Các nghiên cứu về điều kiện ATTP nước uống đóng chai

Một phần của tài liệu Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2018 (Trang 25 - 29)

1.5. Thực trạng An toàn thực phẩm nước uống đóng chai

1.5.3. Các nghiên cứu về điều kiện ATTP nước uống đóng chai

Mặc dù những năm gần đây nghiên cứu về lĩnh vực An toàn thực phẩm rất phổ biến nhưng nghiên cứu về lĩnh vực NUĐC còn ít hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ. Các nghiên cứu chủ yếu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chỉ tiêu hóa – lý- vi sinh của các sản phẩm nước uống đóng chai. Có thể tổng hợp một số nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước như sau:

Năm 2012, Sasikaran.S và cộng sự đã nghiên cứu chất lượng nước uống đóng chai của 22 nhãn hiệu được bán tại Jaffna (Sri Lanka), kết quả cho thấy hàm lượng Nitrat (NO3-) dao động từ 0.21-4.19 mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép là 1.26 (±1.08) mg/l. Bên cạnh đó 14% số mẫu phát hiện có nấm và 9% số mẫu có chứa vi khuẩn coliform, một số mẫu có chứa vi khuẩn E.coli, Streptococci Feacal [44].

Nghiên cứu của Nsanze tiến hành nghiên cứu về chất lượng vi sinh của nước uống đóng chai từ các nguồn khác nhau ở các tiểu bang vương quốc Irac kết quả cho thấy 80 mẫu nước đóng chai thuộc 4 nhà máy sản xuất khác nhay có 75% các bình 21lit bị nhiễm 10 loại vi khuẩn khác nhau, 10-40% các chai 1,5lit nhiễm bởi 2 – 4 loại vi sinh vật.

Nghiên cứu của M.Moazeni và cộng sự (2012) đánh giá các chỉ tiêu vi sinh, hóa học trên nhãn so với thực tế của 21 nhãn hiệu nước uống đóng chai tại Iran cho thấy có sự khác biệt tương đối lớn: 90,05%, 52,4%; 42,9% số mẫu lần lượt có hàm lượng Mg2+, SO42−, K+ thực tế cao hơn so với nội dung ghi trên nhãn. Điều này cho thấy việc kiểm tra, kiểm soát về nhãn sản phẩm của các cơ quan chức năng là hết sức quan trọng để người tiêu dùng có căn cứ chính xác lựa chọn cho mình sản phẩm đáng tin cậy, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe [42].

Nghiên cứu của Trần Thị Mai và cộng sự (2005) về điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất và chất lượng vệ sinh an toàn NUĐC tại thành phố Buôn Ma Thuột cho thấy 40% cơ sở tổ chức tập huấn, 45% cơ sở tổ chức khám sức khỏe cho công nhân, 75% cơ sở bố trí dây chuyền sản xuất theo nguyên tắc một chiều, 25% cơ sở có khu chiết rót kín, 7,2% mẫu NUĐC không đạt các chỉ tiêu hóa lý như pH, nitrit, 11,8% mẫu không đạt về chỉ tiêu vi sinh do nhiễm E.Coli, Coliforms, Feacal Coliform [28].

Năm 2008, Trương Quốc Khanh và CS đã khảo sát thực trạng ô nhiễm của sản phẩm nước đá ở thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy sản phẩm nước đá có nguy cơ cao ô nhiễm chất hữu cơ là 29,8%, nhiễm chì là 3,5%, nhiễm Coliform là 7% và E.coli là 1,8% [26].

Năm 2013, Nghiên cứu của Trần Văn Tiết, Trương Hữu Hoài về đánh giá thực trạng sản xuất nước uống đóng chai tại tỉnh Đăk Lăk cho thấy 80% cơ sở đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm [39].

Năm 2013, Nghiên cứu của Hoàng Quốc Sơn và CS về đánh giá thực trạng ô nhiễm vi sinh vật ở nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2011-2013 cho thấy mức độ ô nhiễm vi sinh trong sản phẩm nước uống đóng chai 3 năm là 4% [36].

Năm 2012, Nghiên cứu của Phạm Thị Mỹ Hạnh, Phạm Trần Khánh về đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai trên địa bàn tỉnh Thái Bình, cho thấy có 68,8% cơ sở có đủ bàn cao dùng cho chiết rót sản phẩm, có 65,5% cơ sở có phòng thay bảo hộ cho nhân viên, có 78,1% cơ sở đủ dụng cụ chuyên dùng hợp vệ sinh và có khu rửa vỏ bình riêng biệt [25].

Năm 2012, nghiên cứu của Nguyễn Duy Long về đánh giá tình hình nhiễm vi sinh vật trong nước uống tại tỉnh Khánh hòa cho thấy tỷ lệ mẫu nước uống đóng chai nhiễm Coliform tổng số là 18,87% , Streptococci Feacal là 3,8%, Pseudomonas aeruginosa là 33,96% [33].

Năm 2011, Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức về an toàn thực phẩm nước uống đóng chai trên địa bàn thành phố Hà Nội cho thấy có 64,6% cơ sở sản xuất bố trí thiết kế theo nguyên tắc 1 chiều, số cơ sở có hồ sơ nguồn gốc bao bì sản phẩm đạt rất thấp (19,2%), chỉ có 40% cơ sở thực hiện tập huấn an toàn thực phẩm cho người sản xuất [18].

Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga (2011) về chất lượng NUĐC của 21

cơ sở sản xuất NUĐC trên địa bàn tỉnh Hà Nam, kết quả cho thấy 94,7% mẫu NUĐC đạt tiêu chuẩn vi sinh, 100% số mẫu đạt chỉ tiêu lý hóa. Điều này cho thấy chất lượng NUĐC trên địa bàn tỉnh Hà Nam khá tốt, cơ quan quản lý cần tạo điều kiện, khuyến khích các cơ sở này tiếp tục duy trì các quy định về ATTP nhằm đem lại sản phẩm có chất lượng cao và tạo niềm tin cho người tiêu dùng [32].

Năm 2011, Trần Thị Ánh Hồng, Trần Văn Hùng, Đào Thị Xuân Hà và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu chất lượng nước uống đóng chai về mặt vi sinh vật trên địa bàn tỉnh Bình Định, kết quả cho thấy 44% cơ sở bố trí nhà xưởng theo đúng quy định, 34% cơ sở đạt yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, chỉ có 32% cơ sở có phòng thay bảo hộ lao động cho người trực tiếp sản xuất, 46% cơ sở có kho chứa sản phẩm đạt yêu cầu vệ sinh, có 60% cơ sở có nhân viên mặc trang phục bảo hộ theo đúng quy định [24].

Năm 2015, Nghiên cứu của Quách Vĩnh Thuận về nước uống đóng chai tại tỉnh Sóc Trăng cho thấy số cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đạt điều kiện An toàn thực phẩm chung rất thấp (29,7%); trong đó điều kiện vệ sinh cơ sở đạt 56,8%; có 79,7% cơ sở đạt điều kiện vệ sinh trang thiết bị dụng cụ sản xuất [38].

Nghiên cứu mới gần đây nhất của Vũ Kim Yên (2016) về An toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại tỉnh Bắc Ninh năm 2016 cho thấy 94,4% cơ sở không đạt về điều kiện thủ tục hành chính, giấy tờ pháp lý; có 83,1%

cơ sở không đạt về cơ sở hạ tầng; có 28,2% cơ sở không đạt yêu cầu về khu vực chiết rót chai; có 53,3% cơ sở có trang thiết bị không vận hành theo quy trình; có 54,9% các cơ sở không thực hiện vệ sinh cơ sở; 56% cơ sở thực hiện đầy đủ yêu cầu vệ sinh cá nhân. Điều kiện An toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai của Bắc Ninh đang ở mức rất thấp [40].

Nghiên cứu của Trần Thị Diệu Huế (2016) về An toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại tỉnh Ninh Bình năm 2016 cho thấy số cơ sở đạt điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế còn thấp (37,1% cơ sở

đạt); có 85,7% cơ sở đạt về thủ tục hành chính; có 45,7% cơ sở đạt điều kiện vệ sinh cá nhân người sản xuất; 54,3% cơ sở đạt điều kiện vệ sinh cơ sở; 51,4% cơ sở đạt điều kiện vệ sinh dụng cụ [23].

Một nghiên cứu khác của Lê Thị Kim Huê (2016) về Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến An toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tại tỉnh Phú Yên năm 2016 cho thấy số cơ sở đạt điều kiện An toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế rất thấp: 10% cơ sở đạt điều kiện ATTP và 78% mẫu nước thành phẩm nhiễm vi sinh vật trong đó tập trung 3 loại vi sinh là E.coli, Coliform tổng số và Pseudomonas aeruginosa [22].

Qua các nghiên cứu trên có thể thấy vấn đề an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất nước uống đóng chai chưa thực sự tốt, tỷ lệ các cơ sở sản xuất đạt tiêu chí vệ sinh cơ sở còn thấp (trung bình từ 60% đến 80%). Chất lượng nước uống đóng chai bị ô nhiễm vi sinh và kim loại nặng còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2018 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)