Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH tại huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 59)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH tại huyện Gia Bình

4.3.1. Nguồn cung cấp thông tin về BĐKH cho người dân

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, người dân huyện Gia Bình đã có rất nhiều nguồn thông tin cũng như kiến thức về các vấn đề của cuộc sống.

Có nhiều nguồn cung cấp thông tin về tình hình thời tiết, thời vụ gieo… cho người dân, kết quả điều tra về nguồn thông tin như sau:

Hình 4.6. Các nguồn cung cấp thông tin về thời tiết cho người dân Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Từ những năm 2010 trở lại đây, 100% các hộ gia đình trong xã đã có tivi - nguồn cung cấp thông tin hiệu quả, phù hợp với mọi đối tượng cùng với

đó là sự phát triển mạnh mẽ của các dịch vụ, chương trình truyền hình… dành cho nhà nông khiến cho việc tiếp cận với thông tin của người dân nhanh chóng và dễ dàng. Trong số 90 người được phỏng vấn, có 86 người cho biết đã nghe nói đến BĐKH trên tivi chiếm 95%, 3 người cho biết họ không biết/

không quan tâm về vấn đề này. 25% số người được phỏng vấn cho biết, họ thu nhận thông tin từ nguồn internet (máy tính kết nối internet, điện thoại thông minh kết nối 3g…). Đài truyền thanh xã hoạt động cố định vào các khung giờ:

từ 5h30 đến 6h sáng và 5h đến 5h30 chiều hàng ngày; nội dung phát thanh đa dạng với các thông báo từ UBND xã, tiếp sóng đài truyền thanh huyện,… và có 63/90 người được hỏi cho biết họ đã nghe về BĐKH trên đài phát thanh xã nhà. Có một lượng nhỏ người dân cho biết họ tìm hiểu thông tin về BĐKH thông qua sách báo, tạp chí. Tuy nhiên, phần lớn số người được phỏng vấn còn chưa quan tâm hay vẫn coi nhẹ vấn đề BĐKH, cho rằng đây là vấn đề không gây ảnh hưởng nhiều đến địa phương cụ thể là không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sản xuất của người dân địa phương.

4.3.2. Đánh giá nhận thức của người dân về BĐKH

Theo số liệu thu thập được từ phỏng vấn nông hộ, ta thấy có 50,5%

người dân được hỏi đã từng nghe và hiểu về BĐKH (hiểu cơ bản về khái niệm, nguyên nhân, các tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp). Tuy nhiên có đến 46,6% người trả lời có nghe nhưng chưa hiểu được cơ bản về BĐKH và có 2,9% (Hình 4.7) người được hỏi không hiểu hoặc biết gì về BĐKH. Nguyên nhân là do hầu hết người dân chưa có kênh thông tin để tiếp cận các vấn đề về BĐKH một cách thường xuyên.

Hình 4.7. Nhận thức chung về BĐKH của người dân huyện Gia Bình Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)

Ngoài ra, đa số người được hỏi cho rẳng biểu hiện của BĐKH gồm:

mực nước biển dần, tăng nhiệt độ, thiên tai và nắng nóng kéo dài. Trong khi đó, những biểu hiện như mưa trái mùa, lạnh bất thường, lạnh kéo dài và nắng nóng bất thường lại được ít người lựa chọn. Điều này cho thấy nhận thức chưa đầy đủ của nhiều người dân và nguyên nhân là do các phương tiện truyền thông ít nhắc đến những hiện tượng này khi đề cập đến BĐKH (Hình 4.8).

Hình 4.8. Nhận thức về biểu hiện của BĐKH

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Nhìn chung nhận thức của người dân về BĐKH còn hạn chế, 100% người dân được hỏi đều chưa được tham gia bất kỳ cuộc truyền thông, hội thảo hay tập huấn về BĐKH. Phần lớn họ đều cho rằng nhiệt độ, lượng mưa, bão, lũ, nắng nóng trong vòng 30 năm qua là biểu hiện của BĐKH nhưng họ không biết rằng các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa trái mùa, lạnh bất thường, lạnh kéo dài,… cũng là biều hiện của BĐKH.

4.3.3. Nhận thức của người dân về biến đổi nhiệt độ

Qua điều tra phỏng vấn các hộ nông dân chúng tôi nhận thấy có 89% số hộ nông dân trả lời nhiệt độ trong vòng 30 năm trở lại đây ngày càng tăng, 7% số người không biết và 4% số người trả lời nhiệt độ không có sự thay đổi. Phần lớn người dân cho rằng mùa hè đang có xu hướng gia tăng còn mùa đông đang có xu

hướng giảm đi. Đối chiếu với kết quả tổng hợp số liệu khí tượng từ trạm Chí Linh ta thấy những nhận định này của người dân phần nào phản ánh được xu thế biến đổi nhiệt độ tại địa phương trong vòng 30 năm gần đây.

Hình 4.9. Nhận thức của người dân về biến đổi nhiệt độ

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Số đông người dân trong xã nhận định nhiệt độ trong khu vực có xu hướng tăng dần, mùa hè đến sớm và kéo dài hơn, số đợt nắng nóng cực đoan cũng tăng so với trước. Mùa đông ngắn hơn, đến muộn hơn và những ngày nhiệt độ xuống thấp xuất hiện nhiều hơn.

4.3.4. Nhận thức của người dân về sự thay đổi lượng mưa.

Hình 4.10 cho thấy, có 67% số người được phỏng vấn nhận thấy lượng mưa trong năm có xu hướng giảm, 31% người cho rằng lượng mưa tăng lên và 2% cho rằng là lượng mưa không đổi.

Hình 4.10. Nhận thức của người dân về sự thay đổi về lượng mưa Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)

Về chi tiết sự thay đổi về thời gian bắt đầu mùa mưa 79% số hộ nông dân trả lời thời gian bắt đầu mùa mưa sớm hơn, có 5,3% số hộ nông dân cho rằng mùa mưa đến muộn hơn và 15,7 % cho rằng không đổi (Hình 4.11).

Hình 4.11. Nhận thức của người dân về sự thay đổi về mùa mưa

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Về số đợt hạn hán, 54% cho rằng số đợt hạn hán không đổi. Thực tế, trên địa bàn huyện Gia Bình rất ít khi xảy ra hạn hán. Trong đó 36% cho rằng hiện tượng hạn hán đang có xu hướng tăng lên và chỉ có 10% cho rằng hiện tượng này đang giảm đi.

Hình 4.12. Nhận thức của người dân về sự thay đổi số đợt hạn hán Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016)

Qua biểu đồ trên, có thể thấy nghịch lý, phần đông người trả lời cho rằng lượng mưa có xu hướng giảm nhưng tình trạng hạn hán có xu hướng không đổi – tức ít xảy ra. Nguyên nhân là do huyện Gia Bình nằm bên bờ 2 con sông là sông Đuống và sông Thái Bình nên lượng mưa tuy có giảm nhưng vẫn có nguồn nước tưới ổn định. Bên cạnh đó, theo thống kê của huyện Gia Bình, toàn bộ diện tích đất trồng trọt của xã có khả năng tưới và tiêu chủ động. Điều này có thể giải thích ý kiến phản ảnh của người trả lời khi lượng mưa có xu hướng giảm nhưng huyện Gia Bình lại ít gặp tình trạng thiếu nước sản xuất. Tuy nhiên, theo Lê Văn Hùng và Phạm Tất Thắng (2015), mực nước trên Sông Đuống có xu hướng giảm mạnh vào vụ xuân. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy hiện tượng thiếu nước sản xuất nông nghiệp tại huyện Gia Bình trong tương lai.

4.3.5. Nhận thức của người dân về xu hướng biến đổi của bão

Bão lũ là một trong những hiện tượng thời tiết cực đoan có sự tàn phá và đe dọa lớn đối với nông nghiệp đặc biệt là những vùng chủ yếu lúa nước như khu vực huyện Gia Bình, đặc điểm của cây lúa rất khó để chống chịu với gió mạnh và mưa lớn. Bão lũ một mặt phá hoại cây trồng , mặt khác phá hoại các công trình thủy lợi phục vụ cho nông nghiệp. Bão đến và để lại tổn thất khi tràn qua, tần suất xuất hiện bão cũng nhiều (trung bình 6-7 cơn bão/năm),nên có thể nói bão là một trong những mối đe dọa nặng nề đối với cây lúa và người dân trồng lúa.

Kết quả phỏng vấn người dân về sự thay đổi của mùa mưa bão trên địa bàn huyện Gia Bình thu được như sau:

Bảng 4.13. Nhận thức người dân về sự thay đổi mùa mưa bão

Nội dung ý kiến

Tỷ lệ ý kiến về BĐKH (%)

Tăng Sớm

hơn

Không

đổi Giảm muộn

hơn

Thay đổi về thời gian xuất hiện bão 20,00 45,00 35,00

Thay đổi về thời gian kết thúc bão 15,00 25,00 60,00

Thay đổi về số cơn bão 80,00 16,67 3,33

Thay đổi về cường độ bão 28,33 70,00 1,67

Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ (2016) Theo bảng 4.13 thì phần lớn người dân cho rằng bão xuất hiện muộn hơn (35%) và thời gian kết thúc muộn hơn (60%). Cụ thể người dân cho biết trước đây bão thường chỉ xuất hiện từ tháng 6 và kết thúc khoảng đầu tháng 11 nhưng

hiện nay bão có năm xuất hiện từ cuối tháng 7 và kết thúc vào giữa tháng 11 có khi là cuối tháng. Đa phần người dân cũng nhận định rằng số cơn bão và cường độ bão tăng (80%). Người dân cho biết các cơn bão lớn thường tập trung vào tháng 9 cũng là tháng lượng mưa cao nhất. Bão xuất hiện thất thường theo các năm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người nông dân. Sự thất thường cũng được biểu hiện ở chỗ có năm chỉ có bão vừa, nhưng có năm liên tiếp từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa lớn dài ngày, gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Với trên 80% số người được phỏng vấn có thời gian sản xuất trên đất nông nghiệp của mình hơn 10 năm nên ta có thể đánh giá những thông tin mà họ cung cấp hoàn toàn có cơ sở thực tế.

Để đánh giá nhận thức của người dân về biểu hiện của biến đổi khí hậu khác nhau ở các xã nghiên cứu chúng tôi tiến hành tập hợp những ý kiến họp nhóm đã tổ chức ở 3 xã lựa chọn. Kết quả thảo luận trong các buổi họp nhóm thu được ý kiến của người dân nhận thức về BĐKH trình bày ở bảng 4.14:

Bảng 4.14. Nhận thức của người dân về biểu hiện của BĐKH tại các xã ở 3 vùng sinh thái huyện Gia Bình

Chỉ tiêu khí hậu

Nhận thức của người dân về BĐKH

Xã Xuân Lai Xã Cao Đức Xã Bình Dương

Nhiệt độ

Mùa hè đến sớm hơn, nhiều ngày nóng hơn Ngày nóng nhất ở xã trên 42 độ.

Mùa lạnh sáng sớm sương muối nhiều hơn, buổi trưa thì oi, nóng, đến chiều là đêm thì lạnh buốt

Mùa hè đến sớm, kết thúc muộn có nhiều ngày nóng trên 400C, nhiệt độ ban đêm ở cũng khá cao

Mùa đông đến muộn hơn, lạnh, nóng thay đổi đột ngột giữa các ngày liên tiếp trong tháng

Mùa hè trời nắng gay gắt, nhiệt độ cao, nắng trong ngày đến sớm(5h sáng), kết thúc muộn(18h30)

Mùa đông cũng lạnh thất thường, nhiệt độ thay đổi chênh lệch khá cao giữa sáng- trưa- đêm.

Mưa

Số cơn mưa đến ít hơn, lượng mưa thất thường, không phụ thuộc vào mùa đông cũng như hè

Mùa mưa đến sớm, cơn mưa ít nhưng lượng mưa/lần rất cao

Mưa phùn thường kèm không khí lạnh kéo dài, có xuất hiện một vài lần mưa đá

Một phần của tài liệu Đánh giá nhận thức của người dân về biến đổi khí hậu và giải pháp thích ứng trong sản xuất nông nghiệp tại huyện gia bình, tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)