Theo dõi biến động các yếu tố môi trường ao nuôi

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 32 - 35)

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Theo dõi biến động các yếu tố môi trường ao nuôi

Địa điểm thu mẫu và tần suất theo dõi các yếu tố thuỷ lý và thuỷ hoá: Các thông số về nhiệt độ, pH, ôxy đo 2 lần/ngày vào lúc 06h sáng và 14h chiều hàng ngày; chỉ tiêu về NH4,NH3, H2S đo 1 lần/tuần. Để thuận tiện cho việc đo số liệu,

đề tài giao cho mỗi hộ một bộ test và hướng dẫn cách đo. Số liệu được ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi.

3.3.2.1. Phương pháp thu và phân tích mẫu

- Phương pháp thu mẫu: Thu mẫu theo TCVN 5994-1995.

- Khối lượng đo bằng cân, chiều dài đo bằng thước kẻ.

+ Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, pH, DO, NH3, NH4, H2S được đo bằng Test thử hãng SERA.

+ Đo độ sâu: Dùng thước đo độ sâu (bằng nhựa hoặc gỗ), thuyền, sổ ghi chép.

+ Cách đo: Dùng thước đo cao từ 2-3m, rộng từ 10-15cm; trên có vạch chia độ màu, đưa thước xuống đáy ao sao cho phản ánh mức nước trung bình trong ao.

3.3.2.2. Theo dõi sức khỏe và chăm sóc, quản lý trong quá trình nuôi

Các hộ gia đình có ao được chọn để xây dựng mô hình thường xuyên có sự liên lạc, trao đổi với cán bộ của đề tài để có phương pháp chuẩn bị ao tốt, thả cá giống cũng như phương pháp chăm sóc quản lý ao nuôi thích hợp.

Chuẩn bị ao: Đây là công đoạn có vai trò rất quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến sự thành công của toàn bộ quá trình nuôi. Là một trong các bước phòng bệnh cho cá. Các ao đã được chọn đều được cải tạo nền đáy, hút bớt bùn, cải tạo bờ chắc chắn, lấp hết các hang hốc trên bờ để loại trừ nơi trú ẩn của địch hại cá. Sau đó tiến hành bón vôi, bắt hết cá tạp, phơi đáy. Sau 5-7 ngày, lấy nước vào ao, nước phải được lọc qua lưới lọc để ngăn chặn sự xâm nhập của cá tạp và các địch hại của cá.

Chuẩn bị cá giống và thả cá: Cá rô phi và cá chép giống được cung cấp bởi công ty trách nhiệm hữu hạn Đức Trí - huyện Tứ Kỳ- tỉnh Hải Dương, cá mè tại trại giống của Chi cục Thủy sản Vĩnh Phúc. Cá giống khỏe mạnh, sáng màu, hoạt động nhanh nhẹn, không dị hình, dị tật, không có dấu hiệu của bệnh hay ký sinh trùng, kích cỡ cá rô phi giống từ 4-6cm/con, cá chép và cá mè có kích cỡ 10-12cm/con.

Cá giống trước khi thả được tắm qua nước muối loãng 2% trong 10 -15 phút để diệt các mầm bệnh, tránh nhiễm trùng do xây sát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển, đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cá sau khi thả ra môi trường

mới. Cá giống được thả vào thời điểm mát trong ngày (buổi sáng). Trước khi thả cần làm cân bằng nhiệt độ và môi trường giữa ao và dụng cụ vận chuyển cá, sau đó từ từ thả cá ra ao. Mật độ thả: 2 con/m2, trong đó cá rô phi 1,9 con/m2, cá chép và cá mè 0,05 con/m2.

Chăm sóc và quản lý sau khi thả: Thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe của cá cũng như sự thay đổi chất lượng nước, tình hình diễn biến của thời tiết để có sự điều chỉnh hợp lý.

Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp (cám Cargill) 28- 40% protein để cho cá ăn trong thời gian thí nghiệm.

Từ khi thả đến 20g/con: Cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 40%, khẩu phần 7-10% trọng lượng thân/ngày.

Khi cá đạt trọng lượng 20g – 200g/con: Cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 35%, khẩu phần 5-7 % trọng lượng thân/ngày.

Khi cá đạt trọng lượng từ 200g/con – 500g/con: Cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 30%, khẩu phần 3-5 % trọng lượng thân/ngày.

Khi cá đạt trọng lượng trên 500g/con đến khi thu hoạch: Cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 28%, khẩu phần 2-3% trọng lượng thân/ngày.

Cho cá ăn vào lúc 08 giờ sáng và 16 giờ chiều hàng ngày, tuy nhiên thời gian và số lượng thức ăn điều chỉnh tùy vào tình hình thực tế và sức ăn của cá (nếu điều kiện môi trường ao nuôi không tốt, thời tiết thay đổi, nắng nóng hoặc mưa to, cá ăn kém phải giảm lượng thức ăn).

Sử dụng máy sục khí nhằm làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan trong nước vào thời điểm ban đêm và sáng sớm. Duy trì bật máy sục khí từ 1h-5h sáng; vào những ngày thời tiết có biến động như oi bức, mưa bão, trời âm u kéo dài thời gian bật máy sục khí hơn so với bình thường. Thường xuyên theo dõi chất lượng nước ao qua các thông số môi trường (nhiệt độ, DO, PH,…) để kịp thời điều chỉnh. Định kỳ 2 tuần/lần thay 1/3 mức nước trong ao, bổ sung thêm nước mới, đảm bảo mực nước ổn định ở mức 1,5-2,5m.

Định kỳ 10 - 15 ngày bón vôi 01 lần với lượng 3kg vôi/100m3 nước ao, dùng vôi củ hòa nước té đều khắp mặt ao nuôi hoặc thuốc sát khuẩn như Iodine, Vicato, BKC…) xử lý nước ao. Sau 3-5 ngày đánh vôi hoặc thuốc sát khuẩn, dùng chế phẩm vi sinh tạt xuống ao nhằm tái tạo vi sinh vật có lợi trong ao nuôi.

Sử dụng thuốc Tiên Đắc trộn vào thức ăn và để ở nơi thoáng mát khoảng 15-20 phút cho cá ăn. Liều dùng phòng bệnh 01g thuốc cho 05 kg cá ăn trong ngày và cho ăn liên tục trong 05 ngày. Quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của cá để có biện pháp xử lý.

Bằng việc định kỳ hàng tháng cân khối lượng và đo chiều dài cá 30 con/lần từ cỡ cá giống đến cỡ cá thương phẩm kết hợp với thu thập thêm thông tin về tốc độ tăng trưởng của cá được nuôi ở các hộ nuôi cá rô phi khác sẽ là cơ sở cho đánh giá sinh trưởng và phát triển của cá rô phi tại các hộ tham gia đề tài.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình nuôi cá rô phi oreochromis niloticus thâm canh tại vĩnh phúc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)