Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả trong quản lý chất thải rắn tại

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn cụm công nghiệp tân quang tỉnh hưng yên (Trang 73 - 78)

4.4.1. Các giải pháp quản lý CTR đối với chính quyền địa phương và CCN Quy hoạch không gian hợp lý là một trong những giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp. Việc bố trí CCN Tân Quang hiện bố trí chưa hợp lý do nằm

trong khu dân cư đông đúc. Với các ngành nghề sản xuất thực phẩm, sản xuất nhựa, lắp ráp nội thất, cơ khí sửa chữa,.... Mặc dù quy hoạch cho cụm công nghiệp này tập trung nhưng lại nằm ngay trong dân cư đông đúc là không hợp lý.

Hơn nữa việc giải tỏa nới rộng diện tích sẽ gặp khó khăn và tốn kém. Vì vậy, đề xuất UBND tỉnh nên quy hoạch lại CCN Tân Quang cũng như chấp thuận có chọn lọc ngành nghề đầu tư vào trong CCN. Với điều kiện bố trí tập trung nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực thì việc thực thi biện pháp xử lý chất thải sẽ tiết kiệm hơn nhiều việc đầu tư xử lý môi trường riêng lẻ, phân tán, đồng thời thuận lợi trong công tác quản lý môi trường tổng thể.

Theo phân tích tại mục 4.3.1: Qua khảo sát điều tra và thực tế làm việc cho thấy công tác quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn còn nhiều bất cập như sau:

- Chưa có doanh nghiệp nào đứng ra làm chủ đầu nên việc chỉ đạo của UBND cấp tỉnh nhằm kịp thời hỗ trợ các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp, giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, nhà ở công nhân còn chậm trễ.

- Việc lập dự án để thực hiện đầu tư còn sơ sài, nhất là phương án đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như các giải pháp và phương án kỹ thuật; nhiều dự án thiếu tính khả thi và chưa đồng bộ;

- Thiếu quy hoạch chung định hướng việc phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn;

- Công tác thống kê, báo cáo đối với các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như dự án đầu tư vào cụm công nghiệp chưa được cập nhật thường xuyên.

- Tổ chức các buổi phổ biến kiến thức về luật và các quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp địa phương, đưa phiếu thăm dò về các khó khăn trong quản lý chất thải ở doanh nghiệp, các mong muốn và đề xuất với cơ quản lý.

- Tăng cường cả về số lượng và nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ phụ trách môi trường cấp huyện, xã. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về môi trường và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện bảo vệ môi trường.

- Đề xuất phải thành lập Trung tâm phát triển CCN làm chủ đầu tư để quản lý chung CCN hoặc khuyến khích một doanh nghiệp trong CCN đứng ra làm chủ đầu tư để giải quyết các công việc đầu mối.

Hưng Yên là một tỉnh nhỏ tập trung khá nhiều cụm công nghiệp. Tỉnh cần quy hoạch không gian sao cho hợp lý phát huy được thế mạnh đồng thời hạn chế những điểm yếu, góp phần cải thiện ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm.

4.4.2. Các giải pháp quản lý CTR đối với doanh nghiệp trong CCN

4.4.2.1. Công tác phòng ngừa, giám sát việc phát sinh chất thải rắn tại doanh nghiệp

Đây là công việc quan trọng hàng đầu trong việc quản lý tổng hợp chất thải rắn ở doanh nghiệp. Từ nhận xét tại mục 4.3.2.1, có 18/20 doanh nghiệp đã có gắn biển cảnh báo theo quy định vị trí gắn cảnh báo nhằm khuyến cáo và nhắc nhở thực hiện các yêu cầu an toàn khi tiếp cận với CTNH để phòng tránh các rủi ro, tai nạn của con người và môi trường. Đề nghị các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến giải pháp phòng ngừa chất thải tại các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp đã có sự giám sát về tổng lượng thải thể hiện qua việc kê khai tổng lượng chất thải hàng năm của từng doanh nghiệp như bảng 4.7. Việc giám sát từng thông số ô nhiễm đặc trưng còn chưa được giám sát. Đề nghị các doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý trong quá trình giám sát các thông số ô nhiễm. Quá trình giám sát được thể hiện qua việc phân loại từng loại chất thải theo mã chất thải, tính chất đặc trưng từng loại chất thải. Để các doanh nghiệp có sự giám sát đạt kết quả thì kính mong các cơ quan nhà nước liên quan thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền để phổ biến kiến thức cho các doanh nghiệp.

Cần thiết việc khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng và quản lý môi trường theo Tiêu chuẩn ISO14001, thực hiện quản lý năng lượng theo ISO50001 và các công cụ quản lý chất thải hiệu quả hiện đang áp dụng tại nhiều doanh nghiệp như các dự án tiết kiệm năng lượng, vừa góp phần làm giảm chi phí sản xuất, chi phí môi trường, tiền phạt, khắc phục hậu quả môi trường,… của doanh nghiệp, vừa góp phần không nhỏ vào giảm thiểu lượng rác thải phát sinh hàng ngày.

4.4.2.2. Công tác phân loại, lưu giữ chất thải rắn của các doanh nghiệp

Kết quả khảo sát ở bảng 4.9 cho thấy tất cả doanh nghiệp của CCN Tân Quang đã bố trí khu vực lưu giữ chất thải. 16/20 công ty đã bố trí khu vực lưu giữ đạt yêu cầu theo quy định, áp dụng các biện pháp phân loại tại kho lưu giữ

nhằm cách ly các nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau.

3/20 công ty là Công ty cổ phần Tân Nam, Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương, Công ty TNHH Nguyễn Hồng chưa có biện pháp cách ly các nhóm CTNH khác có khả năng phản ứng hóa học với nhau. Đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục làm tốt việc phân loại chất thải tại kho lưu giữ theo quy định của pháp luật. Công ty cổ phần Tân Nam, Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương, Công ty TNHH Nguyễn Hồng chưa làm tốt công tác này, vì vậy đề nghị ba công ty này nghiêm túc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

4.4.2.3. Công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn của các doanh nghiệp Căn cứ như kết quả điều tra tại bảng 4.10 cho thấy, 3/20 doanh nghiệp là Công ty cổ phân Tân Nam, Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Cát Tường, chi nhánh công ty TNHH đầu tư – xây dựng nội thất Decor mới chỉ dừng lại ở việc thu gom, lưu giữ tại kho do số lượng phát sinh ít cũng như chưa tìm được nhà cung cấp dịch vụ xử lý thích hợp. Tuy nhiên tại khoản 5, Điều 7 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu thì việc lưu trữ chất thải nguy hại được qui định như sau:

Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo về việc lưu trữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ khi chưa chuyển giao được trong các trường hợp sau:

a/ Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi.

b/ Chưa tìm được chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp. Do đó, đề nghị các công ty chưa chuyển giao chất thải cho đơn vị xử lý báo cáo cơ quan quản lý theo đúng quy định nêu trên cũng như nhanh chóng chuyển giao cho chủ xử lý để tránh nguy cơ phát tán chất thải ra ngoài môi trường.

Hiện tại, khi các doanh nghiệp có nhu cầu cần bàn giao chất thải sẽ liên hệ với đơn vị xử lý chất thải đến để thu gom nên thời gian vận chuyển chất thải và chưa có báo cáo đánh giá về tỷ lệ thu gom các CTR từ các doanh nghiệp. Đề nghị UBND cấp tỉnh sớm thành lập chủ đầu tư CCN để làm đầu mối thông tin. Khi đó, các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh sẽ được chuyển giao chất thải cùng đợt, giảm chi phí vận chuyển cũng như giảm ô nhiễm do xe vận chuyển chất thải vào khu vực CCN. Khi có chủ đầu tư quản lý CCN cũng sẽ quản lý được lượng chất thải ra, vào CCN từ đó sẽ có báo cáo tỷ lệ thu gom các CTR từ các doanh nghiệp trong CCN.

4.4.2.4. Công tác xử lý chất thải rắn của các doanh nghiệp trong CCN

Trong CCN đã có đơn vị xử lý chất thải, khuyến khích các doanh nghiệp trong CCN ký hợp đồng chuyển giao chất thải cho đơn vị xử lý trong CCN sẽ làm giảm chi phí thu gom, vận chuyển chất thải.

Căn cứ theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý CTNH: Các cơ sở phát sinh CTNH với khối lượng 600 kg/năm trở lên phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH để được cơ quan có thẩm quyền cấp và quản lý. Từ bảng 4.7 và bảng 4.11 tôi thấy, trong số 12 doanh nghiệp chưa có sổ đăng ký chủ nguồn thải thì có 03/12 doanh nghiệp là Công ty TNHH Phú Cường, Công ty Cổ phần Nội thất Hà Vũ, Công ty TNHH bao bì Tân Kim Cương là các doanh nghiệp thuộc đối tượng phải lập sổ đăng ký chủ nguồn thải đúng quy định. Đề nghị ba công ty trên làm thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn thải với Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh để hoàn thiện hồ sơ môi trường theo đúng quy định.

Từ bảng 4.12 cho thấy, 15/20 doanh nghiệp chưa có cán bộ phụ trách môi trường chuyên trách, các cán bộ đang đảm nhiệm công việc liên quan đến môi trường là các cán bộ phụ trách hành chính hoặc phụ trách mua bán. Từ những bất cập như vậy nên sự am hiểm của các nhân viên này chưa được sâu sát cũng như chưa nắm rõ được quy trình quản lý chất thải đặc trưng. Đề xuất thành lập các phòng môi trường hoặc yêu cầu có cán bộ đảm nhiệm công việc liên quan đến môi trường phải được đào tạo để đảm bảo mọi vấn đề môi trường được xử lý ngay tại từng doanh nghiệp.

Qua phiếu điều tra thực tế phỏng vấn cán bộ công nhân viên về hiệu quả hoạt động của công tác quản lý CTRCN cho thấy, mặc dù đã đạt được hiệu quả nhất định trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, nhưng vấn đề về môi trường vẫn đang là thách thức lớn đối với CCN nói chung cũng như các doanh nghiệp nói chung. Từ bảng 4.15 cho thấy nhận định về hình thức tuyên truyền (20%) cũng như phương tiện tuyên truyền (15%) của công tác tuyên truyền còn được đánh giá là chưa tốt. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước nâng cao phương thức tuyên truyền để phổ biến kiến thức quản lý chất thải đến từ doanh nghiệp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý chất thải trong doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn cụm công nghiệp tân quang tỉnh hưng yên (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)