Tại CCN Tân Quang - Văn Lâm - Hưng Yên.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Từ tháng 3/2016-5/2017.
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Công tác quản lý chất thải rắn tại CCN Tân Quang - Hưng Yên.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát về tỉnh Hưng Yên và Cụm công nghiệp Tân Quang:
+ Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường tỉnh Hưng Yên.
+ Khái quát về lịch sử hình thành, phát triển CCN Tân Quang.
- Thực trạng nguồn phát sinh chất thải rắn tại CCN Tân Quang - Đánh giá công tác quản lý CTR tại CCN Tân Quang
+ Trách nhiệm của chính quyền địa phương và CCN + Trách nhiệm của các doanh nghiệp
- Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả trong quản lý CTR tại CCN Tân Quang.
+ Các giải pháp quản lý CTR đối với chính quyền địa phương và CCN + Các giải pháp quản lý CTR đối với doanh nghiệp trong CCN.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận trên cơ sở phân tích hệ thống mối quan hệ giữa: Nguồn phát sinh chất thải rắn - Hiện trạng môi trường - các hình thức quản lý, xử lý chất thải hiện đang được áp dụng tại CCN, qua đó phân tích, đánh giá hiện trạng quản lý và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình.
3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập thông tin thứ cấp thông qua việc thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở địa bàn điều tra; kế thừa các tài liệu điều tra có sẵn như: các niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên.
- Thu thập thông tin từ các báo cáo công tác quản lý chất lượng môi trường từ các doanh nghiệp.
- Các kênh trên báo chí, các trang web…
- Các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường hiện hành.
3.5.2. Phương pháp điều tra khảo sát
- Khảo sát vị trí, tình hình hoạt động và các nguồn phát thải từ các nhà máy sản xuất, cơ khí… lựa chọn các công ty điển hình về nhóm ngành đại diện trong CCN để điều tra, đánh giá.
- Điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Điều tra, khảo sát thực tế tình hình phát sinh (thành phần, khối lượng) tại các doanh nghiệp: Khảo sát kho lưu giữ chất thải rắn của doanh nghiệp.
- Điều tra phương pháp thu gom, vận chuyển chất thải của khu công nghiệp theo hành trình của xe vận chuyển chất thải.
- Điều tra những khó khăn trong công tác quản lý CTR tại các doanh nghiệp.
Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu sơ cấp được sử dụng để thu thập các số liệu về nguồn chất thải phát sinh, khối lượng phát sinh nhằm phục vụ kết quả của báo cáo.
3.5.3. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài đã sử dụng 01 loại phiếu phỏng vấn để thực hiện phỏng vấn cho các đối tượng là: cán bộ làm công tác môi trường tại 20 doanh nghiệp đang hoạt động trong CCN Tân Quang. Tổng số phiếu thực hiện là: 20 phiếu.
Nội dung điều tra phỏng vấn chính liên quan đến cách thức doanh nghiệp quản lý chất thải rắn, thông qua việc đăng ký sổ chủ nguồn thải, mua bán, sử dụng, thu gom, lưu trữ, xử lý và thải bỏ; năng lực về chuyên môn của cán bộ phụ trách; cách doanh nghiệp bố trí khu vực lưu giữ chất thải.
3.5.4. Phương pháp thống kê
Sau khi đã thu thập được số liệu từ các phiếu khảo sát, bước tiếp theo là tiến hành nhập liệu và thống kê, xử lý các số liệu về hiện trạng phát sinh chất thải công nghiệp (tổng lượng chất thải phát sinh, thành phần chất thải, tình hình thực thi các quy định về quản lý và xử lý chất thải tại các doanh nghiệp…). Sử dụng
phương pháp này nhằm tạo ra một bảng thống kê với các số liệu được biểu diễn, thể hiện được những vẫn đề chính yếu mà tác giả muốn trình bày.
3.5.5. Phương pháp chuyên gia
Đề tài sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến đánh giá, tư vấn các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và các nhà quản lý. Kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu sẽ giúp hạn chế được những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài.