4.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tại CCN Tân Quang
4.3.2. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong quản lý chất thải tại CCN
Quy trình quản lý chất thải rắn chung của các doanh nghiệp tại CCN Tân Quang.
Hình 4.4. Quy trình quản lý chất thải tại các doanh nghiệp
Nguồn: phiếu điều tra (2016) Đây là quy trình quản lý chất thải nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng ở CCN Tân Quang đang áp dụng. Đầu tiên, chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong quá trình sản xuất, dịch vụ sẽ được các doanh nghiệp thu gom và chuyển tới các kho lưu trữ tạm thời. Tại đây chất thải sẽ được phân loại theo các mã khác nhau và lưu tại các khu vực khác nhau được quy định để đảm bảo an toàn cho môi trường, an toàn cháy nổ trước khi chuyển cho các đơn vị có năng lực được nhà nước cấp phép. Sau khi đã tích được một lượng nhất định các đơn vị nhà thầu xử lý chất thải sẽ đến và chuyển đi. Các đơn vị này sẽ thay doanh nghiệp làm nghĩa vụ xử lý và thải bỏ chất thải, chất thải nguy hại để đảm bảo các yêu cầu của Luật.
4.3.2.1. Công tác phòng ngừa, giám sát chất thải tại doanh nghiệp a. Công tác phòng ngừa chất thải
Thông tư 36/2015/TT – BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, quy định: “Phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho việc thu gom, vận chuyển, đóng gói, bảo quản, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải có dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6707:2009”.
Qua quá trình khảo sát điều tra và từ bảng 4.9 cho thấy, có 18/20 doanh nghiệp đã có gắn biển cảnh báo theo quy định để cảnh báo nhằm khuyến cáo và nhắc nhở thực hiện các yêu cầu an toàn khi tiếp cận với CTNH để phòng tránh các rủi ro, tai nạn của con người và môi trường. Công ty cổ phần Tân Nam và Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda chưa lắp đặt biển báo theo quy định.
Bảng dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH theo quy định trong TCVN 6707:2009 được thể hiện trong bảng 4.8 như sau:
Lưu kho, phân loại Chất thải rắn công
nghiệp phát sinh
Hợp đồng với Thu
gom đơn vị có chức năng
Vận chuyển, xử lý và thải bỏ
Bảng 4.8. Bảng dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa CTNH Dầu hiệu cảnh
báo, phòng ngừa CTNH
Ý nghĩa Vị trí đặt
Cảnh báo về nguy cơ dễ cháy của chất thải
Tại cửa kho, trong kho, ví trị bảo quản, công đoạn sản xuất,..có chứa chất dễ cháy. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất dễ cháy.
Cảnh báo về nguy cơ dễ nổ của chất thải
Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,…có vật liệu hoặc chất có nguy hiểm nổ. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển vật liệu hoặc chất có nguy hiểm nổ.
Cảnh báo về chất thải có chứa các chất ăn mòn
Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,…có chất ăn mòn. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất ăn mòn.
Cảnh báo về chất thải có chứa các chất độc hại
Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất,..có chất độc. Trên phương tiện hoặc bao bì chứa đựng và vận chuyển chất độc.
Cảnh báo về chất thải có chứa chất gây bệnh hoặc nguồn vi trùng gây bệnh
Tại cửa kho, trong kho, vị trí bảo quản, công đoạn sản xuất, khu vực có các nguồn lây nhiễm.
Trên bao bì chứa đựng và vận chuyển cũng như trên thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển,
… có vi trùng dễ lây nhiễm.
Cảnh báo chung về sự nguy hiểm của CTNH
Tại vị trí cần để đề phòng nguy hiểm có thể xảy ra – Chỉ sử dụng cùng bảng ghi chú thuyết minh, ghi rõ ràng bằng chữ nội dung nguy hiểm
b. Công tác giám sát chất thải
Theo quy định tại Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT thì công tác giám sát chất thải là đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế khi đi khảo sát tại các doanh nghiệp trong CCN Tân Quang tôi nhận thấy: Các doanh nghiệp đã có sự giám sát về tổng lượng thải thể hiện qua việc kê khai tổng lượng chất thải hàng năm của từng doanh nghiệp như bảng 4.7. Việc giám sát từng thông số ô nhiễm đặc trưng còn chưa được giám sát.
4.3.2.2. Công tác phân loại, lưu giữ chất thải của các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp tại CCN Tân Quang đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc quản lý chất thải rắn đặc biệt từ khi Luật môi trường 2014 có hiệu lực.
Căn cứ theo Thông tư số 36/2015/TT – BTNMT có quy định về khu vực lưu giữ CTNH như sau:
Khu vực lưu giữ CTNH (không bắt buộc phải xây dựng dưới dạng kho) phải đáp ứng các yêu cầu chung như sau:
Mặt sàn trong khu vực lưu giữ CTNH bảo đảm kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào.
Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ CTNH, trừ các thiết bị lưu chứa CTNH với dung tích lớn hơn 02 (hai) m3 thì được đặt ngoài trời; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
Có biện pháp cách ly với các loại hoặc nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hoá học với nhau.
Khu lưu giữ CTNH phải được bảo đảm không chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
Khu vực lưu giữ CTNH dễ cháy, nổ bảo đảm khoảng cách không dưới 10m với lò hơi và các thiết bị đốt khác.
Chất thải lỏng có PCB, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ thuộc đối tượng quản lý của Công ước Stockholm và các thành phần nguy hại hữu cơ halogen khác (vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH) phải được chứa trong các bao bì cứng hoặc thiết bị lưu chứa đặt trên các tấm nâng và không xếp chồng lên nhau.
Khu vực lưu giữ CTNH phải được trang bị như sau:
Thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
Vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, rơi vãi, đổ tràn CTNH ở thể lỏng.
Biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại CTNH được lưu giữ theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 30 cm mỗi chiều.
Bảng 4.9. Thực hiện quy định khu vực lưu giữ chất thải tại các doanh nghiệp
T
T Tên doanh nghiệp Mặt
sàn
Mái che
Biện pháp cách ly
Thiết bị PCCC
Biển báo
1 Công ty TNHH Cao Su Giải Phóng x x x x x
2 Công ty TNHH KTC Hà Nội x x x x x
3 Công ty TNHH Kim Loại Sao Phương Đông x x x x x 4 Công ty SX lắp ráp công nghệ cao Kangaroo x x x x x
5 Công ty TNHH Phú Cường x x x x x
6 Công ty TNHH VPP Trà My x x x x x
7 Công ty cổ phần Tân Nam x x 0 x 0
8 Công ty TNHH đầu tư - xây dựng nội thất Decor x x x x x
9 Công ty Cổ phần Nội thất Hà vũ x x x x x
10 Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp
Kbis x x x x x
11 Công ty CPSXDV thương mại sản phẩm da
Ladoda x x x x 0
12 Chi nhánh Công ty Cổ Phần Everpia x x x x x 13 Công ty cổ phần sản xuất và XNK bao bì x x x x x 14 Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương x x 0 x x
15 Công ty cổ phần nhựa Tân Phong x x x x x
16 Công ty TNHH Minh Hiếu x x x x x
17 Công ty TNHH Nguyễn Hồng x x 0 x x
18 Công ty TNHH Toko Việt Nam x x x x x
19 Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Cát Tường x x x x x 20 Công ty CPĐTPT công nghiệp & môi trường
Việt Nam x x x x x
Nguồn: Phiếu điều tra ( 2016)
Từ bảng 4.9 cho thấy tất cả doanh nghiệp của CCN Tân Quang đã bố trí khu vực lưu giữ chất thải. 16/20 công ty đã bố trí khu vực lưu giữ đạt yêu cầu theo quy định, áp dụng các biện pháp phân loại tại kho lưu giữ nhằm cách ly các nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau. 3/20 công ty là Công ty cổ phần Tân Nam, Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương, Công ty TNHH Nguyễn Hồng chưa có biện pháp cách ly các nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau.
4.3.2.3. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải của các doanh nghiệp
Tình hình quản lý CTR phát sinh tại các doanh nghiệp trong CCN Tân Quang được thể hiện trong bảng 4.10.
Bảng 4.10. Tình hình quản lý CTR tại các doanh nghiệp năm 2016
TT Tên doanh nghiệp
Tình hình quản lý CTR Lưu
kho Thuê
xử lý Tự xử
lý Đơn vị xử lý
1 Công ty TNHH Cao Su Giải Phóng X MTV
2 Công ty TNHH KTC Hà Nội X MTV
3 Công ty TNHH Kim Loại Sao Phương Đông X MTV 4 Công ty SX lắp ráp công nghệ cao Kangaroo X MTV
5 Công ty TNHH Phú Cường x Urenco
6 Công ty TNHH VPP Trà My X Urenco
7 Công ty cổ phần Tân Nam X
8 Công ty TNHH đầu tư - xây dựng nội thất Decor X
9 Công ty Cổ phần Nội thất Hà vũ X Urenco
10 Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp
Kbis X Urenco
11 Công ty CP SXDV thương mại sản phẩm da
Ladoda X Urenco
12 Chi nhánh Công ty Cổ Phần Everpia X MTV
13 Công ty cổ phần sản xuất và XNK bao bì X MTV
14 Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương X MTV
15 Công ty cổ phần nhựa Tân Phong X MTV
16 Công ty TNHH Minh Hiếu X Urenco
17 Công ty TNHH Nguyễn Hồng X Urenco
18 Công ty TNHH Toko Việt Nam X Urenco
19 Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Cát Tường X 20 Công ty CPĐTPT công nghiệp & môi trường
Việt Nam x MTV
Nguồn: Phiếu điều tra ( 2016)
Trước năm 2015, các công ty trong CCN đã ký hợp đồng với 1 đơn vị có chức năng xử lý là công ty Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 - URENCO 11. Nhưng từ năm 2015 tới nay, khi công ty CPĐTPT Công nghiệp & môi trường Việt Nam đi vào hoạt động chính thức, đã có 9/20 công ty trong CCN đã ký hợp đồng để giảm chi phí vận chuyển chất thải. 8/20 công ty còn lại vẫn đang ký hợp đồng với công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 - URENCO 11. 3/20 doanh nghiệp còn lại là Công ty cổ phân Tân Nam, Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Cát Tường, chi nhánh công ty TNHH đầu tư – xây dựng nội thất Decor mới chỉ dừng lại ở việc thu gom, lưu giữ tại kho do số lượng phát sinh ít cũng như chưa tìm được nhà cung cấp dịch vụ xử lý thích hợp.
Tương ứng với mỗi ngành công nghiệp khác nhau có phát sinh lượng chất thải khác nhau ở từng thời điểm khác nhau nên hình thức thu gom CTR cũng khác nhau. Phần lớn các doanh nghiệp đã ký hợp đồng thu gom, xử lý với công ty có đủ chức năng thu gom nhưng vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chưa thực hiện tốt, nguy cơ làm phát tán chất thải ra môi trường rất cao đặc biệt là CTNH.
Thời gian thu gom: Hiện tại, khi các doanh nghiệp có nhu cầu cần bàn giao chất thải sẽ liên hệ với đơn vị xử lý chất thải đến để thu gom nên thời gian vận chuyển chất thải tại các doanh nghiệp trong CCN là không đồng nhất.
Phương tiện thu gom: Các đơn vị thu gom chủ động phương tiện đến thu gom tại các doanh nghiệp có nhu cầu bàn giao chất thải. Xe vận chuyển được đi chuyển đến địa điểm tập kết chất thải của công ty (kho lưu giữ), sau đó dùng các công cụ để cho chất thải vào thùng xe. Chất thải sau khi được vận chuyển lên xe sẽ được đưa về công ty xử lý và xử lý theo phương pháp đã quy định trong giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Hiện tại, chưa có báo cáo đánh giá về tỷ lệ thu gom các CTR từ các doanh nghiệp.
4.3.2.4. Công tác xử lý chất thải của các doanh nghiệp trong CCN
Theo khảo sát trong năm 2016, đã có 9/20 công ty trong CCN ký hợp đồng với công ty Cổ phần ĐTPT Công nghiệp & môi trường Việt Nam là cơ sở xử lý nằm trong CCN. 8/20 công ty ký hợp đồng với Công ty Cổ Phần môi trường đô thị và Công nghiệp 11 - URENCO 11 có cơ sở xử lý bên ngoài CCN.
Chất thải rắn công nghiệp tại CCN Tân Quang sau khi thu gom được vận chuyển về các công ty xử lý. Tại cổng chính của 2 công ty xử lý chất thải cho CCN Tân
Quang đều có lắp đặt một trạm cân mà xe chở chất thải vào phải đi qua để đưa chất thải vào khu phân loại. Sau đó chúng được xử lý theo phương pháp của công ty đã được cấp phép.
Các loại chất thải có khả năng tái chế như nhựa, giấy... không nhiễm TPNH được vận chuyển về công ty xử lý sau đó được phân loại và được bán cho các đơn vị tái chế.
Hiện nay tại CCN chưa có doanh nghiệp nào đứng ra làm chủ đầu tư dẫn đến việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và dự án sản xuất kinh doanh trong CCN ở địa phương chưa rõ cơ quan đầu mối hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính liên quan; việc phân công trách nhiệm của các bộ, ngành, ủy ban nhân cấp tỉnh, các sở, ngành tỉnh và UBND cấp huyện trong hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu quản lý CCN hiện nay.
Tình hình thực hiện đăng ký chủ nguồn thải của các doanh nghiệp trong CCN Tân Quang với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên đến năm 2016 được thể hiện cụ thể trong bảng 4.11 như sau:
Qua bảng 4.11, ta thấy tại CCN có 7/20 doanh nghiệp cơ sở đăng ký chủ nguồn thải (đạt 35%), 01/20 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. 12/20 các doanh nghiệp chưa đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý CTNH: Các cơ sở phát sinh CTNH với khối lượng 600 kg/năm trở lên phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH để được cơ quan có thẩm quyền cấp và quản lý. Từ bảng 4.7 và bảng 4.11 tôi thấy, trong số 12 doanh nghiệp chưa có sổ đăng ký chủ nguồn thải thì có 03/12 doanh nghiệp là Công ty TNHH Phú Cường, Công ty Cổ phần Nội thất Hà Vũ, Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương là các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập sổ đăng ký chủ nguồn thải đúng quy định. Điều đó cũng cho thấy việc buông lỏng quản lý của địa phương cũng như Phòng Tài nguyên Môi trường địa phương trong nhiều năm.
Bảng 4.11. Tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH
ST
T Tên doanh nghiệp
Sổ chủ nguồn thải
Ghi Đã đăng chú
ký
Chưa đăng ký
1 Công ty TNHH Cao Su Giải Phóng x
2 Công ty TNHH KTC Hà Nội x
3 Công ty TNHH Kim Loại Sao Phương Đông x 4 Công ty SX lắp ráp công nghệ cao Kangaroo x
5 Công ty TNHH Phú Cường x
6 Công ty TNHH VPP Trà My x
7 Công ty cổ phần Tân Nam x
8 Công ty TNHH đầu tư - xây dựng nội thất Decor x
9 Công ty Cổ phần Nội thất Hà vũ x
10 Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp Kbis x 11 Công ty CPSXDV thương mại sản phẩm da Ladoda x
12 Chi nhánh Công ty Cổ Phần Everpia x
13 Công ty cổ phần sản xuất và XNK bao bì x
14 Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương x
15 Công ty cổ phần nhựa Tân Phong x
16 Công ty TNHH Minh Hiếu x
17 Công ty TNHH Nguyễn Hồng x
18 Công ty TNHH Toko Việt Nam x
19 Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Cát Tường x 20 Công ty CPĐTPT công nghiệp & môi trường Việt
Nam GPHN
Nguồn: Phiếu điều tra ( 2016)
Qua khảo sát tại các doanh nghiệp trong CCN về nguồn nhân lực phụ trách công tác môi trường qua các thông tin cần tìm hiểu về số lượng cán bộ môi trường được đào tạo chính quy, trình độ đào tạo của các cán bộ đó, ta có bảng sau:
Bảng 4.12. Cán bộ chuyên môn phụ trách môi trường tại các doanh nghiệp
TT Tên doanh nghiệp
Cán bộ phụ trách môi trường
Có Không Số lượng
Trình độ Cao
Đẳng Đại học
Trên DH
1 Công ty TNHH Cao Su Giải Phóng x 1 x
2 Công ty TNHH KTC Hà Nội x
3 Công ty TNHH Kim Loại Sao Phương Đông x 1 x
4 Công ty SX lắp ráp công nghệ cao Kangaroo x 1 x
5 Công ty TNHH Phú Cường x
6 Công ty TNHH VPP Trà My x
7 Công ty cổ phần Tân Nam x
8 Công ty TNHH đầu tư - xây dựng nội thất
Decor x
9 Công ty Cổ phần Nội thất Hà vũ x 10 Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công
nghiệp Kbis x
11 Công ty CPSXDV thương mại sản phẩm da
Ladoda x
12 Chi nhánh Công ty Cổ Phần Everpia x 13 Công ty cổ phần sản xuất và XNK bao bì x 14 Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương x 15 Công ty cổ phần nhựa Tân Phong x
16 Công ty TNHH Minh Hiếu x 1 x
17 Công ty TNHH Nguyễn Hồng x
18 Công ty TNHH Toko Việt Nam x
19 Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Cát Tường x 20 Công ty CPĐTPT công nghiệp & môi trường
Việt Nam x 3 x
Nguồn: Phiếu điều tra ( 2016)