Thực trạng hài lòng của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về chăm sóc điều dưỡng tại khoa phẫu thuật chi dưới, bệnh viện Việt Đức năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 44 - 58)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng hài lòng của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=200)

Đối tượng nữ tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ (63,5%) cao hơn so với đối tượng nam (36,5%).

Bảng 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=200)

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi 31 15,5

30 – 50 tuổi 73 36,5

Trên 50 tuổi 96 48,0

Tổng 200 100

Đối tượng nghiên cứu phần lớn có tuổi từ 30 trở lên, trong đó đối tượng nằm trong nhóm trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (48%), nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (15,5%).

36,5

63,5

Nam Nữ

Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n=200) Tình trạng hôn nhân Số lượng Tỷ lệ (%)

Chưa kết hôn 17 8,5

Đã kết hôn 171 85,5

Góa vợ/chồng 12 6,0

Tổng 200 100

Hầu hết đối tượng tham gia nghiên cứu đã kết hôn (85,5%) hoặc góa vợ/chồng (6,0%), đối tượng chưa kết hôn chỉ chiếm 8,5%.

Bảng 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=200) Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%)

≤Trung học phổ thông 137 68,5

TC/CĐ/ĐH 52 26,0

Sau đại học 11 5,5

Tổng 200 100

Phần lớn đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn trung học phổ thông (68,5%), tỷ lệ đối tượng có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm 26,0%. Ngoài ra có 5,5% đối tượng có trình độ sau đại học.

Bảng 3.4. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n=200)

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

Học sinh, sinh viên 15 7,5

Nông dân 37 18,5

Công nhân 28 14,0

Viên chức 51 25,5

Hưu trí 33 16,5

Khác 36 18,0

Tổng 200 100

Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu khá đa dạng, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm viên chức nhà nước (25,5%), tiếp đó là nhóm nông dân (18,5%) và công nhân (14%). Nhóm học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ thấp nhất (7,5%).

Biểu đồ 3.2. Nơi sống của đối tượng nghiên cứu (n=200)

Phần lớn đối tượng nghiên cứu sinh sống tại khu vực thành thị (60,5%), tỷ lệ đối tượng sống tại khu vực nông thôn chiếm 39,5%.

60,5 39,5

Thành thị Nông thôn

Biểu đồ 3.3. Tình trạng nhập viện của đối tượng nghiên cứu (n=200) Đối tượng nghiên cứu nhập viện theo hình thức xếp lịch hẹn trước chiếm tỷ lệ cao hơn (66,5%) nhóm đối tượng nghiên cứu nhập viện theo hình thức cấp cứu (33,5%).

Biểu đồ 3.4. Tình trạng bảo hiểm y tế của đối tượng nghiên cứu (n=200)

Hầu hết đối tượng nghiên cứu đều có bảo hiểm y tế khi nằm viện (91,5%), tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có 8,5% đối tượng không có bảo hiểm y tế.

33,5

66,5

Cấp cứu Không cấp cứu

91,5 8,5

Có BHYT Không có BHYT

Bảng 3.5. Loại bảo hiểm y tế đối tượng nghiên cứu sử dụng khi điều trị (n=200)

Loại bảo hiểm sử dụng Số lượng Tỷ lệ (%)

BHYT đúng tuyến 147 73,5

BHYT trái tuyến 36 18,0

Tự nguyện 17 8,5

Tổng 200 100

Phần lớn đối tượng nghiên cứu sử dụng bảo hiểm y tế đúng tuyến hoặc được chuyển tuyến theo quy định (73,5%), bên cạnh đó có 18% đối tượng sử dụng bảo hiểm trái tuyến và 8,5% đối tượng không sử dụng bảo hiểm mà tự chi trả các chi phí.

Bảng 3.6. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu (n=200) Thời gian nằm viện Số lượng Tỷ lệ (%)

<5 ngày 33 16,5

Từ 5 – 10 ngày 141 70,5

>10 ngày 26 13,0

Tổng 200 100

Đối tượng nghiên cứu điều trị tại bệnh viện phần lớn nằm trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 ngày (70,5%). Tiếp đến là <5 ngày (16,5%), đối tượng nằm viện trên 10 ngày chỉ chiếm 13%.

Bảng 3.7. Loại phòng nằm điều trị của đối tượng nghiên cứu (n=200) Loại phòng điều trị Số lượng Tỷ lệ (%)

Phòng dịch vụ 27 13,5

Phòng bình thường 173 86,5

Tổng 200 100

Hầu hết đối tượng nghiên cứu sử dụng phòng bình thường trong quá trình điều trị (86,5%), tỷ lệ đối tượng nghiên cứu sử dụng phòng dịch vụ chỉ

chiếm 13,5%.

Bảng 3.8. Thu nhập bình quân gia đình của đối tượng nghiên cứu (n=200)

Thu nhập bình quân Số lượng Tỷ lệ (%)

≤ 3 triệu 28 14,0

> 3 triệu – 5 triệu 117 58,5

Trên 5 triệu 55 27,5

Tổng 200 100

Phần lớn đối tượng nghiên cứu có thu nhập bình quân gia đình trên 3 triệu đồng, trong đó nhóm đối tượng có thu nhập bình quân từ 3 – 5 triệu chiếm 58,5%, nhóm thu nhập trên 5 triệu chiếm 27,5%.

3.1.2. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu với chăm sóc điều dưỡng

Bảng 3.9. Sự hài lòng của người bệnh về thực hiện thủ tục hành chính (n=200)

Về thực hiện thủ tục hành chính

Hài lòng Không hài lòng

SL % SL %

Điều dưỡng sẵn sàng tiếp nhận người bệnh

khi nhập viện 200 100 0 0

Hướng dẫn nội quy khoa phòng và nội quy

bệnh viện rõ ràng với người bệnh 193 96,5 7 3,5 Hướng dẫn làm thủ tục bảo hiểm nhanh gọn,

thuận tiện 181 90,5 19 9,5

Sắp xếp làm thủ tục cho người bệnh vào

viện theo thứ tự và theo tình trạng bệnh 200 100 0 0 Bàn giao người bệnh chuyên nghiệp, đơn

giản, gọn nhẹ, giữa điều dưỡng hành chính và điều dưỡng bệnh phòng

199 99,5 1 0,5

Hài lòng về thái độ ân cần, thân thiện, tôn trọng của điều dưỡng hành chính, tiếp đón vào viện

191 95,5 9 4,5

Hài lòng với cả 6 tiểu mục trên 178 89,0 22 11,0 Hầu hết đối tượng nghiên cứu (89%) hài lòng với tất cả các tiểu mục về

thực hiện thủ tục hành chính. Trong đó hai tiểu mục đạt được hài lòng cao nhất (100%) là “sẵn sàng tiếp nhận người bệnh” và “sắp xếp người bệnh theo thứ tự và tình trạng bệnh”. Bên cạnh đó, hai tiểu mục mục “hướng dẫn thủ tục làm bảo hiểm” (90,5%) và “thái độ ân cần, thân thiện” (95,5%) vẫn còn tỷ lệ nhỏ đối tượng chưa thực sự hài lòng.

Bảng 3.10. Sự hài lòng của NB về chăm sóc ĐD hàng ngày (n=200) Về chăm sóc điều dưỡng hàng ngày Hài lòng Không hài lòng

SL % SL %

Thực hiện các y lệnh thuốc đúng giờ và

chính xác 200 100 0 0

Thực hiện các xét nghiệm kịp thời, chính

xác và đúng y lệnh của bác sỹ 200 100 0 0

Hướng dẫn giáo dục sức khoẻ, nghỉ ngơi

theo bệnh lý 198 99 2 1

Hài lòng với chăm sóc của điều dưỡng lúc

mới nhập viện 195 97,5 5 2,5

Thực hiện lấy dấu hiệu sinh tồn: hàng ngày

có ghi theo dõi đầy đủ, đúng giờ 199 99,5 1 0,5

Thực hiện kỹ thuật lấy máu thành thạo,

chính xác 200 100 0 0

Thực hiện quy trình, kỹ thuật (tiêm, thay

băng, đặt sonde..) thành thạo, chính xác 200 100 0 0 Giải thích, hướng dẫn người bệnh về chế độ

ăn bệnh lý 187 93,5 13 6,5

Giúp đỡ, hỗ trợ người bệnh trong các hoạt động (đi làm xét nghiệm, can thiệp, ăn uống vệ sinh…)

192 96,0 8 4,0

Kiểm tra tên, tuổi của người bệnh trong quá

trình chăm sóc 200 100 0 0

Hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, rõ ràng cho người bệnh, có ký nhận và dán công khai thuốc tại hồ sơ chăm sóc

200 100 0 0

Người bệnh uống thuốc tại giường khi có sự

nhắc nhở của điều dưỡng 200 100 0 0

Hài lòng về thái độ ân cần, thân thiện, tôn

trọng của điều dưỡng bệnh phòng 195 97,5 5 2,5

Hài lòng về cách giải thích, động viên, hướng dẫn trước khi tiến hành các thủ thuật

chăm sóc của điều dưỡng 191 95,5 2 1

Hài lòng với sự chào hỏi, tự giới thiệu về

bản thân của điều dưỡng trước khi vào buồng bệnh

181 90,5 19 9,5

Hài lòng với tất cả 15 tiểu mục trên 179 89,5 21 10,5

Bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hài lòng với tất cả các tiểu mục về chăm sóc điều dưỡng hàng ngày chiếm tỷ lệ cao (89,5%). Trong đó hầu hết các tiểu mục liên quan đến thủ thuật, và các hoạt động chuyên môn của điều dưỡng đều nhận được sự hài lòng của đối tượng. Tuy nhiên các tiểu mục về nội dung chào hỏi, giới thiệu bản thân của điều dưỡng (90,5%) và giải thích của điều dưỡng về chế độ ăn bệnh lý (93,5%) tỷ lệ hài lòng thấp hơn.

Bảng 3.11. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc điều dưỡng khi phẫu thuật (n=200)

Về chăm sóc điều dưỡng khi phẫu thuật

Hài lòng Không hài lòng

SL % SL %

Người bệnh được ĐD chuẩn bị, hướng dẫn, thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ trước khi phẫu thuật

200 100 0 0

Người bệnh được ĐD làm thủ tục hành chính

để thực hiện phẫu thuật nhanh chóng 197 98,5 3 1,5 Người bệnh được ĐD đưa đến phòng phẫu

thuật an toàn 200 100 0 0

Điều dưỡng trong phòng phẫu thuật làm việc

chuyên nghiệp, thành thạo 200 100 0 0

Hài lòng về thái độ ân cần, thân thiện, tôn

trọng của ĐD đưa đi làm phẫu thuật 191 95,5 9 4,5 Hài lòng về chăm sóc của ĐD tại phòng phẫu

thuật 199 99,5 1 0,5

Hài lòng với cả 6 tiểu mục trên 189 94,5 11 5,5 Hầu hết đối tượng nghiên cứu hài lòng với tất cả các tiểu mục về chăm sóc điều dưỡng khi phẫu thuật (94,5%), bên cạnh đó vẫn còn 5,5% đối tượng

chưa hài lòng với việc chăm sóc. Chưa hài lòng chủ yếu thể hiện ở mục thái độ ân cần, thân thiện của điều dưỡng trong quá trình đưa đối tượng đi làm can thiệp (4,5%).

Bảng 3.12. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc điều dưỡng sau khi phẫu thuật (n=200)

Về chăm sóc điều dưỡng sau khi phẫu thuật

Hài lòng Không hài lòng

SL % SL %

Người bệnh được điều dưỡng theo dõi thường

xuyên sau khi phẫu thuật 177 88,5 23 11,5

Gia đình người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn cách phối hợp cùng theo dõi, xử trí các dấu hiệu bất thường

189 94,5 11 5,5

Hướng dẫn chế độ ăn uống, vận động vệ sinh

sau khi phẫu thuật 185 92,5 15 7,5

Hài lòng về chăm sóc của điều dưỡng sau

phẫu thuật 187 93,5 13 6,5

Hài lòng với cả 4 tiểu mục trên 171 85,5 29 14,5 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hài lòng với tất cả các tiểu mục về chăm sóc của điều dưỡng sau khi phẫu thuật cao (85,5%). Trong lĩnh vực này, mục đối tượng nghiên cứu chưa hài lòng cao là việc điều dưỡng theo dõi sau phẫu thuật chưa thường xuyên (11,5%), hướng dẫn chế độ ăn, vận động, vệ sinh sau phẫu thuật (7,5%).

Bảng 3.13. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc điều dưỡng trong đêm trực (n=200)

Về chăm sóc điều dưỡng trong đêm trực

Hài lòng Không hài lòng

SL % SL %

Vị trí điều dưỡng trực thuận tiện khi người

bệnh cần sự hỗ trợ, giúp đỡ 183 91,5 17 8,5

Thực hiện y lệnh trong đêm, theo dõi đúng

giờ 191 95,5 9 4,5

Sẵn sàng giúp đỡ người bệnh khi có yêu cầu 178 89,0 22 11,0 Thường xuyên đi tua các buồng bệnh để theo

dõi người bệnh trong đêm trực 177 88,5 23 11,5

Hài lòng về chăm sóc của điều dưỡng trong

đêm trực 197 98,5 3 1,5

Hài lòng với cả 5 tiểu mục trên 175 87,5 25 12,5 Phần lớn đối tượng nghiên cứu hài lòng với tất cả các tiểu mục về chăm sóc của điều dưỡng trong đêm trực (87,5%), tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 12,5% đối tượng chưa thực sự hài lòng. Sự chưa hài lòng thể hiện nhiều nhất tại các mục thường xuyên đi tua theo dõi người bệnh về đêm (11,5%) và sẵn sàng giúp đỡ khi có yêu cầu từ người bệnh (11,0%).

Bảng 3.14. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về chăm sóc điều dưỡng khi ra viện, chuyển viện (n=200)

Về chăm sóc điều dưỡng khi ra viện, chuyển viện

Hài lòng Không hài lòng

SL % SL %

Làm thanh toán khi ra viện, chuyển viện

nhanh, gọn 195 97,5 5 2,5

Hướng dẫn, hỗ trợ người bệnh các thủ tục

thanh toán, bảo hiểm nhanh, chính xác 183 91,5 17 8,5 Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh dùng thuốc

theo đơn và tuyệt đối tuân thủ điều trị 198 99,0 2 1,0 Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh chế độ ăn

uống, vệ sinh và tập luyện tại nhà 182 91,0 18 9,0 Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh cách phát

hiện các dấu hiệu, triệu chứng bất thường cần phải nhập viện

181 90,5 19 9,5 Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh tái khám

theo hẹn 189 94,5 11 5,5

Hài lòng về thái độ ân cần, thân thiện, tôn trọng của điều dưỡng hành chính thanh toán ra viện

179 89,5 21 10,5

Hài lòng với cả 7 tiểu mục trên 171 85,5 29 14,5 Đối tượng nghiên cứu hài lòng với cả 7 tiểu mục về chăm sóc của điều dưỡng khi ra viện, chuyển viện chiếm tỷ lệ cao (85,5%). Dối tượng chưa hài lòng đến từ các mục thái độ ân cần, thân thiện của điều dưỡng khi thanh toán ra viện (10,5%); hướng dẫn người nhà và người bệnh dấu hiệu, triệu chứng bất thường (9,5%) và hướng dẫn chế độ ăn uống, tập luyện tại nhà (9,0%).

Bảng 3.15. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về thái độ, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng (n=200)

Về thái độ, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng

Hài lòng Không hài lòng

SL % SL %

Hài lòng về thái độ, kỹ năng giao tiếp của

điều dưỡng 187 93,5 13 6,5

Hài lòng về thái độ, giao tiếp, thân thiện, tôn

trọng của điều dưỡng 179 89,5 21 10,5

Hài lòng với cả 2 tiểu mục trên 173 86,5 27 13,5 Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hài lòng với cả 2 tiểu mục về thái độ, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng chiếm 86,5%. Vẫn còn đối tượng nghiên cứu chưa hài lòng về thái độ giao tiếp, thân thiện của điều dưỡng chiểm 10,5%.

Bảng 3.16. Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về dịch vụ y tế chung của bệnh viện (n=200)

Về dịch vụ y tế chung của bệnh viện Hài lòng Không hài lòng

SL % SL %

Hài lòng với giá viện phí chi trả 189 94,5 11 5,5 Hài lòng về cơ sở vật chất của bệnh viện 185 92,5 15 7,5 Hài lòng và quay trở lại, giới thiệu cho

người khác đến viện 192 96,0 8 4,0

Hài lòng với cả 3 tiểu mục trên 183 91,5 17 8,5 Đối tượng nghiên cứu hài lòng với cả 3 tiểu mục về dịch vụ y tế chung của bệnh viện chiếm tỷ lệ cao (91,5%). Trong đó tiểu mục có tỷ lệ hài lòng thấp nhất là cơ sở vật chất của bệnh viện (92,5%).

Bảng 3.17. Điểm trung bình các tiểu mục về sự hài hòng của người bệnh về sự chăm sóc của điều dưỡng (n=200)

Lĩnh vực Điểm trung bình

± SD

Hài lòng về thủ tục hành chính 4,3 ± 0,4

Hài lòng về chăm sóc của điều dưỡng sau 12h nhập viện và

hằng ngày 4,3 ± 0,2

Hài lòng về chăm sóc của điều dưỡng khi phẫu thuật 4,5 ± 0,5 Hài lòng về chăm sóc của điều dưỡng sau khi phẫu thuật 4,1 ± 0,7 Hài lòng về chăm sóc của điều dưỡng trong đêm trực 4,3 ± 0,6 Hài lòng về chăm sóc của điều dưỡng đi ra viện, chuyển

viện 4,2 ± 0,8

Hài lòng về thái độ, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng với

người bệnh, với bác sỹ 4,3 ± 0,4

Hài lòng về dịch vụ y tế chung của bệnh viện 4,5 ± 0,2

Hài lòng chung 4,3 ± 0,7

Điểm trung bình đánh giá sự hài lòng chung của đối tượng nghiên cứu là 4,3 (±0,7) điểm. Trong đó điểm hài lòng trung bình cao nhất thuộc về 2 lĩnh vực chăm sóc khi phẫu thuật 4,5 (±0,5) và dịch vụ y tế chung của bệnh viện 4,5 (±0,2). Điểm hài lòng trung bình thấp nhất ở lĩnh vực chăm sóc của điều dưỡng sau phẫu thuật 4,1 (± 0,7).

Bảng 3.18. Đánh giá sự hài lòng chung của đối tượng nghiên cứu (n=200)

Đánh giá sự hài lòng Số lượng Tỷ lệ (%)

Hài lòng 157 78,5

Chưa hài lòng 43 21,5

Tổng 200 100

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hài lòng chung (hài lòng với tất cả 8 lĩnh vực) chiếm tỷ lệ 78,5%, bên cạnh đó tỷ lệ chưa hài lòng chiếm tỷ lệ 21,5%.

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về chăm sóc điều dưỡng tại khoa phẫu thuật chi dưới, bệnh viện Việt Đức năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)