CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kiến thức, thực hành của người sản xuất
3.2.1. Thông tin chung và kiến thức về an toàn thực phẩm của người sản xuất
Thông tin của đối tượng nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%) Giới
Nam 136 50,2
Nữ 135 49,8
Trình độ học vấn
Cấp 1 2 0,7
Cấp 2 31 11,4
Cấp 3 86 31,8
Trung cấp 152 56,1
Cao đẳng trở lên 0 0
Tuổi nghề
< 1 năm 58 21,4
Từ 1 đến 5 năm 139 51,3
Từ 6 đến 10 năm 58 21,4
>10 năm 16 5,9
Tuổi
< 20 tuổi 1 0,4
21-40 205 75,6
41-50 46 17
>50 19 7,0
Kết quả tại bảng 3.4 cho thấy những người sản xuất nước uống đóng chai không có sự khác biệt ưu tiên về giới tính, cả nam và nữ đều có thể tham gia trong dây truyền sản xuất nước. Tỷ lệ nam và nữ phân bố khá đều, nam chiếm tỷ lệ 50,2% và nữ giới là 49,8%. Trình độ học vấn đa phần là trung cấp trở xuống, không
có người có trình độ Cao đẳng trở lên. Người sản xuất nước uống đóng chai có trình độ trung cấp là 56,1%; trình độ học vấn trung học phổ thông là 31,8%. Độ tuổi của những người sản xuất nước uống đóng chai đa phần là trẻ với 75,6% có tuổi từ 21 đến 40 tuổi. Tuổi nghề của những người sản xuất nước chủ yếu dưới 5 năm; Những người làm nghề dưới 1 năm chiếm 21,4% và những người làm nghề từ 1 đến 5 năm chiếm 51,3%; những người làm nghề trên 10 năm chỉ chiếm 5,9% và những người làm nghề từ 6 đến 10 năm chiếm 21,4%.
Bảng 3.5. Kiến thức về các giấy tờ thủ tục pháp lý ATTP của CSSX (n = 271) Kiến thức về hồ sơ pháp lý ATTP Số lượng Tỷ lệ (%) Chủ cơ sở và người sản xuất phải có giấy khám
sức khỏe và xác nhận kiến thức ATTP 269 99,3
Người sản xuất phải khám sức khỏe trước khi
tuyển dụng và định kỳ 1 năm/lần 269 99,3
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP có
thời hạn 3 năm 145 53,5
Giấy xác nhận kiến thức ATTP của người sản
xuất có thời hạn 3 năm 209 77,1
Nước uống đóng chai phải công bố hợp quy 271 100 Người sản xuất (NSX) nước uống đóng chai hiểu phải khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ hàng năm chiếm tỷ lệ cao 99,3%; và 100% người sản xuất hiểu rằng nước uống đóng chai phải công bố hợp quy. Qua bảng 3.5 thấy rằng chỉ có 53,5% người sản xuất biết giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP có thời hạn 3 năm và cũng chỉ có 77,1% NSX hiểu rằng giấy xác nhận kiến thức ATTP có thời hạn 3 năm.
Biểu 3.2. Kiến thức về một số bệnh không được tiếp xúc với thực phẩm Qua biểu 3.2 cho thấy NSX nước uống đóng chai đã hiểu rõ về các bệnh không được tiếp xúc với thực phẩm, có khoảng 99% (268/271) NSX trả lời đúng các bệnh không được tiếp xúc với thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế (bệnh lao, lỵ, thương hàn, ỉa chảy, viêm gan vi rút A và E); Tuy nhiên vẫn còn khoảng 1%
(3/271) người sản xuất trả lời bệnh không truyền nhiễm là ung thư, suy thận cũng không được tiếp xúc với thực phẩm.
Bảng 3.6. Kiến thức về nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm (n = 271)
Chỉ số Số lượng Tỷ lệ (%)
Từ bàn tay người sản xuất bị ô nhiễm 0 0
Từ côn trùng, động vật có tác nhân gây bệnh 0 0
Từ nguyên liệu bị ô nhiễm 0 0
Từ trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh 0 0
Cả 4 trường hợp trên 271 100
Qua bảng 3.6 cho thấy NSX nước uống đóng chai hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm thực phẩm. 100% NSX nước trả lời đúng cả 4 trường hợp dẫn đến ô nhiễm thực phẩm bao gồm từ bàn tay người sản xuất, từ côn trùng, động vật, từ nguyên liệu ô nhiễm và trang thiết bị không đảm bảo vệ sinh.
Bảng 3.7. Kiến thức của ĐTNC về ngộ độc thực phẩm (n = 271) Kiến thức về ngộ độc thực phẩm Số lượng Tỷ lệ (%)
Nguyên nhân gây ngộ độc thực
phẩm
Nấm mốc và các độc tố 0 0
Thực phẩm có sẵn chất độc 5 1,8
Thực phẩm bị biến chất ôi hỏng 6 2,2
Thực phẩm bị ô nhiễm hoá hoc 0 0
Cả 4 trường hợp trên 260 96,0
Biểu hiện của ngộ độc thực
phẩm
Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu
chảy, đau đầu 235 86,7
Ho, sổ mũi, khó thở, hắt hơi,
đau đầu 36 13,3
Qua bảng 3.7 cho thấy NSX nước uống đóng chai có hiểu về nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, có 96% NSX trả lời đúng cả 4 trường hợp gây ngộ độc thực phẩm; có 86,7% NSX hiểu rõ các biểu hiện của Ngộ độc thực phẩm là đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và 13,3% NSX trả lời các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm là ho, sổ mũi, hắt hơi, khó thở; Các biểu hiện này chưa phải là các biểu hiện của ngộ độc thực phẩm.
Bảng 3.8. Kiến thức của ĐTNC về hành vi bị cấm của người sản xuất thực phẩm khi đang làm việc (n = 271)
Hành vi bị cấm khi đang làm việc Số lượng Tỷ lệ (%)
Khạc nhổ, cười đùa, ăn uống 0 0
Đeo vòng tay, nhẫn, đồng hồ, để móng tay dài 0 0
Đeo găng tay 10 3,7
Ý 1 và 2 đều đúng 261 96,3
Qua bảng 3.8 thấy rằng kiến thức về vệ sinh của NSX hiểu tương đối tốt, có 96,3% NSX trả lời đúng các hành vi bị cấm của NSX khi đang làm việc liên quan đến thực phẩm là khạc nhổ, cười đùa, ăn uống, đeo vòng tay, nhẫn, đồng hồ và để móng tay dài. Tuy nhiên vẫn còn 3,7% NSX bị nhầm lẫn nên coi việc đeo găng tay là hành vi bị cấm trong sản xuất thực phẩm. Thực ra đây là quy định đảm bảo ATTP trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
Bảng 3.9. Kiến thức của ĐTNC về các cơ quan quản lý (n = 271)
Cơ quan quản lý ATTP nước uống đóng chai Số lượng Tỷ lệ (%) Bộ y tế quản lý các cơ sở nước uống đóng chai 223 82,3 Các cơ sở y tế từ cấp quận huyện trở lên đủ thẩm
quyền cấp giấy xác nhận sức khỏe
235 86,8
Qua bảng 3.9 cho thấy có 82,3% người sản xuất NUĐC hiểu biết được rằng Bộ y tế quản lý các cơ sở nước uống đóng chai và 86,8% NSX biết các cơ sở y tế từ cấp quận/huyện trở lên mới đủ thẩm quyền cấp giấy xác nhận sức khỏe.
Bảng 3.10. Kiến thức của ĐTNC về nước đóng chai đảm bảo (n = 271) Kiến thức về nước đóng chai đảm bảo Số lượng Tỷ lệ (%)
Yêu cầu của nước sạch
Không chứa mầm bệnh và hóa
chất độc hại 262 96,7
Không có hóa chất độc 9 3,3
Dấu hiệu của nước uống đóng
chai không an toàn
Có mùi lạ 3 1,1
Màu sắc biến đổi 5 1,8
Có vị lạ 7 2,6
Tất cả đáp án trên 256 94,5
Tác hại của nước uống đóng chai
không an toàn
Đau bụng, tiêu chảy 7 2,6
Không ảnh hưởng nghiêm trọng 0 0
Ngộ độc thực phẩm 13 4,8
Đáp án 1 và 3 251 92,6
Qua bảng 3.10 cho thấy các kiến thức của NSX về nước sạch đều đạt trên 90% trong đó NSX trả lời đúng tác hại của nước không an toàn là 92,6% (nước không an toàn gây ngộ độc thực phẩm, đau bụng, tiêu chảy); trả lời đúng cả 3 ý trong câu hỏi dấu hiệu của nước đóng chai không an toàn là 94,5%. Tỷ lệ người sản xuất trả lời đúng yêu cầu của nước sạch là không chứa mầm bệnh, hóa chất độc hại đạt 96,7%.
Bảng 3.11. Kiến thức của ĐTNC về bao bì, nhãn mác sản phẩm (n = 271) Kiến thức về bao bì, nhãn mác sản phẩm Số lượng Tỷ lệ (%) Bao bì chứa
đựng thực phẩm không an toàn
Có làm thực phẩm ô nhiễm 271 100
Không làm thực phẩm ô nhiễm 0 0
Nội dung cần ghi trên nhãn mác thực phẩm bao
gói sẵn
Tên sản phẩm 5 1,8
Khối lượng/ dung tích 6 2,2
Hạn sử dụng 8 3
Hướng dẫn bảo quản 2 0,7
Địa chỉ cơ sở sản xuất 9 3,4
Cả 5 nội dung trên 241 88,9
Qua bảng 3.11 cho thấy có 100% ĐTNC nước uống đóng chai hiểu bao bì chứa đựng thực phẩm không an toàn có thể làm thực phẩm bị ô nhiễm và 88,9%
ĐTNC hiểu biết về 5 nội dung cần ghi trên nhãn mác sản phẩm thực phẩm.
Bảng 3.12. Kiến thức của ĐTNC về nhóm điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất (n = 271)
Kiến thức về nhóm điều kiện ATTP đối với CSSX Số lượng Tỷ lệ (%)
Điều kiện vệ sinh cơ sở 0 0
Điều kiện vệ sinh dụng cụ, trang thiết bị 0 0
Điều kiện về con người 0 0
Cả 3 nhóm điều kiện trên 271 100
Điều kiện An toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất nói chung và với cơ sở sản xuất nước uống đóng chai nói riêng đều phân ra thành các nhóm điều kiện
bao gồm điều kiện về vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người. Qua bảng 3.12 cho thấy ĐTNC nước đã biết rất rõ 3 nhóm điều kiện ATTP với tỷ lệ trả lời đúng là 100%.
Bảng 3.13. Hiểu biết của ĐTNC về Thông tư 16/2012/TT-BYT (n = 271) Hiểu biết về Thông tư 16/2012/TT-BYT Số lượng Tỷ lệ (%)
Biết rõ 187 69,0
Đã đọc qua 72 26,6
Biết nhưng chưa đọc 11 4
Không biết 1 0,4
Để thực hiện đúng các quy định ATTP thì việc có kiến thức, hiểu biết về các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước là cần thiết, nó giống như kim chỉ nam để thực hiện tốt ATTP. Thông tư 16/2012/TT-BYT của Bộ Y tế quy định rất rõ các điều kiện đảm bảo ATTP trong các CSSX nước uống đóng chai. Qua bảng 3.13 cho thấy NSX biết rõ Thông tư 16 là 69%; có 26,6% NSX đã đọc qua Thông tư 16 và 4% NSX biết Thông tư 16 nhưng chưa đọc. Ngoài ra, vẫn có 01 NSX không biết đến Thông tư 16 của BYT.
Bảng 3.14. Kiến thức chung ĐTNC về an toàn thực phẩm (n = 271) Kiến thức chung ĐTNC về an toàn thực phẩm Số lượng Tỷ lệ (%)
Kiến thức về ngộ độc thực phẩm 235 86,7
Kiến thức về hồ sơ pháp lý CSSX 210 77,5
Kiến thức về vệ sinh người sản xuất 261 96,3
Kiến thức về điều kiện ATTP của CSSX 271 100
Kiến thức về bao bì, nhãn mác sản phẩm 242 89,3
Kiến thức về văn bản pháp quy 187 69,0
Kiến thức về cơ quan quản lý ATTP 235 86,8
Kiến thức về nước sạch 258 95,2
Kiến thức về nguyên nhân ô nhiễm thực phẩm 271 100 Kiến thức về các bệnh không tiếp xúc thực phẩm 269 99,3
Kiến thức chung ATTP 235 86,7
Qua bảng 3.14 cho thấy kiến thức chung về ATTP những người sản xuất nước uống đóng chai đạt là 86,7% . Trong đó, kiến thức của NSX về các văn bản pháp quy đạt tỷ lệ thấp nhất (69,0%), kiến thức của NSX về hồ sơ pháp lý ATTP cao hơn, đạt tỷ lệ 77,5%; Tốt nhất là các kiến thức về nước sạch, nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm, các bệnh không tiếp xúc thực phẩm, điều kiện ATTP đều đạt tỷ lệ trên 90%.