Tình hình phát triển KCN, CCN và tác động của chúng đến môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn cụm công nghiệp tân quang tỉnh hưng yên (Trang 35 - 43)

2.3. Kinh nghiệm công tác quản lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam

2.3.4. Tình hình phát triển KCN, CCN và tác động của chúng đến môi trường

2.3.4.1. Quá trình hình thành và phát triển KCN, CCN ở Việt Nam

Từ ngày 24/9/1991 khi ủy ban hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế Hoạch và Đầu tư) được Chính phủ ủy nhiệm cấp giấy phép số 245 thành lập khu chế xuất đầu tiên với quy mô 300 ha đất tại xã Tân Thuận Đông, huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, đến hết tháng 12/2001 trên địa bàn cả nước đã có 69 dự án khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành phát triển hoặc được Chính phủ cấp phép thành lập đang trong quá trình triển khai, giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng. Trong đó có 65 khu công nghiệp tập trung, 3 khu chế xuất, một số khu công nghệ cao với tổng diện tích lên tới hơn 10.500 ha, bình quân mỗi khu công

nghiệp 160 ha. Các khu công nghiệp được hình thành tại 27 tỉnh thành trong đó các tỉnh miền Bắc có 15 KCN, miền Trung có 13 KCN, miền Nam có một KCN (Bộ Xây Dựng, 2005).

Về loại hình có 16 KCN hình thành trên cơ sở đã có một số doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động, 10 KCN phục vụ di dời, 22 KCN quy mô nhỏ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải miền Trung, và đồng bằng sông Cửu Long, 21 KCN được xây mới với quy mô lớn trong đó có 13 KCN còn hợp tác với nước ngoài để thu hút vốn vào, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Những cụm sản xuất công nghiệp được hình thành trước năm 1975 chủ yếu tập trung ở miền Nam. Trong giai đoạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn mang tính tự phát, phân tán rời rạc. Một số nhà máy, xí nghiệp tập hợp lại và cùng hoạt động trong một phạm vi địa lý nhất định cũng được gọi là “khu công nghiệp”. Công nghệ sản xuất của các cơ sở này còn lạc hậu, không có quy hoạch tổng thể và lâu dài, không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường (Lê Quý An, 2004).

Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ - CP quy định về việc thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý của nhà nước đối với KCN, KCX, KTT (Báo cáo môi trường quốc gia năm, 2009). Tình hình thế giới có nhiều đổi mới sâu sắc về chất, môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó, công tác quản lý của nhà nước cũng như hoạt động của các KCN, KKT ở Việt Nam đã có nhiều điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực, chương trình và trọng tâm công tác để thích nghi với điều kiện mới. Vì vậy trong giai đoạn 2008 -2009, đất nước ta đã có những bước phát triển mới mang tính đột phá và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Sau 20 năm (1991 - 2011) xây dựng và phát triển, kể từ khi KCX đầu tiên - KCX Tân Thuận được hình thành tại TP. HCM đến nay hệ thống các KCN, KCX đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12/2011 cả nước đã có 283 KCN, KCX được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 76.000 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt gần 46.000 ha, chiếm 61% tổng diện tích đất tự nhiên, 15 khu kinh thế ven biển trải đều trên 58 tỉnh, thành phố.

Các KCN, KCX được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các địa phương và các vùng kinh tế trọng điểm (Mai Thanh Dung, 2011).

Theo Quyết định 1107/QĐ - TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2015, dự kiến thành lập mới 115 KCN và mở rộng 27 KCN với tổng diện tích gần 32.000 ha. Sau một thời gian thực hiện Quyết định nêu trên, một số KCN đã được thành lập và một số KCN đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020. Tính chung từ nay đến năm 2020, số KCN quy hoạch thành lập sẽ là 295 KCN với tổng diện tích 81.100 ha (Báo cáo môi trường quốc gia 2009).

Theo báo cáo “Tình hình thành lập và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế 6 tháng đầu năm 2016” của Vụ Quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 11 năm 2016, cả nước có 324 khu công nghiệp (KCN) và 16 khu kinh tế (KKT). Số lượng KKT và KCN này là chưa tính tới 2 KKT ven biển gồm KKT Thái Bình (tỉnh Thái Bình) và KKT Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) có trong quy hoạch nhưng chưa được thành lập. 324 KCN có tổng diện tích đất tự nhiên 91,8 nghìn ha và 16 KKT có tổng diện tích mặt đất và mặt nước xấp xỉ 815 nghìn ha.

Về các KCN, hiện có 220 KCN đã đi vào hoạt động và 104 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN đạt 31,8 nghìn ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt 73%. Đối với các KKT, Vụ Quản lý các khu kinh tế cho biết, hiện nay tại 16 KKT ven biển có 36 KCN, khu phi thuế quan được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 16,1 nghìn ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 7,8 nghìn ha, chiếm khoảng 48% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 14 KCN, khu phi thuế quan đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 5,5 nghìn ha và 22 KCN, khu phi thuế quan đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 10,6 nghìn ha.

Tính đến hết tháng 11-2016, tổng số vốn đầu tư đăng ký xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong các KKT ven biển trên cả nước là 155 nghìn tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư trong nước là 133 nghìn tỷ đồng (chiếm 84% tổng vốn đầu tư), vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,1 tỷ USD (chiếm 16% tổng vốn đầu tư). (Đức Trung, 2016).

2.3.4.2. Ảnh hưởng của phát triển KCN, CCN đến các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường

a. KCN trong phát triển kinh tế và giải quyết lao động việc làm

Các KCN đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước. Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt động mạnh thì mức độ tăng trưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển.

KCN ra đời tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất. Hiện nay đã có hơn 3.078 dự án đang sản xuất kinh doanh và 450 dự án đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. Về tình hình đầu tư trong nước các KCN cả nước đã thu hút 4.456 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 360.000 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 176.000 tỷ đồng, xấp xỉ 50% tổng vốn đăng ký. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thì các khu, cụm công nghiệp đều đã đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Mặt khác, sự ra đời của KCN còn có tác động mạnh mẽ tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng công nghiệp (Mai Thanh Dung, 2011).

Phát triển KCN đã thu hút một lượng lớn lao động vào làm việc tại các KCN và đã có tác động tích cực tới việc xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cộng đồng dân cư đồng thời góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Phát triển KCN góp phần quan trọng trong việc phân công lại lực lượng lao động trong xã hội, đồng thời thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường lao động có trình độ và hàm lượng chất xám cao. Quan hệ cung cầu lao động diễn ra ở thị trường này diễn ra gay gắt chính là động lực thúc đẩy người sử dụng lao động, người lao động phải rèn luyện và không ngừng học tập, nâng cao trình độ tay nghề. Như vậy, KCN đóng góp rất lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế và hình thành đội ngũ lao động của nền công nghiệp hiện đại thông qua việc xây dựng các cơ sở đào tạo nghề, liên kết gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm giữa các doanh nghiệp KCN với nhà trường (Ngọc Thi, 2016).

b. Tác động đến đời sống người dân

Sự ra đời của KCN đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển KT - XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả thu được từ KCN thì cũng có không ít những vấn đề phát sinh và nếu chúng ta không sớm nhận ra, không có những giải pháp thích hợp thì hậu quả là rất lớn.

Xét về mặt xã hội:

 Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và ảnh hưởng đến người dân Công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng diễn ra mạnh mẽ thì diện tích đất nông

nghiệp càng bị thu hẹp. Điều này nếu thực sự không tính toán kỹ lưỡng thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực.

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chỉ tính trong 3 năm (2008 - 2009), tổng diện tích đất chuyên dùng đã tăng lên 104,422ha, dẫn đến một lượng lớn đất nông nghiệp, trong đó có không ít đất trồng lúa đã được chuyển đổi mục đích.

Trên thực tế nhiều địa phương phát triển khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp một cách ồ ạt, dàn trải, kém hiệu quả. Đặc biệt nhiều địa phương dành những phần đất canh tác màu mỡ phì nhiêu ở ven quốc lỗ để đổ cát xây dựng khu công nghiệp. Ví dụ như ở ven quốc lộ 5, khu vực Văn Lâm - Hưng Yên, Cẩm Giàng - Hải Dương.

Theo thống kê sơ bộ, có đến 20% diện tích đất thu hồi xây dựng KCN là đất nông nghiệp (khoảng trên 10.000 ha). Tổng diện tích đất trồng luấ được chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ 18.000 đến 20.000ha, chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trong cả nước (Báo cáo môi trường quốc gia, 2009)

Việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động tới đời sống của các hộ dân vì họ không được chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hợp lý, thiếu phương tiện lao động và kế sinh nhai truyền thống, trong đó có nhiều hộ rơi vào tình trạng vần cùng hóa.

Theo Nguyễn Lân Dũng, vùng đồng bằng sống Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: Khoảng 300.000 hộ; Đông Nam Bộ: khoảng 108.000 hộ (Nguyễn Lân Dũng. 2009).

 Điều kiện lao động và đời sống vật chất của người lao động còn khó khăn Nhiều doanh nghiệp trong KCN chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về lao động, không đảm bảo quyền lợi của người lao động. Điển hình như vi phạm thời gian ký kết hợp đồng, vi phạm về thẩm quyền và nội dung hợp đồng. Việt kỷ luật, sa thải người lao động còn tùy tiện không tuân theo quy định của Nhà nước. Công tác an toàn vệ sinh môi trường và phòng tránh cháy nổ trong doanh nghiệp còn chưa được quan tâm đúng mức. Việc phải làm chế độ tăng ca, tăng giờ đã làm cho người lao động có ít thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, kiệt sức và dễ mắc tai nạn lao động.

Chế độ bảo hiểm xã hội và chính sách tiền lương còn nhiều vi phạm. Qua khảo sát, TP.HCM hiện có 16 KCN, KCN với 1.062 doanh nghiệp đang hoạt

động đã có 731 doanh nghiệp đăng ký thang, bảng lương song tỷ kệ doanh nghiệp áp dụng tiền lương tối thiểu cao hơn luật định chỉ chiếm 32,3 % (Lê Thành Quân, 2011). Trong chính sách đào tạo người lao động có hạn chế ở chỗ hiện chưa có các cơ chế mang tính bắt buộc đối với doanh nghiệp để yêu cầu họ phải tham gia và đóng góp vào quá trình đào tạo người lao động; mức chi phí cho học nghề ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn còn cao; nội dung đào tạo chưa phù hợp với nhu cầu về kỹ nẵng lao động của doanh nghiệp.

Báo cáo tồng kết 15 năm xây dựng và phát triển KCN và KCX ở Việt Nam có đến 70% lao động trong KCN là lao động nhập cư và 60% là lao động nữ làm việc trong các KCN.

Sự tập trung cao của lao động tại các KCN đang kiến cho vấn đề xã hội ngày càng trở thành áp lực đối với chính quyền địa phương và người dân xung quanh KCN. Đó là tình trạng thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn, giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng và đáng lo ngại nhất vẫn là nảy sinh tệ nạn xã hội (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

 Các vấn đề xã hội khác

Do chỉ quan tâm thúc đẩy tăng trưởng nhanh các KCN mà chưa thực sự quan tâm đúng mức từ đầu những yếu tố hạ tầng xã hội hỗ trợ thiết yếu như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao…. Nên điều kiện sinh hoạt, môi trường sống không đảm bảo, thiếu các hoạt động văn hóa, tinh thần là nguyên nhân phát sinh ra nhiều tệ nạn xã hội. Như vậy cần phải xây dựng một môi trường sống tốt xung quanh KCN. Đẩy mạnh cung ứng các dịch vụ xã hội phục vụ đời sống người lao động KCN, KKT (Tổng cục môi trường, 2009).

c. Tác động đến môi trường

KCN, CCN là nơi tập trung các cơ sở sản xuất thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của các Khu, cụm công nghiệp, KCX sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường nếu như các biện pháp xử lý, công tác phòng ngừa, ứng phó ô nhiễm môi trường không kịp thời.

 Chất thải rắn

Hoạt động sản xuất tại các KCN làm phát sinh một lượng lớn chất thải, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ là chất thải nguy hại. Theo báo cáo của Vụ Quản lý – Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng lượng rác thải ước tính bình quân một ngày

đêm của cả nước đã tăng từ 25.000 tấn (năm 1999) lên khoảng 30.000 tấn (năm 2010), trong đó, lượng chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20%, phần lớn tập trung tại các KCN, KCX ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và Phía Nam (chiếm khoảng 50%) (Nguyễn Phương Nhung, 2010).

Thành phần, khối lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi KCN tùy thuộc vào loại hình công nghiệp đầu tư, quy mô đầu tư và công suất của các cơ sở công nghiệp trong KCN. Qua khảo sát một số KCN cho thấy, trong thành phần chất thải rắn của các KCN tỷ lệ chất thải nguy hại chiếm dưới 20% nếu được phân loại tốt, trong đó tỷ lệ các chất có thể tái chế cao. Theo kết quả điều tra và tổng hợp các chủ nguồn thải do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cung cấp, khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong toàn tỉnh Hưng Yên khoảng 616 tấn/ngày trong đó: Chất thải nguy hại: 89,32 tấn/ngày (14,3%), Chất thải có thể tái chế, tái sử dụng: 437,36 tấn/ngày (71,4%), chất thải không thể tái chế, thu hồi phải xử lý: 89,32 tấn/ngày (14,3%).

Nhiều doanh nghiệp có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại được triển khai các hoạt động tái chế thu lại tài nguyên có giá trị sử dụng nhưng do công nghệ chưa hoàn chỉnh, phù hợp nên hiệu quả thu hồi, tái chế kém gây ra những ô nhiễm thứ cấp đặc biệt là đối với dầu và dung môi. Nghiêm trọng hơn một số doanh nghiệp không thực hiện xử lý chất thải nguy hại mà sau khi thu gom lại đổ lẫn vào cùng chất thải thông thường hoặc đổ xả ra môi trường. Bên cạnh đó, có một số thực tế trong việc quản lý chất thải rắn là trong một số trường hợp, chất hải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất có tỷ lệ chất thải nguy hại thấp (nước thải lẫn dầu mỡ, giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy…) nên nhiều nhà máy thường để lẫn với chất thải sinh hoạt, nếu có phân loại thì với khối lượng nhỏ không đủ để hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại.

 Môi trường nước

Đối với KCN: Ước tính đến tháng 12/2015, trong số 304 KCN đã được thành lập có 178 KCN đã có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận hành, chiếm 58% tổng số KCN đã được thành lập và 86%

tổng số KCN đang hoạt động.

Ngoài ra, hiện có 32 KCN đang xây dựng công trình XLNT tập trung với tổng công suất thiết kế khoảng 96 ngàn m3/ngày đêm. Trong thời gian tới, các địa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn cụm công nghiệp tân quang tỉnh hưng yên (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)