Thực trạng biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 22 - 27)

Biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Biểu hiện rõ nhất của BĐKH là sự nóng lên của Trái Đất, sự tan chảy băng ở hai cực kéo theo là nước biển dâng, là các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lũ, hạn hán, giá rét kéo dài…dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm, và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người và động vật, giảm đa dạng sinh học, hủy diệt hệ sinh thái.

Báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC được công bố tháng 2 năm 2007 đã đưa ra những kết luận chính như sau:

1. Sự nóng lên toàn cầu của hệ thống khí hậu hiện nay là chưa từng có và rất rõ ràng từ những quan trắc nhiệt độ và đại dương trung bình toàn cầu, sự tan chảy của băng và tuyết trên phạm vi rộng lớn và sự dâng lên của mực nước biển trung bình toàn cầu:

- Xu thế tăng nhiệt độ trong chuỗi số liệu 100 năm (1906 - 2005) là 0,740C; Xu thế tăng nhiệt độ trong 50 năm gần đây là 0,130C/1 thập kỷ, gấp 2 lần xu thế tăng của 100 năm qua (IPCC, 2017).

- Nhiệt độ trung bình ở Bắc cực đã tăng với tỷ lệ 1,50C/100 năm, gấp 2 lần tỷ lệ tăng trung bình toàn cầu, nhiệt độ trung bình ở Bắc cực trong 50 năm cuối thế kỷ 20 cao hơn bất kỳ nhiệt độ trung bình của 50 năm nào khác trong 500 năm gần đây và có thể là cao nhất, ít nhất là trong 1300 năm qua.

- Nhiệt độ trung bình ở đỉnh lớp băng vĩnh cửu ở Bắc bán cầu đã tăng 30C kể từ năm 1980.

- 11 trong số 12 năm gần đây (1995 - 2006) nằm trong số 12 năm nóng nhất trong chuỗi quan trắc bằng máy kể từ năm 1850 (IPCC, 2017).

2. Mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng với tỷ lệ trung bình 1,8mm/năm trong thời kỳ 1961 - 2003 và tăng nhanh hơn với tỷ lệ 3,1mm/năm trong thời kỳ 1993 - 2003. Tổng cộng, mực nước biển trung bình toàn cầu đã tăng lên 0,31m trong 100 năm gần đây.

Chính sự tan băng ở Greenland, Bắc cực và Nam cực đã làm cho mực nước biển tăng nhanh hơn trong thời kỳ 1993 - 2003. Ngoài ra, nhiệt độ trung bình của đại dương toàn cầu tăng lên (ít nhất là tới độ sâu 3000m) cũng góp phần vào sự tăng lên của mực nước biển (IPCC, 2017).

3. Số liệu vệ tinh cho thấy, diện tích biển băng trung bình năm ở Bắc Cực đã thu hẹp 2,7%/thập kỷ. Riêng mùa hè giảm 7,4%/thập kỷ. Diện tích cực đại của lớp phủ băng theo mùa ở Bắc bán cầu đã giảm 7% kể từ năm 1990, riêng trong mùa xuân giảm tới 15%.

Hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu họp ở Bruxen (Bỉ): các báo cáo khoa học cho biết, ở Bắc cực, khối băng dày 2 dặm (khoảng trên 3km) đang mỏng dần và đã mỏng đi 66cm. Ở Nam Cực, băng cũng đang tan với tốc độ chậm hơn và những núi băng ở Tây Nam cực đổ sụp. Những lớp băng vĩnh cửu ở Greenland tan chảy. Ở Alaska (Bắc Mỹ, trong những năm gần đây nhiệt độ đã tăng 1,5°C so với trung bình nhiều năm, làm tan băng và lớp băng vĩnh cửu đã giảm 40%, những lớp băng hàng năm dày khoảng 1,2m đã giảm 4 lần, chỉ còn 0,3m. Báo cáo cũng cho biết, các núi băng trên cao nguyên Thanh Hải (Trung Quốc) ở độ cao 5000m mỗi năm giảm trung bình 7% khối lượng và 50 - 60m độ cao, uy hiếp nguồn nước của các sông lớn ở Trung Quốc. Trong 30 năm qua, trung bình mỗi năm, diện tích lớp băng trên cao nguyên Tây Tạng bị tan chảy khoảng 131km2, chu vi vùng băng tuyết bên sườn cao nguyên mỗi năm giảm 100 - 150m, có nơi tới 350m. Diện tích các đầm lầy trong khu vực này cũng giảm 10%. Tất cả đang làm cạn kiệt hồ nước Thanh Hải, một hồ lớn nhất Trung Quốc, đe dọa hồ sẽ bị biến mất trong vòng 200 năm tới. Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục tăng, khối lượng băng tuyết ở khu vực cao nguyên sẽ giảm 1/3 vào năm 2050 và chỉ còn 1/2 vào năm 2090 (IPCC, 2017).

2.2.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy sự biến đổi của các yếu tố khí hậu và mực nước biển như sau (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012).

2.2.2.1. Nhiệt độ

Trong khoảng 50 năm qua (1958-2007), nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,5-0,70C. Nhiệt độ trung bình mùa đông tăng nhanh hơn mùa hèvà nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam. Nhiệt độ trung bình của 40 năm gần đây (1961-2000) cao hơn 30 năm trước đó (1931-1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội cao hơn trung bình nhiều năm (1961-1990) là 0,70C. Tại Việt Nam, nhiệt độ trung bình hàng năm không gia tăng trong khoảng thời gian từ 1895 (khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0,320C kể từ 1970. Mùa

nóng sẽ khắc nghiệt, và lượng mưa cùng với cường độ mưa sẽ tăng lên đáng kể ở phía Bắc. Sự biến đổi thất thường của thời tiết còn được thể hiện qua đợt mưa lớn trái mùa tại các tỉnh miền Bắc và ở Miền Trung, Miền Nam.

2.2.2.2. Lượng mưa

Theo Lê Văn Khoa (2012), tại tất cả các khu vực, sự thay đổi lượng mưa trung bình trong 9 thập kỷ gần đây là không đồng nhất (1911-2000). Có những thời gian lượng mưa tăng và cũng có thời gian lượng mưa giảm. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, lượng mưa có xu thế giảm, tình trạng khô hạn có phần tăng lên. Lượng mưa lớn nhất trong 24 giờ cũng có phần tăng lên trong những thập kỷ gần đây.

Xu thế diễn biến của lượng mưa năm tương tự như lượng mưa mùa mưa, tăng ở các vùng khí hậu phía Nam và giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc. Khu vực Nam Trung Bộ có lượng mưa mùa khô, mùa mưa và lượng mưa năm tăng mạnh nhất so với các vùng khác ở nước ta, nhiều nơi đến 20% trong 50 năm qua (Bảng 2.1).

Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung. Tồn tại mối tương quan khá rõ giữa sự nóng lên toàn cầu và nhiệt độ bề mặt biển khu vực Đông xích đạo Thái Bình Dương với xu thế biến đổi của số ngày mưa lớn trên các vùng khí hậu phía Nam.

Bảng 2.1. Mức tăng nhiệt độ và mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm qua ở các vùng khí hậu của Việt Nam

Vùng khí hậu

Nhiệt độ (0C) Lượng mưa (%)

Tháng

1 Tháng

7 TB

Năm

Thời kỳ 9-11

Thời kỳ 5-

10 Tổng lượng mưa năm

Tây Bắc Bộ 1,4 0,5 0,5 6 -6 -2

Đông Bắc Bộ 1,5 0,3 0,6 0 -9 -7

Đồng bằng Bắc Bộ 1,4 0,5 0,6 0 -13 -11

Bắc Trung Bộ 1,3 0,5 0,5 4 -5 -3

Nam Trung Bộ 0,6 0,5 0,3 20 20 20

Tây Nguyên 0,9 0,4 0,6 19 9 11

Nam Bộ 0,8 0,4 0,6 27 6 9

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012 2.2.2.3. Mực nước biển

Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh giai đoạn từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng mực nước biển trên toàn biển Đông là 4,7mm/năm. Chỉ tính cho dải ven bờ Việt Nam, khu vực ven biển Trung Trung Bộ và Tây Nam Bộ có xu

hướng tăng mạnh hơn, trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9mm/năm (Trần Thục và cs., 2012).

Theo IMHEN (2011) đánh giá:

- Trong 50 năm qua, mực nước biển trung bình dâng với tốc độ 3-4 mm/năm hay 3-4 cm/thập kỷ, tương đương nước biển ở Việt Nam dâng lên khoảng 15-20 cm trong gần nửa thế kỷ vừa qua.

- Mực nước biển cao nhất có tốc độ xu thế cao hơn, còn mực nước biển thấp nhất thì ngược lại, tăng ít hơn thậm chí có nơi thấp so với mực nước biển trung bình.

- Trong thời kỳ gần đây, mực nước biển cao hơn thời kỳ 1961-1990 về trị số trung bình cũng như trị số cao nhất và trị số thấp nhất.

Bảng 2.2. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng (% diện tích)

Mực nước dâng (m)

Đồng bằng sông Hồng và Quảng

Ninh

Ven biển miền Trung

Thành phố Hồ Chí Minh

Đồng bằng sông Cửu Long

0,5 4,1 0,7 13,3 5,4

0,6 5,3 0,9 14,6 9,8

0,7 6,3 1,2 15,8 15,8

0,8 8,0 1,6 17,2 22,4

0,9 9,2 2,1 18,6 29,8

1,0 10,5 2,5 20,1 39

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012 2.2.2.4. Không khí lạnh

Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thượng lại thường xuyên xuất hiện như đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại trong 38 ngày ở Bắc Bộ và các đợt rét đậm khác vào cuối năm 2012, 2013, 2014 tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Trung Bộ.

Hiện tượng rét đậm, rét hại trong những năm gần đây xảy ra liên tục và thường xảy ra vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 4 dương lịch trong năm và tháng cao điểm nhất là tháng 1. Nhiệt độ có nơi còn xuống dưới 20C như Sapa- Lào

Cai 1,60C (14/2/2008). Khác so với trước đây là rét xuất hiện từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau, và cao điểm nhất là tháng 12. Như vậy so với trước đây thì hiện nay rét đến muộn hơn và diễn biến thất thường hơn

2.2.2.5. Hạn hán

Biến đổi của hạn hán không nhất quán giữa các khu vực và phụ thuộc vào nhiều yếu tố địa phương ngoài lượng mưa. Ở nước ta, hạn hán xảy ra hàng năm trong tất cả các mùa vụ và nhiều nơi đặc biệt là Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các kịch bản về biến đổi lượng mưa trong thế kỷ 21 cho thấy, lượng mưa mùa mưa ở Trung Bộ tăng lên 5-10% nhưng lượng mưa mùa khô lại giảm 0- 5%. Như vậy, hạn hán sẽ nghiêm trọng hơn vào mùa khô.

2.2.2.6. Lũ lụt

Lượng mưa mùa mưa trong thế kỷ 21 ở hầu hết các vùng sẽ tăng 5-10%. Do đó, nhiều khả năng lũ, lụt sẽ xảy ra ác liệt hơn. Phần lớn lũ xảy ra trong các năm La NiNa và có sự kết hợp của dải hộ tụ nhiệt đới với hoạt động của bão và không khí lạnh. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng trở nên ác liệt hơn, xảy ra với tần suất xuất hiện gia tăng. Bên cạnh đó, hoạt động của bão trên biển Đông và ảnh hưởng của bão là một trong những nguyên nhân gây mưa lớn cho Việt Nam.

2.2.2.7. Xâm nhập mặn

Theo kết quả nghiên cứu của viện khoa học Thủy lợi Việt Nam (2013) vùng ven biển ĐBSH có tới 60% lao động bằng nghề sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với diện tích 306.100 ha chủ yếu là canh tác lúa nước. Lưu lượng về hạ du giảm, mực nước sông Hồng xuống thấp và nước biển dâng cao kết hợp với triều cường dẫn đến xâm nhập mặn và ngày càng phức tạp. Theo kết quả quan trắc, đánh giá số liệu đo độ mặn cho thấy: vào mùa kiệt nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình có độ mặn vượt quá nồng độ cho phép.

Đỉnh mặn lớn nhất thường xuất hiện ở đầu và cuối kỳ triều, đỉnh mặn ở các con triều cường thuộc giữa kỳ không lớn. Đỉnh mặn còn phụ thuộc vào lưu lượng nước xả từ các hồ kịp thời khống chế được mực nước tối thiểu và đẩy xâm nhập mặn làm giảm độ sâu nhập mặn vào các cửa sông.

Giới hạn xâm nhập mặn ( từ ngày 16-25/1/2008) gồm các con triều cường và triều trung bình thuộc 1 kỳ triều cường có đỉnh mặn nhất ở các cửa sông: Trà

Lý, Sông Hồng, Ninh Cơ, Sông Đáy, độ sâu xâm nhập mặn diễn biến từ 30,3km đến 40km.

Ở ĐBSCL xâm nhập mặn xảy ra ở hầu hết các tỉnh: Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Trà Vinh gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)