Giải pháp chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 35)

2.4. Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp

2.4.4. Giải pháp chiến lược thích ứng biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Theo viện khoa hoc khí tượng thủy văn và môi trường (IMHEN, 2010) đưa ra các giải pháp thích ứng trong nông nghiệp bao gồm:

a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH.

- Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên.

- Dự kiến tác động tổn thương đối với cây trồng trong từng thời vụ.

- Dự kiến các cây trồng có khả năng chống chịu với hoàn cảnh mới (chống úng, chống hạn, chống nóng…).

- Dự kiến các cây trồng có hiệu quả cao - Lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu cây trồng - Lập kế hoạch điều chỉnh thời vụ

b) Đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh

- Đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên thiên nhiên - Dự kiến các công thức luân canh, xen canh mới

- Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật liên quan c) Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp

- Dự kiến tác động của BĐKH đến sản xuất lúa, các loại cây trồng - Dự kiến nhu cầu tưới tiêu theo cơ cấu mùa vụ mới

- Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống các phương tiện tưới tiêu

- Điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và thay thế một số phương tiện tưới tiêu mới hiệu suất cao hơn

d) Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hán hán

- Dự kiến tác động của BĐKH đến điều kiện thời tiết và nguồn nước - Lập bản đồ hạn hán và bản đồ ngập lụt trong từng khu vực tương đối chi tiết - Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo lũ lụt

- Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo hạn hán

2.4.5. Mối liên hệ giữa nhận thức và khả năng thích ứng của người dân với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp

Theo Apata T.G et al., 2009 giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của người nông dân về lợi ích của việc thích ứng với biến đổi khí hậu là một biện pháp về chính sách quan trọng. Theo Maddison, (2006) trước khi thích ứng với BĐKH, đầu tiên người dân phải nhận thức rằng những thay đổi này đang diễn ra, và điều này có nghĩa là nhận thức của người dân về BĐKH là rất quan trọng trong sự tiếp thu các biện pháp thích ứng. Maddison (2006) lập luận rằng nếu người dân tìm hiểu về sự thay đổi khí hậu, họ cũng sẽ tìm hiểu dần về kỹ thuật và giải pháp thích ứng có sẵn. Theo ông, người dân tìm hiểu về sự thích nghi tốt nhất thông qua ba cách: (1) vừa học vừa làm, (2) học tập bằng cách sao chép và (3) học tập từ hướng dẫn Thích ứng với BĐKH là một quá trình gồm: nhận thức được khí hậu đang thay đổi và sau đó đáp ứng với những thay đổi thông qua sự thích nghi.

Một yếu tố quan trọng trong sự thích ứng đa dạng của người dân là sự khác biệt về năng lực cá nhân, cách quản lý và kinh doanh và hoàn cảnh gia đình của mỗi người dân. Ngoài ra, người dân có thể bị ảnh hưởng bởi ý kiến của những người xung quanh và cộng đồng nơi họ sinh sống cũng như chuyên môn của họ.

Một hệ thống nông nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi BĐKH thì phụ thuộc vào khả năng thích ứng của nó. Khả năng thích ứng là khả năng hệ thống có thể điều chỉnh ảnh hưởng của BĐKH đến ngưỡng trung bình, để tận dụng cơ hội, hoặc để đối phó với hậu quả (IPCC, 2007a). Giả thuyết chính là người dân thích ứng với BĐKH và nhận thức những thay đổi. Các phân tích được thực hiện trong hai giai đoạn. Đầu tiên, nó được xác định liệu khí hậu đã thay đổi, cho dù người dân có nhận thấy được BĐKH, và những đặc điểm thay đổi khí hậu từ người khác hay không. Thứ hai, yếu tố quyết định của sự thích nghi được kiểm tra. Không phải tất cả những người dân nhận thức BĐKH sẽ phản ứng bằng các biện pháp thích ứng. Ở đây là những người dân nhận thức BĐKH và đáp ứng chia sẻ một số đặc điểm thích ứng chung. Do đó, cần phải hiểu những lý do cơ bản trong biện pháp thích ứng của họ hoặc lý do của những người không thích ứng với BĐKH. Hơn nữa, thích ứng với BĐKH đòi hỏi người dân cần lựa chọn trong tập hợp các giải pháp thích ứng (thực hành và công nghệ) có sẵn trong khu vực của họ. Vì vậy, thích ứng còn phải phụ thuộc vào nhận thức và lựa chọn của mỗi người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)