Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về chăm sóc điều dưỡng tại khoa Phẫu thuật chi dưới, bệnh viện Việt Đức năm 2020

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về chăm sóc điều dưỡng tại khoa phẫu thuật chi dưới, bệnh viện Việt Đức năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 65 - 69)

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ hài lòng chung của đối tượng nghiên cứu về công tác chăm sóc của điều dưỡng đạt 78,5% (bảng 3.18), với điểm hài lòng trung bình X̅ = 4,3 ± 0,7 (bảng 3.17). Kết quả

nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Hương Giang thực hiện tại bệnh viện Tim Hà Nội cơ sở I với tỷ lệ hài lòng chung với chăm sóc điều dưỡng qua 8 tiểu mục là 79,1% và nghiên cứu của tác giả Moloud F.F và cộng sự tại Bệnh viện Đại học Arak với tỷ lệ hài lòng của người bệnh chiếm 81,7% và kết quả nghiên cứu của tác giả [10], [52].

So với kết quả của nhiều nghiên cứu khác tỷ lệ hài lòng của đối tượng ở mức 78,5% chưa thực sự cao, tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi vẫn cao hơn so với một số nghiên cứu như nghiên cứu của tác Nguyễn Thị Việt Hằng tại Khoa Ngoại tổng hợp, bệnh viện Nhi Trung ương với tỷ lệ hài lòng chung ở mức 22,8%; nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Lý tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên tỷ lệ hài lòng chung của đối tượng là 65%; nghiên cứu của tác giả Buchanan và cộng sự tại khoa cấp cứu, bệnh viện đại học Y ở Jamaica với tỷ lệ hài lòng đạt 59,9% [14], [17], [40]. Giải thích cho sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với kết quả nghiên cứu của các tác giả kể trên có thể xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu, đối với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Việt Hằng được thực hiện tại bệnh viện Nhi, đối tượng chăm sóc khá đặc thù là trẻ em do vậy việc tiếp xúc thực hiện thủ thuật, chăm sóc và giao tiếp cũng khó hơn rất nhiều so với người trưởng thành, ngoài việc tiếp xúc với bệnh nhi, các điều dưỡng trong nghiên cứu còn được đánh giá cả các hoạt động giao tiếp

với người nhà của bệnh nhi, do vậy kết quả đánh giá sự hài lòng trong nghiên cứu của tác giả này cũng khắt khe hơn rất nhiều, chỉ đạt 22,8% [14]. Còn trong nghiên cứu của tác giả Buchanan địa điểm thực hiện nghiên cứu được thực hiện tại khoa cấp cứu, đặc thù của khoa cấp cứu là cường độ và áp lực công việc của điều dưỡng tại đây cũng lớn hơn nhiều so với các khoa điều trị thông thường, các trường hợp người bệnh đến cấp cứu phần lớn là những trường hợp cần được can thiệp hoặc hỗ trợ nhanh trong thời gian ngắn để

giành giật sự sống, do đó trên thực tế sẽ có nhiều trường hợp người điều dưỡng không thể xử lý chu toàn trong các khâu giao tiếp, hỗ trợ đồng thời người nhà và người bệnh, do vậy tỷ lệ hài lòng trong nghiên cứu của tác giả

chỉ đạt 59,9% [40].

Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng hài lòng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác như nghiên cứu của tác giả Trần Sỹ Thắng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh với tỷ lệ hài lòng của người bệnh đạt 91%; nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoa Pháp tại Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tỷ lệ người bệnh hài lòng đạt 97,6% [23], [30]. Sự khác biệt về tỷ lệ hài lòng trong nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả kể trên có thể xuất phát từ tiêu chuẩn đánh giá có khác biệt.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, phương thức đánh giá hài lòng của 8 lĩnh vực và sự hài lòng chung được quy định khá chặt chẽ. Đối với mỗi tiểu mục trong các lĩnh vực sẽ gồm có 5 mức đánh giá từ 1 đến 5 theo thang điểm Likert, các mức độ từ 1 đến 3 được coi là chưa hài lòng và mức độ 4, 5 được coi là hài lòng. Mỗi lĩnh vực được coi là hài lòng khi toàn bộ các tiểu trong cùng lĩnh vực được đánh giá hài lòng và sự hài lòng chung của người bệnh được đánh giá trên 8 lĩnh vực, chỉ cần 1 lĩnh vực trở lên chưa hài lòng thì sự

hài lòng chung của người bệnh cũng coi là chưa hài lòng. Còn trong nghiên cứu của của các tác giả kể trên, tiêu chuẩn đánh giá lại thấp hơn 1 chút, cụ

thể trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoa Pháp tỷ lệ người bệnh cảm thấy hài lòng về thái độ tiếp đón và lên kế hoạch tiếp đón người bệnh của điều dưỡng tương ứng là 94,2% và 95,6%; tỷ lệ hài lòng của người bệnh về

hoạt động lấy dấu hiệu sinh tồn, về sự giúp đỡ hộ trợ, về thực hiện các quy trình kỹ thuật của điều dưỡng viên tương ứng là 96,9%, 96,2%, 96,2% trong khi đó tỷ lệ hài lòng chung đạt 97,6% [23]. Thông qua kết quả này có thể

thấy tác giả Nguyễn Hoa Pháp không đánh giá trên phương diện tổng hợp 8 lĩnh vực mà đánh giá theo lĩnh vực có tỷ lệ hài lòng cao nhất. Chính vì lý do trên tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả này.

Chi tiết hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu hài lòng với khâu thực hiện thủ tục hành chính khi nhập viện đạt 89% (bảng 3.9). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả

nghiên cứu của tác giả Đào Thanh Lam tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương với tỷ lệ người bệnh hài lòng với thái độ tiếp đón của điều dưỡng là 90%; tuy nhiên thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoa Pháp với tỷ lệ hài lòng trong việc đón tiếp người bệnh đạt 95,6% [16], [23].

Mặt khác, tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Việt Hằng tỷ lệ hài lòng khi đón tiếp chỉ đạt 58,6%; nghiên cứu của tác giả Moloud tại Bệnh viện Đại học Arak tỷ lệ hài lòng khi đón tiếp là 81,7% và nghiên cứu của tác Titus tại Kenya với tỷ lệ là 84,4% [14], [52], [60]. Với những kết quả

trên có thể thấy khâu đón tiếp người bệnh của các bệnh viện thực hiện tương đối tốt, tỷ lệ người bệnh hài lòng trong khâu đón tiếp của bệnh viện hầu hết đạt trên 80%. So sánh kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được cũng thấy có nhiều điểm tương đồng với một số nghiên cứu thực hiện trước đó tại địa bàn nghiên cứu, cụ thể như nghiên cứu của tác giả Dương Thị Bình Minh về công

tác chăm sóc điều dưỡng tại bệnh viện Việt Đức cho thấy khâu tiếp đón người bệnh có tới 95,8% điều dưỡng thực hành đạt, điều này cho thấy tỷ lệ thực hành của điều dưỡng đạt càng cao thì sự hài lòng của người bệnh cũng theo tăng lên.

Tỷ lệ đối tượng hài lòng về công tác chăm sóc điều dưỡng hằng ngày trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 89,5%. Kết quả này phù hợp với kết quả

một số nghiên cứu như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Anh được thực hiện tại bệnh viện Việt Đức với tỷ lệ hài lòng về chăm sóc điều dưỡng đạt 93,5%; tác giả Nguyễn Ngọc Phước với tỷ lệ 90,3%; kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thanh Lam (87,7%) và nghiên cứu của Juliana với tỷ lệ hài lòng đạt 92% [1], [16], [26], [46]. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của một số tác giả như nghiên cứu của tác Buchanan (59,9%); nghiên cứu của tác giả Kobed (52,2%) [40], [62]. Trong các lĩnh vực đánh giá sự hài lòng của người bệnh, lĩnh vực chăm sóc hằng ngày của điều dưỡng rất quan trọng. Bởi vì hầu hết thời gian tiếp xúc giữa điều dưỡng và người bệnh là thông qua hoạt động chăm sóc hàng ngày. Do vậy còn tùy thời gian nằm viện dài hay ngắn, thời gian tiếp xúc của người bệnh và điều dưỡng nhiều hay ít cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh giá sự hài lòng trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân hằng ngày.

Cùng với công tác chăm sóc hàng ngày của điều dưỡng, thái độ, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự

hài lòng của người bệnh và người nhà người bệnh. Trong nghiên cứu của chúng tôi sự hài lòng về thái độ, kỹ năng giao tiếp của điều dưỡng đạt tỷ lệ

86,5%, kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Phước (91,3%); nghiên cứu của tác giả Đào Thanh Lam (90,7%) [16], [26]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Titus với tỷ lệ hài lòng về thái độ, ứng xử của điều

dưỡng đạt 71,6%; cao hơn nhiều so với nghiên cứu của tác giả Phạm Thanh Hải (16,4%) [12], [60]. Sự khác biệt này phần lớn có thể xuất phát từ sự khác nhau về địa điểm nghiên cứu, bệnh viện trực thuộc tuyến trung ương phần nào đó sẽ có phong cách làm việc, ứng xử và giao tiếp chuyên nghiệp hơn so với các bệnh viện trực thuộc các tuyến địa phương. Tuy nhiên, ở chiều hướng khác đôi khi các bệnh viện tuyến trên gặp phải tình trạng quá tải, số lượng người bệnh đến sử dụng dịch vụ quá đông cũng có thể dẫn tới tình trạng điều dưỡng phải thực hiện khối lượng công việc quá lớn, dẫn đến các áp lực trong công việc và ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện ứng xử và giao tiếp chu đáo. Bên cạnh các nghiên cứu có tỷ lệ hài lòng thấp, cũng có một số

nghiên cứu có tỷ lệ hài lòng của người bệnh với ứng xử của điều dưỡng cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Anh với tỷ lệ hài lòng với ứng xử, thái độ của điều dưỡng đạt 94%; nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Phước với tỷ lệ 91,3%. Tuy nhiên. sự khác biệt giữa nghiên cứu của các tác giả này với nghiên cứu của chúng tôi là không quá lớn [1], [26].

Nhìn chung, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với từng lĩnh vực là tương đối cao đều đạt trên 85%, tuy nhiên kết quả đánh giá hài lòng chung chỉ đạt 78,5%, nếu trong thời gian tới bệnh viện có các biện pháp thay đổi dựa vào ý kiến đóng góp của người bệnh, tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với công tác chăm sóc của điều dưỡng có thể tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Một phần của tài liệu Sự hài lòng của người bệnh điều trị nội trú về chăm sóc điều dưỡng tại khoa phẫu thuật chi dưới, bệnh viện Việt Đức năm 2020 và một số yếu tố liên quan. (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)