4.1. Khái quát về tỉnh Hưng Yên và cụm công nghiệp Tân Quang
4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường tỉnh Hưng Yên
Hưng Yên là một tỉnh thuần nông, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ;
với diện tích 923,1 km2, dân số 1,1 triệu người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%/năm. Có 57 vạn đang trong độ tuổi lao động trong đó, lao động đã qua đào tạo nghề đạt 25% chủ yếu là có trình độ đại học, cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản. Lao động có trình độ văn hóa cao chiếm 51%
dân số cả tỉnh. Người lao động tỉnh Hưng Yên có truyền thống lao động cần cù và sáng tạo.
Tổ chức hành chính: Hưng Yên bao gồm 01 thị xã, 09 huyện; có 07 phường, 09 thị trấn và 145 xã. Thị xã Hưng Yên là trung tâm chính trị văn hóa của tỉnh.
Vị trí địa lý: Hưng Yên là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, thuộc tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên nằm trong toạ độ 20036' và 210 vĩ độ Bắc, 105053' và 106015' kinh độ Đông; phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; phía đông giáp tỉnh Hải Dương; phía tây giáp thủ đô Hà Nội, Hà Nam; phía nam giáp tỉnh Thái Bình.
Địa chất: Hưng Yên nằm gọn trong ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng được cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ với chiều dày 150 - 160 m.
Ngoài ra có quốc lộ 39 A, quốc lộ 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã Hưng Yên đến quốc lộ 1A qua cầu Yên Lệnh và quốc lộ 10 qua cầu Triều Dương, là trụ giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây – Nam Bắc Bộ với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Địa hình: tương đối bằng phẳng, không có núi, đồi. Hướng dốc của địa hình từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ dốc 14 cm/km; độ cao đất đai không đồng đều với các dải, khu, vùng đất cao thấp xen kẽ nhau. Địa hình cao chủ yếu ở phía
Tây Bắc gồm các huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Văn Lâm; địa hình thấp tập trung ở các huyện Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi.
Khí hậu: Khí hậu Hưng Yên có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau), gió mùa Đông Nam (tháng 3 đến tháng 5).
Nhiệt độ trung bình từng tháng trong các năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1. Nhiệt độ không khí trung bình tại trạm quan trắc tỉnh (0C)
2010 2011 2012 2013 2014
Bình quân năm 24,6 22,9 24,7 23,9 24,2
Tháng 1 17,5 12,5 14,2 15,1 17,2
Tháng 2 20,3 17,3 15,8 19,7 16,9
Tháng 3 21,3 16,6 19,6 23,2 19,6
Tháng 4 23 23,1 25,4 24,5 25,1
Tháng 5 28,2 26,5 28,4 28,4 28,7
Tháng 6 30,4 29,1 29,7 29,5 30
Tháng 7 30,5 29,5 29,6 28,4 29,6
Tháng 8 28,2 28,7 28,9 28,8 28,6
Tháng 9 28,2 27 27,3 26,7 28,9
Tháng 10 24,8 24 26,1 25,2 26,5
Tháng 11 21,6 23,3 23,1 22,2 22,7
Tháng 12 21,6 17 28,7 15,6 17
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên ( 2015) Hưng Yên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,20C, nhiệt độ trung bình mùa hè 250C, mùa đông dưới 200C. Từ năm 2010 đến năm 2014, nhiệt độ mùa hè cao nhất là 30,5oC (Tháng 7/2010), nhiệt độ mùa đông thấp nhất là 12,5 (tháng 1/2011).
Lượng mưa trung bình từng tháng trong các năm được thể hiện trong bảng 4.2.
Lượng mưa trung bình tại tỉnh Hưng Yên từ 2010 - 2014 dao động trong khoảng 1.000 - 1.600 mm/năm, trong đó mưa nhiều tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 mưa (chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm).
Bảng 4.2. Lượng mưa trung bình tại trạm quan trắc tỉnh Hưng Yên (mm)
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số 669,0 1.039,5 1.644,6 1.752,8 1.595,0
Tháng 1 95,0 3,6 18,1 12,1 2,0
Tháng 2 9,0 14,9 11,1 24,5 26,8
Tháng 3 7,0 59,1 15,1 28,0 80,3
Tháng 4 39,0 60,6 97,2 38,4 160,3
Tháng 5 80,0 129,9 330,3 222,9 256,1
Tháng 6 87,0 149,4 124,4 226,4 85,3
Tháng 7 95,0 140,6 188,9 365,9 214,7
Tháng 8 177,0 101,2 388,3 331,3 246,4
Tháng 9 69,0 279,2 188,6 340,2 257,2
Tháng 10 36,0 49,6 110,7 78,5 174,4
Tháng 11 3,0 40,2 139,4 63,2 68,4
Tháng 12 3,0 11,2 32,5 21,4 26,1
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên ( 2014) Số giờ nắng trung bình từng tháng trong các năm được thể hiện trong bảng 4.3.
Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.260 giờ (105 giờ/tháng), trong đó số giờ nắng từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình 150,2 giờ nắng/tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trung bình 62,5 giờ nắng/tháng.
Sông ngòi: Hưng Yên có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với 3 hệ thống sông lớn chảy qua: sông Hồng, sông Đuống, sông Luộc. Bên cạnh đó, Hưng Yên còn có hệ thống sông nội địa như: sông Cửu An, sông Kẻ Sặt, sông Hoan Ái, sông Nghĩa Trụ, sông Điện Biên, sông Kim Sơn,... là điều kiện thuận lợi không chỉ cho sản xuất nông nghiệp mà còn cho sự phát triển công nghiệp, sinh hoạt và giao thông đường thuỷ. Ngoài ra, địa phận Hưng Yên có những mỏ nước ngầm
rất lớn, đặc biệt là khu vực dọc quốc lộ 5 từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi. Lượng nước này không chỉ thoả mãn nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh mà còn có khả năng cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.
Bảng 4.3. Số giờ nắng tại trạm quan trắc tỉnh Hưng Yên (giờ)
2010 2011 2012 2013 2014
Tổng số 1.276,0 1.158,5 973,1 1.051,6 1.260,8
Tháng 1 31,0 10,6 2,3 10,7 123,1
Tháng 2 83,0 31,5 11,2 37,8 27,6
Tháng 3 45,0 12,2 13,4 41,5 12,1
Tháng 4 46,0 65,8 79,6 52,5 12,1
Tháng 5 137,0 163,0 146,2 122,5 187,3
Tháng 6 159,0 147,0 92,9 128,7 143,4
Tháng 7 215,0 187,1 141,6 90,9 142,7
Tháng 8 129,0 181,1 146,8 128,9 114,4
Tháng 9 140,0 115,7 108,1 90,8 171,9
Tháng 10 121,0 72,5 100,1 126,3 150,5
Tháng 11 90,0 96,2 93,2 54,8 87,9
Tháng 12 80,0 75,8 37,7 166,2 87,7
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên ( 2015) Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên là 923,1 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 62,73%, đất phi nông nghiệp 36,84% và đất chưa sử dụng 0,43%. Diện tích đất nông nghiệp phong phú, nhưng đất xây dựng công nghiệp và đô thị còn hạn chế. Vì vậy, trong quá trình phát triển công nghiệp không tránh khỏi việc sử dụng thêm phần đất nông nghiệp.
Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức; sản xuất hoạt động trầm lắng và có phần trị trệ, xuất khẩu giảm ở hầu hết các nền kinh tế dẫn đến tăng trưởng giảm sút. Trong nước, giá cả thị trường, lãi suất tín dụng vẫn ở mức cao, sức mua hàng hóa tiêu dùng giảm mạnh, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến kính tế - xã hội của tỉnh. Với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm
dần lạm phát, giảm đầu tư công, đảm bảo an sinh xã hội; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo, điều hành quyết liệt cùng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và nhân dân trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.
Hình 4.1. Vị trí địa lý tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên Vì điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua nối Hà Nội – Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác nền kinh tế Bắc bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Do phân hóa kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh.
Ngày 28/11/2011, thủ tướng có quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020. Theo quy hoạch, Hưng yên đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12-13% giai đoạn 2016- 2020. GDP bình quân đầu người đạt trên 4.300 USD vào năm 2020.
Hiện tại, Hưng Yên có 13 KCN được Chính phủ phê duyệt và bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 định hướng đến năm 2020. Phát triển các KCN nhằm mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tức là tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển đạt hiệu quả, tăng trưởng bình quân 9,87%; cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực; các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có thương hiệu, giá trị gia tăng, chất lượng và sức cạnh tranh trên thị trường được giữ vững và phát triển; có thêm nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ, công nghệ giá trị gia tăng cao. Các khu công nghiệp hoạt động hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy đạt khá, đóng góp nhiều vào nguồn thu ngoại tệ qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa (như Khu công nghiệp Thăng Long II, Khu công nghiệp Phố Nối A,...). Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) hàng năm đạt mức tăng trưởng khá, bình quân 5 năm đạt 7,8% và cao hơn mức bình quân của cả nước. Công nghiệp, xây dựng tăng mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, đến hết năm 2015, cơ cấu kinh tế:
Công nghiệp, xây dựng 48,98% - Nông nghiệp 13,54%; Thương mại, dịch vụ 37,47%. Năm 2015, GDP bình quân đầu người 40,4 triệu đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,440 tỷ USD. Tổng thu ngân sách trên địa bàn vượt kế hoạch Trung ương giao và vượt chỉ tiêu hàng năm, năm sau cao hơn năm trước; năm 2015 đạt 7.872 tỷ, trong đó thu nội địa 5.372 tỷ đồng.
Hình 4.2. Bản đồ xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên
Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu đến năm 2020, phấn đấu cơ cấu kinh tế như sau: dịch vụ chiếm 37,8-39,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 50-51%, nông nghiệp chiếm 10,5-11,2 %.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bản tỉnh đến năm 2020 đạt trên 35.000 tỷ đồng. Phấn đấu giá trị hàng hóa xuất khẩu tăng bình quân 2016 - 2020 đạt khoảng 18%/năm. (Nguyễn Tiến Thuyết, 2016)