao, cá tăng trọng chậm qua đó làm giảm đáng kể sản lượng thu hoạch. Khi đánh giá tác động của môi trường sống, một số yếu tố cần quan tâm tới: pH nước, hàm lượng ôxi hòa tan và một số yếu tố môi trường khác như nồng độ khí NH3, H2S...
Kết quả nghiên cứu về biến động ở một số yếu tố môi trường được thể hiện qua các bảng 4.2.
Bảng 4.2. Các yếu tố môi trường ở ao nuôi cá rô phi
Ao DO pH T0 NH4+ NH3 H2S
H1 4,7±0,14 7,6±0,16 26,9±0,25 0,54±0,18 0,006±0,001 0,005±0,0008 H2 4,6±0,12 7,5±0,17 27,0±0,23 0,49±0,17 0,007±0,003 0,005±0,0007 H3 4,1±0,21 7,6±0,13 27,7±0,24 0,69±0,21 0,008±0,004 0,006±0,0009 H4 4,6±0,18 7,5±0,19 27,2±0,22 0,46±0,18 0,007±0,003 0,004±0,0006 H5 4,4±0,13 7,6±0,21 26,7±0,21 0,53±0,15 0,006±0,001 0,005±0,0008 H6 4,2±0,12 7,5±0,20 27,7±0,25 0,64±0,19 0,006±0,002 0,006±0,0005 H7 4,7±0,13 7,5±0,18 26,6±0,24 0,49±0,20 0,006±0,003 0,005±0,0009 H8 4,2±0,11 7,1±0,23 27,1±0,26 0,63±0,21 0,009±0,001 0,006±0,0012 H9 4,3±0,10 7,4±0,23 26,5±0,24 0,52±0,18 0,007±0,002 0,005±0,0013
4.2.1.1. Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước là đại lượng đặc trưng luôn biến đổi theo thời tiết (theo mùa hay theo quy luật ngày đêm), được cung cấp chủ yếu từ bức xạ nhiệt mặt trời và các phản ứng phân hủy chất hữu cơ trong thủy vực. Sự thay đổi nhiệt độ là nguyên nhân chính làm thay đổi tốc độ trao đổi chất, rối loạn sự hô hấp, làm mất cân bằng PH máu, làm thay đổi điều hòa áp suất thẩm thấu và làm tổn thương bóng hơi của cá. Mỗi loài cá đều có một khoảng nhiệt độ giới hạn.
Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sống sót và sinh sản của các loài cá tương đối rộng nhưng khoảng nhiệt độ cho tăng trưởng cực đại lại rất hẹp.
Bảng 4.3. Nhiệt độ ao nuôi qua các tháng
Ao T7 T8 T9 T10 T11 T12 TB
H1 31,5 30,1 28,6 26,2 24,1 21,0 26,9±0,25
H2 31,8 30,5 29,0 26,1 24,0 20,6 27,0±0,23
H3 32,1 31,0 29,5 27,1 25,0 21,4 27,7±0,24
H4 31,6 30,5 29,0 26,6 24,5 20,9 27,2±0,22
H5 31,1 30,0 28,5 26,1 24,0 20,7 26,7±0,21
H6 32,3 31,2 29,7 26,8 24,7 21,6 27,7±0,25
H7 30,9 29,8 28,3 25,9 24,1 20,3 26,6±0,24
H8 31,4 30,3 28,8 26,4 24,3 21,1 27,1±0,26
H9 30,3 29,4 27,9 26,0 24,3 20,8 26,5±0,24
TB 31,4 30,3 28,8 26,4 24,3 20,9 27,0±0,22
Kết quả về nhiệt độ tại các ao nuôi ở bảng 4.3 cho thấy, nhiệt độ ở các ao dao động từ 26,50C-27,70C, trung bình 270C. Ao H3 và H6 có nhiệt độ cao nhất (27,70C), ao H9 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 26,50C sự sai khác ở ác ao nuôi không có ý nghĩa thống kê, mà sự sai khác chỉ có ý nghĩa thống kê giữa các tháng nuôi. Theo kết quả nghiên cứu của Balarin và Haller, (1982). Nhiệt độ thuận lợi cho sinh trưởng của cá rô phi là 20-35oC, tối ưu ở ở 28-300C. Như vậy, nhiệt độ trung bình tại các ao nuôi đều nằm trong ngưỡng cho phép và phù hợp để nuôi cá. Tuy nhiên vào thời điểm tháng 7 đến tháng 8 có những ngày nắng nóng nhiệt độ cao 37-380C do đó nhiệt độ nước cũng tăng cao trên 350C; điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của cá. Tuy nhiên do các chủ hộ được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng tốt dó đó cá nuôi được đảm bảo không
Hình 4.2. Biến động của nhiệt độ qua các tháng nuôi
Nhìn vào hình 4.2 có thể thấy nhiệt độ giảm dần theo thời gian nuôi. Thời gian đầu vụ nuôi, vào tháng 7 nhiệt độ trung bình là 31,40C, giảm dần và đạt mức 20,90C vào tháng 12. Nhiệt độ không khí giảm dần từ tháng 7 đến tháng 12, và nhiệt độ nước thay đổi theo nhiệt độ không khí, do vậy nhiệt độ nước cũng giảm dần từ tháng 7 đến tháng 12. Nhiệt độ giữa tháng 7, 8, 9 không có sự chênh lệch lớn nhưng nhiệt độ giữa tháng 7, 8, 9 với tháng 10, 11, 12 có sự sai khác khá lớn chênh lệch từ 4,3 -10,50C và có ý nghĩa thống kê với mức xác suất P<0,05.
4.2.1.2. Biến động giá trị pH ở các ao nuôi
pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng về chất lượng nước nó là chỉ số phản ánh độ axit hay độ kiềm của vùng nước và cho biết các quá trình sinh học và hóa học xảy ra trong ao nuôi. Ảnh hưởng mang tính chất sinh lý của pH đối với cá là duy trì sự cân bằng pH của máu trong cơ thể. Khi pH <5 sẽ làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hemoglobin, cản trở quá trình hô hấp của cá. Nếu pH>9 sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô bị phá hủy. Bên cạnh đó pH quá cao hoặc quá thấp là nguyên nhân làm tăng độc tính của khí NH3 và H2S. Kết quả pH ở các ao nuôi thể hiện qua bảng 4.4.
Theo QCVN 38:2011/BTNMT giá trị pH thích hợp để bảo vệ đời sống thủy sinh nằm trong khoảng 6,5 – 8,5. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn đình Liệu (2004), cá rô phi có giới hạn pH từ 5-10 nhưng thích hợp nhất là 6,5-8,5. Kết quả ở bảng trên cho thấy giá trị pH trung bình ở các ao nuôi khá tương đồng nhau dao động từ 7,4-7,7 và sự sai khác không có ý nghĩa thống kê với P>0,05. Theo thời gian nuôi, càng về cuối vụ nuôi pH có xu hướng giảm, pH cao nhất vào tháng 8
và tháng 9 đạt 7,8 và thấp nhất vào tháng 12 đạt 7,3. Trong đó: pH ao nuôi có sự khác biệt giữa buổi sáng và buổi chiều, pH buổi sáng dao động từ 6,9 – 7,5 và buổi chiều pH dao động từ 7,7 – 8,6. pH tăng là do tăng quá trình hòa tan của khí CO2, các acid hữu cơ và các hoạt động sinh hóa của thủy sinh vật. Càng về cuối vụ nuôi vào thời điểm tháng 11 và tháng 12, nhiệt độ không khí giảm, cường độ chiếu sáng giảm, tảo cũng không phát triển mạnh như những tháng trước và tàn lụi nhiều hơn, bên cạnh đó chất thải của cá và lượng chất thải tích tụ ở đáy ao càng về cuối vụ càng nhiều. Do đó giá trị pH cũng có xu hướng giảm theo thời gian nuôi tại các hộ.
Bảng 4.4. Giá trị pH ở các ao nuôi
Ao T7 T8 T9 T10 T11 T12 TB
H1 7.4 8.2 8.0 7.6 7.6 7.4 7.7±0,16
H2 7.5 7.9 7.6 7.5 7.4 7.4 7.6±0,17
H3 7.2 8.0 8.0 7.5 7.3 7.3 7,6±0,16
H4 7.5 7.6 7.7 7.5 7.5 7.2 7,5±0,17
H5 7.8 8.1 7.8 7.5 7.4 7.2 7,6±0,13
H6 7.7 7.6 7.9 7.7 7.4 7.2 7,6±0,19
H7 7.4 7.5 7.8 7.6 7.4 7.4 7,5±0,21
H8 7.5 8.0 7.5 7.3 7.4 7.3 7,5±0,20
H9 7.3 7.6 7.5 7.3 7.3 7.2 7,4±0,18
TB 7.5 7.8 7.8 7.5 7.4 7.3 7.5±0,15
4.2.1.3. Ôxy hòa tan
Cá có thể sống được trong nước là do trong nước có ô xi được cung cấp cho cơ thể cá dưới dạng hòa tan (DO), vì thế theo dõi hàm lượng ôxy hòa tan là một chỉ tiêu môi trường quan trọng, quyết định tới tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá.
Kết quả DO ở các ao thể hiện ở bảng 4.5.
Qua bảng 4.5 cho thấy, hàm lượng ôxy hòa tan ở các ao nuôi dao động từ 4,1 - 4,7mg/l, ao H1 và H7 có DO đạt cao nhất 4,7mg/l; ao H3 và H6 đạt thấp nhất 4,1 - 4,2mg/l. Hàm lượng DO ở các ao cao hơn hơn so với QCVN 38:2011 (>4mg/l). Tháng 11 và tháng 12 DO giảm thấp hơn so với các tháng nuôi trước;
tháng 7 hàm lượng DO dao động từ 4,3-4,9mg/l ở các ao nuôi; tháng 12 DO dao động từ 3,9-4,5mg/l ở các ao nuôi. Hàm lượng ôxy hòa tan có sự sai khác ở các tháng nuôi với mức ý nghĩa p<0,005. Càng về cuối vụ nuôi, khối lượng cá càng nhiều, lượng chất thải tích tụ đáy ao cũng lớn hơn, số lượng tảo ít hơn. Do vậy hàm lượng DO ở các ao thấp hơn.
Bảng 4.5. Hàm lượng ôxy hòa tan ở các ao
Ao T7 T8 T9 T10 T11 T12 TB
H1 4.6 4.8 5.0 4.8 4.5 4.4 4,7±0,14
H2 4.5 5.1 4.7 4.7 4.6 4.3 4,6±0,12
H3 4.3 4.2 4.3 4.1 4.2 3.9 4,1±0,21
H4 4.9 5.2 4.7 4.6 4.3 4.3 4,6±0,18
H5 4.7 4.5 4.4 4.4 4.2 4.2 4,4±0,13
H6 4.4 4.5 4.2 4.2 4.1 4.0 4,2±0,12
H7 4.8 4.9 4.8 4.6 4.6 4.5 4,7±0,13
H8 4.6 4.5 4.4 4.2 4.0 3.9 4,2±0,11
H9 4.5 4.6 4.3 4.3 4.1 4.2 4,3±0,10
TB 4.6 4.7 4.5 4.4 4.3 4.2 4,7±0,14
Hàm lượng DO trong ngày cũng có sự sai khác nhau. Buổi sáng DO thấp hơn so với buổi chiều và dao động từ 3,6 – 4,7mg/l. Vào buổi chiều khi cường độ chiếu sáng cao, quá trình quang hợp diễn ra mạnh nên hàm lượng ôxy ở mức cao hơn, dao động từ 4,0– 5,8mg/l. Biến động DO ở các ao nuôi thể hiện qua hình 4.3 và hình 4.4. DO ở các ao nuôi nằm trong ngưỡng cho phép, phù hợp để nuôi cá.
Hình 4.3. Biến động oxy hòa tan buổi sáng qua các tháng nuôi
Hình 4.4. Biến động oxy hòa tan buổi chiều qua các tháng nuôi 4.2.1.4. Hàm lượng amoni (NH4+
) và NH3
Hàm lượng amoni trung bình của các ao nuôi ở hình 4.5 nhìn chung là khá thấp dao động từ 0,16 – 0,98mg/l và nằm trong giới hạn cho phép tại QCVN 38:2011/BTNM, hàm lượng NH4+
thích hợp để bảo vệ đời sống thủy sinh là 1 mg/l. Giữa các hộ không có sự chênh lệch nhiều, tuy nhiên theo thời gian nuôi thì có sự sai khác. Tháng 7 là 0,16mg/l và tháng 12 là 0,98 mg/l.
như vậy càng về cuối vụ nuôi hàm lượng amoni càng cao. Nguyên nhân là do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có chứa đạm như thức ăn thừa, sản phẩm bài tiết của cá. Thời gian nuôi càng lâu, khối lượng cá trong ao càng nhiều, lượng thức ăn cung cấp càng lớn nên việc bài tiết phân và nước tiểu của cá có thể là nguyên nhân chính làm amoni tăng.
Hình 4.6. Biến động NH3 trong ao nuôi qua các tháng 4.2.1.5. Khí H2S
H2S là một chất khí độc đối với thủy sinh vật, tác dụng của nó là liên kết với sắt trong hemeglebine, làm mất khả năng vận chuyển oxy của máu, gây chết ngạt đối với thủy sinh vật. Độ độc của H2S cũng tăng dần theo nhiệt độ và pH như phần trăm của nó trong tổng gốc sunphít. Ngoài ra, H2S dù ở một lượng rất nhỏ trong thủy vực nhất là vùng đáy cũng gây ra sự hạn chế phát triển đối với nhiều loại động vật đáy, hạn chế thức ăn tự nhiên của thủy vực, tích lũy trong bùn gây mùi khó chịu vào những ngày trời nắng, gây ra hiện tượng thiếu oxy nghiêm trọng ở các ao nước tù.
Hình 4.7. Biến động H2S trong ao nuôi
Độ độc của H2S cũng tăng dần theo nhiệt độ và pH như phần trăm của nó trong tổng gốc sunphít. Ngoài ra, H2S dù ở một lượng rất nhỏ trong thủy vực nhất là vùng đáy cũng gây ra sự hạn chế phát triển đối với nhiều loại động vật đáy, hạn chế thức ăn tự nhiên của thủy vực, tích lũy trong bùn gây mùi khó chịu vào những ngày trời nắng, gây ra hiện tượng thiếu ôxy nghiêm trọng ở các ao nước tù.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy giá trị H2S ở ao nuôi của các hộ đều nằm trong giới hạn cho phép, dao động từ 0,003-0,005. Cao nhất là ao H6 đạt 0,005mg/l. Hàm lượng H2S tăng dần về cuối vụ nuôi, tháng 12 trung bình là 0,006mg/l, trong khi đó tháng 7 là 0,001 m/l. Càng về cuối vụ nuôi lượng chất thải tích tụ ở đáy ao càng nhiều, do đó hàm lượng H2S có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn nằm trong giới hạn cho phép.