VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

Nhận thức của người dân về xu thế biến đổi và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp tại huyện Gia Bình.

Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp của người dân huyện Gia Bình.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Phạm vi không gian: huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, - Phạm vi thời gian: Từ tháng 12/2015 đến tháng 3/2017.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và sản xuất nông nghiệp của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

- Biểu hiện biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết từ 1960 đến 2015.

- Đánh giá nhận thức của người dân về xu thế biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây trên địa bàn huyện Gia Bình.

- Đánh giá nhận thức của người dân về tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá khả năng thích ứng của người dân với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) trong việc thực hiện các biện pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Bình.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao nhận thức của người dân đối với biến đối khí hậu trong nông nghiệp và đời sống.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Bảng 3.1. Thông tin số liệu cần thu thập

STT Nôị dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập

1

Số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, diện tích, dân số, tình hình phân bố lao động, điều kiện kinh tế, cơ sở hạ tầng, tình hình sử dụng đất đai

Phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng địa chính của 14 xã thuộc huyện Gia Bình và phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Bình

Tìm hiểu tổng hợp từ các báo cáo như: (Báo cáo chi tiết quy hoạch của UBND xã, huyện, báo cáo nhiệm kỳ, báo cáo đề án xây dựng nông thôn mới, báo cáo tài chính huyện Gia Bình)

2

Số liệu sản xuất nông nghiệp (diện tích trồng trọt, chăn nuôi, cây trồng chính, năng suất lúa vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu)

Phòng kinh tế, kế toán huyện Gia Bình

Tìm hiểu thu thập từ các báo cáo thống kê, báo cáo tài chính nhiệm kỳ của huyện Gia Bình

3

Số liệu khí hậu thời tiết trong vòng 50 năm trở lại đây

Báo cáo, tổng hợp của trạm quan trắc khí tượng Chí Linh từ năm 1961- 2014 (là trạm gần huyện Gia Bình nhất).

Số liệu quan trắc khí tượng trạm Chí Linh.

4

Thống kê năng lực thích ứng với BĐKH của chính quyền địa phương

Phòng NN&PTNT, phòng tài nguyên môi trường, Ban phòng chống lụt bão của huyện huyện Gia Bình

Số liệu báo cáo phòng chống thiên tai của Phòng NN&PTNT, phòng tài nguyên môi trường

5

Thống kê các hiện tượng thời tiết cực đoan trong vòng 30 năm trở lại đây.

Báo cáo phòng chống thiên tai hàng năm của huyện huyện Gia Bình và báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển hàng năm của huyện Gia Bình

Tìm hiểu thu thập từ các báo cáo nhiệm kỳ của phòng tài nguyên môi trường, phòng NN

& PTNN huyện Gia Bình

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 3.4.2.1. Phương pháp khảo sát thực địa

Thu thập số liệu, hình ảnh trực quan về sản xuất nông nghiệp, biểu hiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sản xuất và các giải pháp thích ứng của người dân ở địa phương.

3.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn hộ nông dân bằng phiếu câu hỏi

Mục đích của phương pháp phỏng vấn hộ nông dân làm nông nghiệp nhằm thu thập thông tin mang tính đại diện, chuyên sâu về các kiến thức hay hiểu biết của người dân về BĐKH.

Để có được các thông tin về sản xuất nông nghiệp, nhận thức của người dân về BĐKH, xu hướng biến đổi của khí hậu, thời tiết, tác động của biến đổi khí hậu tới sản xuất nông nghiệp, các giải pháp hiện nay đang áp dụng trên địa bàn xã để thích ứng với biến đổi khí hậu và khó khăn khi thực hiện các giải pháp thích ứng đó, chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi (Phụ lục 1). Phương pháp lựa chọn và phỏng vấn hộ như sau:

- Cách lựa chọn hộ: trên địa bàn huyện Gia Bình tiến hành lựa chọn 90 hộ sản xuất nông nghiệp để phỏng vấn. Để đảm bảo tính đại diện, các hộ được phỏng vấn phân bố trên 3 xã đại diện cho 3 vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau:

vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng núi. Các xã lựa chọn cụ thể là Xuân Lai, Cao Đức và Bình Dương. Mỗi xã lựa chọn 30 hộ để phỏng vấn.

Bảng 3.2. Tổng hợp thông tin về người tham gia phỏng vấn (n=90)

STT THÔNG TIN % NGƯỜI

TRẢ LỜI 1 Giới tính

Nam 85

Nữ 15

2 Thời gian sinh sống tại địa phương trên 30 năm 100 3 Hoàn cảnh gia đình

Hộ Nghèo 25

Hộ trung bình và khá giả 75

4 Trình độ học vấn

Hết cấp 3 33

Chưa hết cấp 3 67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra phỏng vấn hộ, 2016 Các hộ trong xã được lựa chọn đảm bảo ít nhất có 30% số người tham gia trên 45 tuổi và có thời gian sinh sống tại địa phương trên 30 năm.

3.4.3. Phương pháp thảo luận nhóm

Phỏng vấn sâu những người có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp. Mỗi nhóm họp gồm 5-7 người trong xã với đầy đủ các thành phần về giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp và trách nhiệm cộng đồng khác nhau.

Các cuộc họp nhóm được tổ chức 3 lần vào ngày 15/1/2017; 18/2/2017 và ngày 20/3/2017. Các công cụ sử dụng phỏng vấn nhóm theo hướng dẫn công cụ đàm phán của ICRAF (2013) như: lập sơ đồ sử dụng đất trong thôn; lập cây vấn đề trình bày nguyên nhân và kết quả sản xuất nông nghiệp, tác động của thời tiết, khí hậu đối với sản xuất; danh mục lịch sử các hiện tượng thời tiết cực đoan;

danh mục các giải pháp thích ứng với BĐKH.... Thông tin thảo luận nhóm gồm nhận thức của người dân về BĐKH, nhận thức về tác động của BĐKH tới sản xuất nông nghiệp, giải pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp...

Nội dung phỏng vấn và số lượng người tham gia:

STT Nội dung phỏng vấn Số người tham gia

1 Nhận thức về những thay đổi về khí hậu và thời tiết 7 2 Các loại thời tiết cực đoan, thiên tai đã xảy ra cách đây

từ khoảng 15-20 năm và ảnh hưởng. 7

3 Liệt kê các hiện tượng thời tiết cực đoan, mô tả các hiểm họa/tổn thương, xu hướng và tính dễ tổn thương trong sản xuất lúa

7

4 Các biện pháp thích ứng với BĐKH trong sản xuất lúa.

Các chiến lược thích ứng trong tương lai. 6

5 Phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức khi thich ứng với BĐKH trong SXNN 6

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu

Từ các thông tin thu được qua các cuộc phỏng vấn, tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel. Số liệu khí tượng được xử lý thống kê dùng hàm tương quan và phân tích ANOVA để xác định xu hướng thay đổi và mức ý nghĩa thống kê cho trung bình năm của lượng mưa, nhiệt độ TB, nhiệt độ tối thấp, nhiệt độ tối cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)