VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại xưởng thuộc da từ sơn, bắc ninh (Trang 41 - 44)

Đề tài được thực hiện tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh và cộng đồng dân cư xung quanh.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Đề tài triển khai từ tháng 03 năm 2016 đến tháng 05 năm 2017.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Do điều kiện nghiên cứu chưa nhiều nên tác giả chỉ nghiên cứu công tác quản lý chất thải rắn tại Xưởng Thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh mà không nghiên cứu về nước thải và không khí. Viện nghiên cứu các đối tượng còn lại tác giả dự kiến nghiên cứu ở các hoạt động nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Hiện trạng sản xuất xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh.

- Hiện trạng phát sinh chất thải rắn xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh.

- Công tác quản lý chất thải rắn xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh.

- Đánh giá hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn cho Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp sau:

3.5.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Các báo cáo về quy mô ngành Da – Giầy Việt Nam và tình hình sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực.

- Các báo cáo và công trình nghiên cứu có liên quan như: Báo cáo Quy hoạch phát triển ngành Da – Giầy giai đoạn 2020- 2030; Sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường ngành Da – Giầy...

- Các báo cáo được thu thập tại Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam, Viện Da – Giầy, Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương.

- Báo cáo tình hình hoạt động và sản xuất của Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh.

3.5.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 3.5.2.1. Điều tra khảo sát thực tế

- Điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Điều tra phương pháp thu gom, vận chuyển chất thải của khu công nghiệp theo hành trình của xe vận chuyển chất thải.

- Lựa chọn các tuyến điển hình, đại diện cho toàn bộ khu vực để thực hiện điều tra tỷ mỉ những nội dung sau: công việc, dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động, thành phần chất thải hàng ngày...

- Tiến hành trực tiếp phân loại và cân chất thải rắn phát sinh tại khu vực nghiên cứu.

3.5.2.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn người dân xung quanh khu công nghiệp về các tác động mà chất thải rắn ở đây gây ra như bụi, mùi, đối với cảnh quan, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

- Điều tra phỏng vấn người lao động bằng bảng hỏi. Phỏng vấn toàn bộ công nhân viên, cán bộ kĩ thuật, quản lý làm việc tại đó và cộng đồng dân cư xung quanh.

- Tiến hành phát 40 phiếu điều tra cho các hộ dân xung quanh khu vực nghiên cứu và 30 phiếu cho cán bộ, công nhân của Xưởng sản xuất. Số phiếu thu về là 35 phiếu của các hộ dân và 30 phiếu của cán bộ, công nhân Xưởng sản xuất.

- Phỏng vấn bác sỹ ở trạm y tế, chính quyền địa phương và phát phiếu điều tra 06 phiếu.

3.5.3. Phương pháp cân chất thải phát sinh

- Đối với chất thải sinh hoạt đề tài tiến hành theo dõi và cân khối lượng phát sinh từng ngày.

- Đối với chất thải rắn công nghiệp: để tìm hiểu và nắm rõ về khả năng phát sinh chất thải rắn của các công đoạn đề tài đã tiến hành tiến hành cân trực tiếp các loại chất thải theo từng công đoạn phát sinh trong một chu trình thuộc da với 1 tấn da nguyên liệu. Việc cân chất thải theo công đoạn diễn ra trong một tuần đối với một chu trình, tiến hành thực hiện 4 chu trình.

3.5.4. Phương pháp chuyên gia

Tiến hành thảo luận và trao đổi với các chuyên gia về Thuộc da, chuyên

gia quản lý môi trường, nhà quản lý Xưởng sản xuất da nhằm xác định được hiện trạng chất thải rắn, phân tích hiệu quả công tác quản lý và từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn của Xưởng thuộc da đảm bảo vệ sinh môi trường.

3.5.5. Phương pháp đánh giá các nguồn thải

Mỗi quy trình sản xuất đều phải có vật chất đầu vào, vật chất đầu ra.

Thông thường sản phẩm của quá trình này là nguyên liệu vào của quá trình tiếp theo. Các số liệu đầu vào của mỗi quá trình sản xuất ở các bộ phận cần được đưa ra một cách chi tiết nhất trong sơ đồ công nghệ sản xuất.

Số liệu đầu vào và đầu ra của toàn bộ quy trình sản xuất được chỉ ra gồm:

- Nguyên liệu, hóa chất;

- Nước cấp

Trong khi đó đầu ra sẽ bao gồm:

- Da thải, mỡ, bụi da;

- Các loại chất thải rắn gồm bao bì, thùng đựng hóa chất.

Từ đó tiến hành đánh giá theo nguyên liệu đầu vào, chất tạo ra để xác định các khâu, các công đoạn đang phát sinh nhiều chất thải để tìm cách hạn chế nguồn thải phát sinh và tăng khả năng sử dụng lại các nguồn thải.

3.5.6. Phương pháp phân tích SWOT

Xác định các đối tượng liên quan trong hệ thống quản lý chất thải rắn tại Xưởng thuộc da Từ Sơn, Bắc Ninh. Từ đó các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hệ thống quản lý chất thải rắn Xưởng thuộc da được phân tích và đánh giá.

3.5.7. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi được thu thập được tổng hợp và sử dụng để xác định các giá trị thống kê cơ bản (trung bình, %…). Số liệu được xử lý và trình diễn bằng phần mềm Excel.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải tại xưởng thuộc da từ sơn, bắc ninh (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)