Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ngành Da - Giầy

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại xưởng thuộc da từ sơn, bắc ninh (Trang 21 - 25)

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Hiện trạng phát sinh và ảnh hưởng của chất thải rắn ngành da – giầy

2.2.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn ngành Da - Giầy

Trong sản xuất giầy dép các nguồn phát sinh chất thải ở các công đoạn chính như sau:

Bảng 2.2. Nguồn phát sinh chất thải trong sản xuất giày

Nguồn phát thải Thành phần chất thải

Công đoạn pha cắt

Chất thải rắn: Vụn da có chứa crom, vải, giả da, carton, cao su, thớt chặt, dao chặt đã qua sử dụng…

Khí thải: Bụi da, vải, cao su, xốp.

Ồn: Tiếng ồn do máy chặt gây ra.

Lắp ráp mũ giày

Chất thải rắn: Vụn da có chứa crom, vải, giả da, cao su, nhựa tổng hợp: PU, PVC… nguyên phụ liệu hỏng, sản phẩm lỗi, kim may thừa.

Khí thải: Bụi da, vải, cao su, xốp, dung môi, keo.

Hoàn thiện đế Chất thải rắn: Bavia cao su, nhựa, crep… đế lỗi.

Khí thải: bụi, hơi dung môi, hơi nước nhiệt độ cao.

Hoàn thiện giày

Chất thải rắn: Bao bì đựng chi tiết trang trí, chi tiết trang trí bị hỏng, lỗi, đầu thừa các chi tiết.

Khí thải: bụi da, dung môi từ nước xử lý, keo dán…

Đóng gói sản phẩm

Chất thải rắn: sản phẩm hỏng, lỗi, bao bì đựng đóng gói bị hỏng, băng dán bao bì đã qua sử dụng.

Khí thải: hơi dung môi từ keo dán.

Nguồn: Viện Da Giầy (2014) Theo John (2012) chất thải của ngành sản xuất giầy dép và các sản phẩm từ da có thể chia thành 4 nhóm chính:

- Da và giả da thải các loại;

- Vải vụn thải các loại;

- Chất thải nguy hại (CTNH);

- Chất thải sinh hoạt (CTSH).

Với giầy dép Với sản phẩm từ da

Hình 2.4. Tỷ lệ chất thải trong ngành sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da Nguồn: UNIDO (2000), John (2012) Có thể nhận thấy, trong quá trình sản xuất giầy dép thì các nguyên liệu thay thế (vải dệt, vải phủ nhựa, giả da...) chiếm tỷ lệ lớn, lên tới 49%, tiếp theo là da thải (với 32%). CTNH trong sản xuất giầy dép cũng khá lớn (khoảng 15%) do mặt hàng này sử dụng nhiều loại hóa chất như keo dán, sơn phủ, dung môi hữu cơ...

Đối với sản xuất sản phẩm từ da (cặp – túi – ví), lượng da và giả da thải là lớn nhất, lên tới 62%; tiếp sau là chất thải từ các dạng nguyên liệu thay thế khác với 32%. CTNH trong quá trình sản xuất sản phẩm từ da không nhiều (khoảng 2%) do công nghệ sản xuất chính là khâu ráp nên không có dung môi pha keo, không có thùng chứa hóa chất hay các loại CTNH khác như trong quá trình sản xuất giầy dép; các chi tiết phụ nhiều nhưng không chứa thành phần nguy hại.

Theo số liệu khảo sát của Viện Da Giầy 2014 cho thấy hàng năm ngành Da Giầy nước ta thải ra một lượng CTR rất lớn cụ thể trong bảng sau:

Bảng 2.3. Tổng hợp khối lượng CTR ngành Da Giầy năm 2013

STT Các doanh nghiệp Lượng chất

thải (tấn)

Ghi chú 1 Doanh nghiệp sản xuất giầy da 12.512,4

2 Doanh nghiệp sản xuất giầy vải 6.383 3 Doanh nghiệp sản xuất giầy thể thao 90.366,5 4 Doanh nghiệp sản xuất cặp túi ví 22.577,8 5 Doanh nghiệp sản xuất các loại giầy

khác

6.486 127,6 triệu đôi, tỷ lệ CTR bằng khoảng 60% giầy da 6 Doanh nghiệp sản xuất để giầy,

phom, phụ liệu kim loại, phụ liệu 6.916,3 5% tổng số chất thải rắn sản xuất giầy và đồ da

Tổng 145.242

Nguồn: Viện Da Giầy (2014)

Theo đó, tổng khối lượng CTR thải ra lớn nhất ở nhóm doanh nghiệp sản xuất giầy thể thao 90.366,5 tấn và thấp nhất là doanh nghiệp sản xuất giày vải 6.383 tấn.

Nguồn chất thải rắn chủ yếu là: muối, da thừa của công đoạn xén ướt, xén khô, đệm… Lượng chất thải rắn thay đổi tùy vào nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ sản xuất và thành phẩm. Hầu hết chất thải rắn phát sinh được cách ly khỏi nguồn. Tính trên cả nước Việt Nam, năm 2000 có 4300 tấn da phế thải, tương đương 11,8 tấn da phế thải/ngày. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh chiếm 1500 tấn tương đương 4,1 tấn/ngày. Tại Đồng Nai, lượng da phế thải là 1,7 tấn/ngày (Trịnh Bảo Sơn 2002).

Theo Viện Da Giầy (2014) chất thải rắn trong ngành da giầy bao gồm:

chất thải rắn từ sản xuất giầy, đế giầy, túi cặp và chất thải rắn trong sản xuất thuộc da:

a. Chất thải rắn từ sản xuất giầy, đế giầy, túi cặp

Chất thải rắn trong quá trình sản xuất giầy dép, cặp - túi - ví chủ yếu là chất thải sinh hoạt và CTR phát sinh trong quá trình sản xuất như các loại da ba via từ vật liệu sản xuất mũ giầy, lót giầy dép cặp túi ví và đế giầy bằng các vật liệu như: da, vải, da nhân tạo, cao su, PU, PVC, bao bì v.v (Hiệp hội Da giầy Việt Nam, 2010).

Công đoạn pha cắt phế liệu: Đây là công đoạn phát sinh chất thải rắn nhiều nhất liên quan đến việc sử dụng các loại vật liệu làm mũ giầy, đế giầy, túi cặp. Thông thường phần trăm sử dụng vật liệu để làm giầy và túi, cặp v.v.

khoảng 70 - 90%. Do vậy có một lượng chất thải chất thải rắn rất lớn phát sinh từ công đoạn pha cắt do ba via từ vật liệu được sử dụng.

Ngoài ra ở công đoạn này còn có chất thải phát sinh do dao chặt bằng kim loại bị hư hỏng, thớt chặt bằng nhựa đã qua sử dụng, chất thải bao gói như thùng cac tông, túi nilon v.v. Nhìn chung các loại chất thải này đều có thể tái chế được.

Ở một số doanh nghiệp, trước khi pha cắt vật liệu được bồi dán keo, nên có thể sinh ra chất thải rắn là các thùng đựng keo, dung môi v.v.

Công đoạn may mũ giầy và túi cặp: Ở công đoạn này sinh ra ít chất thải rắn. Các chất thải rắn. Các chất thải rắn thường là các đầu chỉ, chi tiết hoặc bán thành phẩm sai hỏng(số lượng nhỏ), lõi chỉ, các chất thải bao gói.

Công đoạn chuẩn bị các chi tiết phần đế và gò ráp đế giầy: Công đoạn này cũng không phát sinh ra lượng chất thải rắn lớn như ở xưởng pha cắt. Chất thải ở

đây là các bán thành phẩm, thành phẩm sai hỏng, các thùng đựng keo và hóa chất, chổi quét keo đã qua sử dụng, phom hỏng, đế hỏng, các mùn thải do mài đế, các thải bao gói v.v.

Ngoài ra còn có chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất đế giầy, phom giầy.

b. Chất thải rắn trong sản xuất da thuộc (Viện Da Giầy 2014)

Trong quá trình sản xuất da thuộc chỉ khoảng 40 - 45% da nguyên liệu trở thành da thuộc thành phẩm, còn lại khoảng 55 - 60% trở thành các loại chất thải phát sinh ra môi trường gồm các chất thải lỏng, khí và phần lớn chất thải rắn hữu cơ và vô cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cụ thể, để sản xuất ra 200 kg da thành phẩm thông thường sẽ phát thải ra lượng chất thải rắn chủ yếu như: chất thải rắn chưa thuộc gồm 150 - 250 kg dẻo da, 100 - 150 kg bạc nhạc; chất thải từ xén diềm, mùn bào 150 - 250 kg v.v.

Các chất thải rắn trong thuộc da thường có hai loại: Chất thải là da sống, chất thải là da sau thuộc Crom. Ngoài ra, còn có chất thải từ bùn xử lý nước thải, đây là loại chất thải có thể độc hại do trong bùn thải còn chứa Crom. Nói chung, các chất thải rắn trong thuộc da độc hại hơn chất thải rắn từ sản xuất giầy, túi cặp và không gây ô nhiễm môi trường đất, nước mà còn cả môi trường không khí.

Bảng 2.4. Chủng loại các chất thải rắn phát thải trong sản xuất sản phẩm da thuộc của doanh nghiệp thuộc da Việt Nam.

STT Loại chất thải rắn

Số lượng (kg/tấn da muối)

Từ ngành thuộc da năm 2013

(tấn) 1 Các chất thải rắn từ da nguyên liệu, da

chưa thuộc (da sống, da ngâm vôi…)

250 - 400 58,500

2 Các phế liệu da đã qua thuộc (mùn bào, rẻo da, bụi da…)

100 - 150 22,500

3 Các chất thải rắn khác (cặn vôi, bã rắn của hệ pigment trau chuốt…)

40 - 50 8,100,000 4 Vỏ hộp, thùng, bao bì đựng hóa chất,

dầu mỡ các loại có tính nguy hại

15 - 20 3,150,000 5 Phế thải bỏ phát sinh trong bảo quản và

sản xuất, đóng gói, tiêu thụ bằng nilon, giấy, gỗ…

2 - 5 630

6 Bùn xử lý nước thải 10 - 20 2,700

Tổng trung bình 531 95,580

Nguồn: Viện Da Giầy (2014)

Theo Viện Da Giầy 2014, trong quá trình sản xuất da thuộc chỉ khoảng 45-55% da nguyên liệu thành da thuộc thành phẩm, còn lại khoảng 55 - 60% trở thành các loại chất phát sinh ra môi trường gồm các chất lỏng, khí và phần lớn chất thải rắn hữu cơ và vô cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Số liệu khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất da thuộc của nước ta cho thấy để sản xuất ra 200 kg da thành phẩm thông thường sẽ phát sinh lượng chất thải rắn chủ yếu như: chất thải rắn chưa thuộc gồm 150 - 250 kg dẻo da, 100 - 150 kg bạc nhạc; chất thải từ xén diềm, mùn bào 100 -150 kg v.v.

Như vậy, với 180.000 tấn da muối nguyên liệu ngành thuộc da Việt Nam đã thải ra môi trường lượng chất thải rất lớn tương đương 95.580 tấn. Trong thời gian tới sản lượng da thành phẩm hàng năm sẽ tăng mạnh đòi hỏi nguồn nguyên liệu đầu vào tăng, dự kiến đến năm 2025 sản lượng tăng gấp đôi, khi đó hàng năm ngành thuộc da sẽ thải ra môi trường khoảng 200.000 chất thải rắn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại xưởng thuộc da từ sơn, bắc ninh (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)