Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 70)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiêp trên địa bàn huyện Gia Bình

4.4.2. Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp

Mỗi loại cây trồng trong quá trình sinh trưởng đều chịu tác động của nhiều yếu tố như: nước, nhiệt độ, ánh sáng, giống, dinh dưỡng, kỹ thuật canh tác,…mỗi sự thay đổi của các yếu tố trên đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của

cây trồng. Khi được hỏi các hiện tượng thời tiết nào ông/bà cho rằng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và năng suất cây trồng thì người dân trả lời như sau:

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Hình 4.13. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của các hiện tượng

khí hậu cực đoan

Theo hình 4.13 ta có thể thấy trong lĩnh vực trồng trọt thì khó khăn nhất theo nhận định của người dân tại xã Bình Dương là nắng nóng kéo dài (38%), lũ lụt (37%) và hạn hán (34%). Đối với người dân tại xã Cao Đức thì đầu tiên là lũ lụt (44%), tiếp đến là bão (28%), sau đó là nắng nóng (25%) và hạn hán (24%).

Tại Xuân Lai thì bão đứng đầu tiên (45%), tiếp đến rét đậm (17%), rét hại, cuối cùng là hạn hán, nắng nóng kéo dài và lũ lụt. Tổng hợp lại các khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại địa bàn nghiên cứu là: lũ lụt (92%), bão(89%) tiếp theo là nắng nóng kéo dài (78%) và hạn hán (63%).

4.4.2.1. Tác động đến diện tích đất nông nghiệp

Kết quả phỏng vấn nông dân trên địa bàn huyện Gia Bình cho thấy rằng phần lớn các hộ được hỏi trả lời rằng diện tích đất trồng trọt không đổi, có 26,7%

cho rằng giảm ít (Cao Đức 12%, Xuân Lai 9%, Bình Dương 6,7%) do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, có 6,7% số hộ phỏng vấn cho rằng giảm nhiều tìm hiểu nguyên nhân thì được biết những hộ dân này có diện tích đất trồng nằm trong dự án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã được chuyển đổi sang làm nhà ở, đường xá. Có 66,6% cho rằng diện tích đất nông nghiệp không đổi (Cao Đức 28%, Xuân Lai 13,6%, Bình Dương 25%) và không hộ nào cho rằng đất nông nghiệp tăng.

Hình 4.14. Nhận thức của người dân về thay đổi diện tích đất nông nghiệp Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2016 Nguyên nhân chính dẫn đến việc những người được hỏi cho rằng diện tích đất nông nghiệp giảm ít là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang dịch vụ và xây dựng các công trình công cộng chứ không phải do ảnh hưởng của BĐKH. Có thể nói, những tác động của BĐKH gây ra mất đất sản xuất nông nghiệp chưa diễn ra trên địa bàn huyện Gia Bình..

4.4.2.2. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến cơ cấu thời vụ Phần lớn người được hỏi cho rằng họ đang phải thay đổi thời gian gieo trồng do sự thay đổi thất thường của thời tiết (77%), trong khi đó, 23% cho rằng họ vẫn gieo trồng như thường lệ và không có sự thay đổi nào. Bên cạnh đó, người dân cũng chia sẻ, họ cũng được chính quyền xã tuyên truyền và vận động trồng theo đúng thời vụ do phòng Nông nghiệp huyện Gia Bình lên kế hoạch.

Hình 4.15. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến thời vụ Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)

Theo chỉ đạo của phòng Nông nghiệp huyện Gia Bình, lúa trên địa bàn được duy trì một năm 2 vụ: vụ xuân và vụ mùa. Lúa vụ xuân thường bắt đầu gieo mạ từ giữa tháng 1 đến đầu tháng 2 dương lịch, cấy vào khoảng giữa tháng 2 đến cuối tháng 2 và thu hoạch vào khoảng giữa tháng 5 đến giữa tháng 6. Khoảng thời gian diễn ra vụ xuân, việc gieo mạ hay cấy lúa chịu ảnh hưởng của hiện tượng rét đậm, rét hại. Nếu nhiệt độ tối thấp trong ngày xuống dưới 10oC thì không được gieo mạ. Lúa vụ mùa thường thời gian gieo mạ vào khoảng từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7 và thu hoạch khoảng giữa tháng 10. Vụ mùa diễn ra trong giai đoạn gặp nhiều điều kiện bất lợi về thời tiết như nắng nóng, mưa to bất thường, bão, lũ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng lúa tại địa phương.

4.4.2.3. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất cây trồng

Ảnh hưởng của BĐKH tác động trực tiếp đến năng suất cây trồng thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan và tác động gián tiếp thông qua sự thay đổi của các yếu tố như nhiệt độ và lượng mưa.

Hình 4.16. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất cây trồng

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)

Kết quả phỏng vấn trên địa bàn huyện Gia Bình về xu hướng của thay đổi năng suất cây trồng, có 12% (Cao Đức 4%, Xuân Lai 5%, Bình Dương 3%) số hộ tham gia phỏng vấn cho rằng năng suất cây trồng tăng nhiều, có 8% (Cao Đức 3,4%, Xuân Lai 2,1%), Bình Dương 2,5%) số hộ tham gia phỏng vấn cho rằng năng suất cây trồng tăng ít, có 36,67%(Cao Đức 12%, Xuân Lai 9%, Bình Dương 15,67%) cho rằng năng suất cây trồng giảm ít, có 5%(Cao Đức 2,5%, Xuân Lai 1,5%, Bình Dương 1%) số người trả lời năng suất cây trồng giảm nhiều. Mặc dù người dân cũng cho biết rằng trong những năm trở lại đây các hiện tượng khí hậu cực đoan liên tiếp xảy ra nhưng do người dân đã thích ứng bằng cách thay đổi cơ cấu cây trồng, giống cây trồng và thời vụ nên năng suất cây trồng tăng so với trước đây.

Hình 4.17. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến năng suất lúa

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Kết quả phỏng vấn nông hộ về sự thay đổi của năng suất lúa mùa như sau:

Trong vụ chiêm có 67,6% số hộ cho rằng năng suất có xu hướng tăng nhiều, 22,9% số hộ cho rằng năng suất không đổi, 8,5% số hộ cho rằng năng suất giảm ít và 1% cho rằng năng suất giảm nhiều. Trong vụ mùa, có 49,5% số hộ cho rằng năng suất có xu hướng tăng nhiều, 33,3% số hộ cho rằng năng suất không đổi, 17,2% số hộ cho rằng năng suất giảm ít và không ai cho rằng năng suất giảm nhiều. Đặc biệt, rất ít hộ cho rằng năng suất cây trồng có xu hướng giảm hoặc giảm nhiều mặc dù hàng năm người dân phải đối mặt với những hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn

Nói về điều này tất cả các hộ được phỏng vấn đều khẳng định sản xuất nông nghiệp của xã nói chung và của gia đình họ nói riêng chịu ảnh hưởng của BĐKH và ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt là vụ mùa. Đối với vụ chiêm thì nhiều đợt rét đậm rét hại kéo dài, thường là trong thời gian mới cấy làm kìm hãm sinh trưởng phát triển của cây lúa dẫn đến giảm năng suất, nếu nhiệt độ xuống quá thấp (<13°C) trong thời gian dài có thể khiến lúa chết và người dân phải cấy lại hoàn toàn. Với vụ mùa, khoảng thời gian từ lúa trỗ bông đến thu hoạch thường đúng vào mùa mưa bão hàng năm. Bão đến nếu có thể thu hoạch thì người dân thường phải thu hoạch sớm, điều này ảnh hưởng lớn đến năng suất ,sản lượng thường thấp do thu hoạch non. Nếu chưa thu hoạch được khi gặp bão to, mưa nhiều lúa thường bị đổ hoặc ngập trắng. Nếu thời gian mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến lịch thời vụ của cây trồng. Cây trồng khó né tránh được các điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển như lụt, hạn, bão. Mưa sớm vào đầu vụ sẽ làm mất diện tích lúa trổ bông. Ngoài ra, khi lụt kết hợp với bão sẽ phá hủy nghiêm trọng các công trình thủy lợi, tốn chi phí rất lớn để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, sản lượng nông nghiệp trong những năm gần đây vẫn tăng dần dù diện tích nông nghiệp đang giảm nhẹ là do hệ thống thủy lợi, kênh mượng nội đồng đã và đang được chú trọng, khơi thông và nâng cấp, thuận lợi cung cấp nước cho cây trồng khi thiếu và phần nào tiêu thoát nước kịp thời trong những ngày mưa bão kéo dài. Điều quan trọng là do kĩ thuật tiên tiến đã tạo ra các giống lúa mới (ngắn ngày, năng suất chất lượng cao, chống chịu thời tiết tốt ) và nhiều loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phù hợp cung cấp cho người nông dân giúp phần nào thích ứng với BĐKH.

Như vậy, theo đánh giá của người dân và thực tế cho thấy sản xuất nông nghiệp từ trước đến nay chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, đặc biệt mưa lớn và bão lũ. Tuy nhiên, hiện nay do có các giống lúa tốt, hệ thống kênh mương thông thoáng, các loại phân bón và thuốc BVTV được nghiên cứu và sản xuất giúp cây trồng chống chịu được sâu bệnh và giảm thiểu hậu quả nặng nề do BĐKH gây ra.

4.4.2.4. Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của BĐKH đến sâu, bệnh Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ tác động trực tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng làm giảm năng suất mà còn tác động gián tiếp thông qua sâu bệnh.

Theo kết quả phỏng vấn thì có đến 51,67% số hộ (Cao Đức 23%, Xuân Lai 15%, Bình Dương 13,67%) cho rằng trong những năm gần đây sâu bệnh có chiều hướng tăng, có 14% số hộ (Cao Đức 4,2%, Xuân Lai 3,6%, Bình Dương 6,2%) cho rằng tăng ít và 6% (Cao Đức 2,3%, Xuân Lai 2,1%, Bình Dương 1,6%) trả lời không đổi, 25% (Cao Đức 11%, Xuân Lai 8%, Bình Dương 6%) số người nào trả lời sâu bệnh giảm ít và 3,33% (Cao Đức 1,5%, Xuân Lai 1%, Bình Dương 0,83%) trả lời là giảm nhiều.

Hình 4.18. Nhận thức của người dân về tác động của BĐKH đến sâu bệnh Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Biến đổi khí hậu làm gia tăng sâu, bệnh và đang là mối quan tâm cho những người nông dân trên địa bàn huyện Gia Bình vì nó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng. Người dân chia sẻ thêm nguyên nhân của sự gia tăng sâu bệnh ở địa phương là do có sự thay đổi thời tiết. Nhiệt độ tăng, nắng nóng kèm làm xuất hiện đốm sọc vi khuẩn trên lúa ở vụ Hè Thu. Các cơn bão từ tháng 7 đến tháng 9 mang theo dịch rầy nâu, rầy lưng trắng, ruồi đục nõn. Nhiệt độ tăng làm cho sâu đục thân, sâu cuốn lá, đạo ôn phát triển mạnh đặc biệt là vụ Hè Thu. Vào khoảng thời gian cuối tháng 9 và đầu tháng 10 đây là những tháng mưa nhiều, độ ẩm cao phù hợp với sự sinh trưởng phát triển của sâu bệnh dẫn đến phát triển thành dịch. Thời tiết thay đổi thất thường làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Rét đậm, rét hại vụ Đông Xuân nếu xảy ra vào thời kỳ gieo mạ và cấy lúa làm chết lúa, vào thời kỳ phát triển gây bệnh vàng lùn, đạo ôn.

Ngoài ra, do người dân sử dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu bệnh. Tuy nhiên biện pháp này làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân, làm phá hủy hệ sinh thái đồng ruộng. Việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ sâu bệnh cũng đồng nghĩa diệt trừ một số loài thiên địch làm cho một số loài sâu, bệnh dễ bùng phát hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)