PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.6. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức và khả năng thích ứng với BĐKH của người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện
Nhận thức và sự thích ứng luôn có mối liên hệ với nhau. Chỉ khi người dân nhận thức được sự biến đổi thì mới có giải pháp thích ứng phù hợp, hay nói cách khác thích ứng là quá trình 2 bước: nhận thức thay đổi sau đó thích ứng, cũng có thể nói thích ứng là hệ quả của quá trình nhận thức. Vì thế mà nhận thức là khâu cần giải quyết trước, đồng nghĩa với việc nâng cao nhận thức tức là tăng khả năng thích ứng.
Qua các kết quả thu thập, điều tra phỏng vấn hộ nông dân kết hợp với khảo sát thực địa tình hình trên địa bàn huyện Gia Bình. Chúng ta có thế thấy được phần nào hiểu biết của người dân về biến đổi khí hâu, các giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu, những thuận lợi cũng như khó khăn cản trở việc thích ứng của chính quyền địa phương cũng như người dân trên địa bàn huyện Gia Bình. Chính vì vậy chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Bình như sau:
4.6.1. Các giải pháp về chính sách, giáo dục
- Ngân hàng chính sách xã hội huyện cần tạo điều kiện để số hộ nghèo được vay vốn nhiều hơn với vốn vay lớn hơn để hộ nghèo chủ động hơn trong việc đầu tư tái sản xuất. Tiếp tục duy trì các nguồn sinh kế sẵn có bên cạnh phát triển các nguồn sinh kế khác như chăn nuôi, thủy sản.
- Cần có các chính sách hỗ trợ tài chính cho ban phòng chống lụt bão cấp xã để triển khai công tác phòng chống bão lũ tránh các tổn thất đối với người dân
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng vốn, kỹ thuật canh tác cải tiến cho lúa và mía thông qua các buổi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm.
- Cần cung cấp thông tin sớm về các hiện hượng thời tiết xấu có thể xảy đến như mưa bão cho người nông dân trên các phương tiện truyền thanh và hướng dẫn cách giảm thiểu.
- Cần thường xuyên có các buổi giao lưu thảo luận trong thôn để những người có kinh nghiệm có thể mô tả và chuyển giao kiến thức bản địa cho những người khác.
- Tích cực tuyên truyền người dân tham gia tập huấn các lớp về biến đổi
khí hậu, buổi giao lưu thảo luận trong thôn để những người có kinh nghiệm có thể mô tả và chuyển giao kiến thức cho những người khác cũng như các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong sản xuất nông nghiệp.
- Các cán bộ có thể lồng ghép các kiến thức vào chuyển giao công nghệ , giống mới cho bà con áp dụng vào sản xuất, cung cấp các giống tốt, giống chịu hạn/úng, giống ngắn ngày cho người dân.
- Khuyến khích người dân chuyển đổi phương thức sản xuất, có thể chuyển đổi sang mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất dịch vụ, công nghiệp.
- Lồng ghép việc giáo dục về BĐKH vào các trường học để học sinh có thể nhận biết sớm.
- Khuyến khích người dân đề xuất các biện pháp thích ứng mới và tạo điều kiện thử nghiệm.
- Cũng cần có các hỗ trợ về tài chính cho người dân trong việc thích ứng như cung cấp giống cần thiết.
4.6.2. Các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cần xây dựng kế hoạch mùa vụ phù hợp với tình hình thời tiết địa phương đồng thời phù hợp với chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện; sát sao trong công tác kiểm tra, hướng dẫn người nông dân canh tác sản xuất. Lịch thời vụ và điều chỉnh lịch thời vụ cần được chính quyền địa phương từ huyện đến xã, ban khuyến nông xã xây dựng và chỉ đạo nhân dân thực hiện. Đồng thời trước khi ban hành, chính quyền địa phương cần tham vấn bà con nông dân, để đảm bảo mọi người dân đều đồng tình và tuân thủ theo lịch thời vụ đã đề ra.
- Thay đổi thời vụ: thời gian cấy lúa mùa nên được tiến hành sớm hơn (từ sau 20 tháng 6). Việc dịch chuyển lịch canh tác này đảm bảo được 2 mục tiêu:
thứ nhất là lúa mùa có thể được thu hoạch sớm hơn, trước khi các đợt mưa lớn có thể xuất hiện, tránh được mất mùa; thứ hai lúa mùa thu hoạch sớm, đất đai sẽ được giải phóng sớm phục vụ cho vụ ngô đông, đậu tương đông, đặc biệt là đậu tương đông khi thời gian gieo càng sớm thì càng cho năng suất cao hơn.
- Thay đổi cơ cấu giống, tăng tỷ lệ giống ngắn ngày. Trong những năm gần đây vụ đông - xuân ấm với nhiệt độ trung bình cao trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa. Hiện tượng này dẫn đến mạ nhanh già, lúa bị rút
ngắn thời gian sinh trưởng do sớm đạt tích ôn, sinh khối nhỏ, các yếu tố cấu thành năng suất như số bông trên mét vuông, chiều dài bông, số hạt trên bông thấp và đặc biệt là số hạt lép nhiều. Giống lúa càng dài ngày thì ảnh hưởng càng nặng nề, suy giảm năng suất càng cao, thậm chí không được thu hoạch trong khi các giống lúa ngắn ngày mức suy giảm năng suất thấp hơn. Mặt khác thời gian sinh trưởng kéo dài sẽ phải đối mặt với sự phá hoại của các loại dịch hại cây trồng nở rộ khi thời tiết cuối vụ phù hợp gây tổn thất lớn. Mặt khác, việc sử dụng các giống lúa chống chịu hạn, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt sẽ đem lại năng suất và chất lượng tốt hơn.
- Thu thập, học tập những kiến thức bản địa, sáng kiến và mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với BĐKH tại địa phương khác, tuyên truyền cho người dân trong toàn xã để có thêm những giải pháp thích ứng.
- Đa dạng loại cây trồng và giống cây trồng: đưa các giống lúa lai mới chống chịu hạn, chống chịu rét, chống sâu bệnh vào cho nông dân sản xuất; đa dạng hóa các giống cây trồng.
- Tăng cường hệ thống tuyên truyền phát thanh phổ biến cho người dân về Biến đổi khí hậu, ảnh hưởng và biện pháp thích ứng với tình hình địa phương.
- Bà con nông dân phải thường xuyên thăm đồng, kiểm tra xem ruộng và báo cho người có trách nhiệm và thẩm quyền trong trường hợp các kênh mương nội đồng, mương chính bị rò rỉ nước, thất thoát nước ra những diện tích không cần sử dụng nước..
- Thực hiện kiên cố hoá kênh mương dẫn nước, chủ động lên kế hoạch nạo vét hệ thống tưới tiêu định kỳ cho người dân.
- Thường xuyên theo dõi tin tức về thời tiết để áp dụng biện pháp chăm sóc và thu hoạch phù hợp.
- Áp dụng những biện pháp khoa học vào sản xuất như che chắn kĩ cho mạ bằng nilong để mạ không bị chết khi lạnh kéo dài hay khi sương muối xảy ra, làm luống đất cao để tránh úng cho cây hoa màu; làm vòm che nilong cho một số cây rau màu tránh nắng nóng kéo dài hay mưa lớn bất thường vào mùa hè.
- Làm đất kỹ, cho đất có thời gian nghỉ giữa các vụ để hạn chế mầm sâu bệnh lây lan từ vụ này sang vụ khác; các biện pháp BVTV áp dụng phải theo hướng dẫn và chỉ đạo của phòng Nông nghiệp huyện, trạm Khuyến nông huyện tránh phun thuốc bừa bãi gây ô nhiễm môi trường...