Một số mô hình quản lý chất thải rắn ngành da – giầy Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại xưởng thuộc da từ sơn, bắc ninh (Trang 35 - 38)

PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Một số mô hình quản lý chất thải rắn ngành da – giầy Việt Nam

2.4.1. Một số mô hình quản lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp Da - Giầy Việt Nam

Theo dự án xây dựng sổ tay quản lý chất thải rắn ngành Da - Giầy 2014 chỉ ra rằng: Qua hoạt động điều tra khảo sát tại các doanh nghiệp và tổng hợp các thông tin liên quan, nhóm thực hiện nhiệm vụ chia mô hình quản lý CTR - CTNH hiện các doanh nghiệp trong ngành thuộc da, sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da đang áp dụng thành 3 loại chính.

- Mô hình quản lý ở mức độ cao (chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI, và một số doanh nghiệp trong nước có thị trường xuất khẩu): công tác quản lý CTR - CTNH tương đối toàn diện, từ công đoạn phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất đến phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ cuối cùng, thường những doanh nghiệp này thuê Công ty được phép hành nghề vận chuyển, xử lý, thải bỏ chất thải. Số lượng các doanh nghiệp có mô hình quản lý ở mức độ cao chiếm tỷ lệ khoảng 6,5% 6(Viện Da Giầy, 2009 và Viện Da Giầy, 2010).

- Mô hình quản lý ở mức độ trung bình (chủ yếu ở các DN da giầy trong nước như Công ty Cổ phần, TNHH có thị trường xuất khẩu và xuất khẩu tại chỗ):

công tác quản lý CTR – CTNH chưa hoàn thiện, đặc biệt là quá trình triển khai và giám sát thực hiện, một số công đoạn bị xem nhẹ như còn để lẫn CTR - CTNH và chất thải sinh hoạt với nhau, tuy nhiên ở nhóm mô hình này có một số doanh nghiệp đã thực hiện tái chế, tái sử dụng CTR để giảm thiểu chất thải và tăng . Số lượng các doanh nghiệp có mô hình quản lý ở mức độ trung bình chiếm tỷ lệ khoảng 18,5%, ví dụ: công ty giầy Thái Bình, công ty HTD Bình Tiên, Công ty thuộc da Hưng thái, Công ty Cổ phần da Tây Đô (Viện Da Giầy, 2009 và Viện Da Giầy, 2010).

- Mô hình quản lý ở mức thấp (chủ yếu ở những DN tư nhân có quy mô sản xuất nhỏ và một số công ty ở nhóm DN Công ty cổ phần, TNHH ): công tác quản lý CTR chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản, chưa có phân loại, thu gom tại nguồn, thậm chí nhiều doanh nghiệp cũng không có cả những quy định tối thiểu trong quản lý CTR - CTNH. Số lượng các doanh nghiệp có mô hình quản lý ở

mức độ thấp chiếm tỷ lệ khoảng 75%, ví dụ: công ty Hưng Nam Hải, công ty giầy Hải Phòng, công ty giầy An Lạc, các Làng nghề thuộc da, làng nghề sản xuất giầy (Viện Da Giầy, 2009 và Viện Da Giầy, 2010).

Mô hình quản lý CTR ở mức độ cao tại các doanh nghiệp da giầy hầu hết đều thực hiện quản lý theo ISO 9000 về chất lượng sản phẩm và ISO 14001 về quản lý môi trường, đã đáp ứng được các yêu cầu, quy định của pháp luật (như:

Luật BVMT 2005, Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT qui định về QLCTNH...), phù hợp với xu thế quản lý CTR – CTNH ở các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp cận được các mô hình này tương đối khó, hiện chỉ có các doanh nghiệp da giầy hợp tác với các nhãn hiệu nổi tiếng (Nike, Adidas...) trên thế giới mới có thể thực hiện được. Mặt khác, với hạn chế về nguồn lực tài chính, nhân lực và trang thiết bị, việc áp dụng các mô hình QLCTR – CTNH tiên tiến trên thế giới đối với phần lớn các doanh nghiệp da giầy của Việt Nam còn khó khăn.

Mô hình quản lý CTR ở mức độ trung bình và thấp của doanh nghiệp da giầy không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của pháp luật, gây lãng phí tài nguyên và tăng lượng chất thải phải đem chôn lấp.

2.4.2. Đánh giá mô hình quản lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp Da - Giầy Việt Nam

Theo Viện Da Giầy 2010 Mô hình quản lý CTR ở mức độ cao tại các doanh nghiệp đã đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của pháp luật, phù hợp với xu thế quản lý tại các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc tiếp cận được các mô hình này tương đối khó, chỉ có các doanh nghiệp hợp tác với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới mới có thể thực hiện được. Mặt khác, với hạn chế về nguồn lực tài chính, nhân lực và trang thiết bị, việc áp dụng các mô hình tiên tiến trên thế giới đối với phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam là điều không đơn giản.

Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 là một lựa chọn tốt để các doanh nghiệp triển khai áp dụng. Tuy nhiên, hiện chỉ khoảng 16,7% các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giầy dép và các sản phẩm từ da được chứng nhận thực hiện ISO14001. Đây là một con số khá khiêm tốn nhưng cũng phản ánh nhận thức của các doanh nghiệp về môi trường vẫn còn rất hạn chế. Hiện trạng này không chỉ ở trong ngành da giầy mà còn tồn tại ở nhiều ngành khác của Việt Nam.

Mô hình quản lý CTR ở mức độ trung bình và thấp không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của pháp luật, gây lãng phí tài nguyên và tăng lượng chất thải phải chôn lấp. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là:

- Công tác quản lý từ các phía cơ quan chức năng bị buông lỏng trong thời gian dài, không tạo thành áp lực đủ mạnh buộc các doanh nghiệp nỗ lực đẩy mạnh công tác quản lý CTR.

- Trình độ và trách nhiệm của cán bộ quản lý chưa đủ để hướng dẫn các doanh nghiệp dần cải thiện hoạt động sản xuất và bảo vệ môi trường cũng như nâng cao chất lượng công tác quản lý CTR.

- Nhận thức của bản thân lãnh đạo doanh nghiệp và người công nhân về quản lý CTR vẫn còn rất đơn giản, chưa hiểu được những tác động của chất thải đối với môi trường và cuộc sống con người.

- Các doanh nghiệp vẫn coi các quy định của pháp luật là gánh nặng gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh chứ chưa coi đó là động lực để cải thiện hiệu quả sản xuất.

- Doanh nghiệp chưa tiếp cận được với những mô hình quản lý hoàn thiện để học hỏi kinh nghiệm.

- Các doanh nghiệp bị hạn chế về nguồn vốn, nhân lực và trang thiết bị.

Hơn nữa, các doanh nghiệp của Việt Nam chủ yếu gia công cho các đối tác nước ngoài nên không chủ động được hoạt động sản xuất.

- Công nghiệp tái chế chất thải ở Việt Nam chưa phát triển, trong khi đó chất thải của ngành sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da thuộc loại khó tái chế, không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên không thu hút được nhà đầu tư.

Như vậy, với hiện trạng mô hình quản lý CTR tại phần lớn các doanh nghiệp đều ở mức thấp, khả năng tiếp cận và triển khai các mô hình quản lý tiên tiến gặp nhiều khó khăn thì việc xây dựng một mô hình quản lý CTR theo hướng thân thiện với môi trường và phù hợp với phần đông các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da không chỉ có ý nghĩa lớn với bản thân doanh nghiệp mà còn góp phần không nhỏ hướng tới thực hiện thành công chiến lược quốc gia về quản lý CTR.

Trong thời gian tới, khi các cơ quan quản lý siết chặt công tác bảo vệ môi trường, áp lực từ phía khách hàng đòi hỏi sản phẩm xanh, sản phẩm thân thiện với môi trường sẽ là những thách thức của doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất giầy dép và sản phẩm từ da thì chất thải là vấn đề môi trường đáng quan tâm nhất. Một mô hình quản lý CTR phù hợp đang và sẽ là đòi hỏi cấp thiết từ phía các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại xưởng thuộc da từ sơn, bắc ninh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)