Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng khu đối ứng c2 dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải yên sở quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 50 - 57)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2010 – 2015, do chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, dịch bệnh và hậu quả của đợt úng ngập cuối năm 2009… tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên UBND quận đã bám sát sự chỉ đạo của Thành phố và được sự quan tâm giúp đỡ các Sở, Ngành của Thành phố cùng với sự chia sẻ và đồng thuận của nhân dân nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều chỉ tiêu xã hội thực hiện đúng kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn đạt 16,5% vượt chỉ tiêu 0,5% so với kế hoạch.

b. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Năm 2016, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của quận là: công nghiệp – xây dựng chiếm 52.91% giảm 0.48% so với năm 2015; thương mại – dịch vụ 46.4% tăng 0.68% so với năm 2015; nông nghiệp 0.69% giảm 0.2%.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Kinh tế nông nghiệp, thủy sản

Trong những năm qua quận đã tập trung chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn và đầu tư kết cấu hạ tầng, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ và sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Triển khai việc chuyển đổi kinh tế nông nghiệp như trồng rau an toàn, mô hình nuôi trồng thủy sản phát triển theo hướng trang trại.

Tăng cường sử dụng có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật vùng bãi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Năm 2015 đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt 38,48ha cây trồng, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra, nâng cao năng suất diện tích

20,09ha nuôi trồng thủy sản. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2015 đã chuyển đổi được 160ha cây trồng đạt 71% so với diện tích chuyển đổi của dự án quy hoạch sản xuất nông nghiệp đã được phê duyệt. Củng cố, hỗ trợ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp. Hướng dẫn các đơn vị tham gia giới thiệu các sản phẩm an toàn của địa phương như rau sạch Lĩnh Nam tại Hội chợ hàng Việt Nam thành phố Hà Nội năm 2015. Đưa các mặt hàng nông sản (rau an toàn Lĩnh Nam) vào chuỗi bán hàng thực phẩm an toàn của Thành phố.

b. Kinh tế công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua có sự chuyển biến khá. Số cơ sở sản xuất và lao động ngành công nghiệp tăng nhanh, nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc mới vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.

Sản xuất công nghiệp phát triển ổn định, sản phẩm tiêu thụ khá, một số ngành sản xuất chủ lực có mức tăng khá như sản xuất giấy tăng 12,9%, thiết bị điện tăng 8,7%, chế biến lương thực, thực phẩm tăng 9,2%....

Công tác quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp được quan tâm, việc huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng cũng được tăng cường, có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư phát triển công nghiệp. Hiện tại trên địa bàn quận có cụm công nghiệp Vĩnh Tuy đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đã đi vào hoạt động, thu hút nhiều dự án đăng ký đầu tư, có cả dự án đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp.

c. Kinh tế thương mại - dịch vụ

Hoạt động thương mại đã có những bước phát triển mạnh, khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ tăng nhanh tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và then chốt trong kinh tế của quận. Đã chú trọng phát huy các nguồn lực xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, cải tạo, sắp xếp lại hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị và chợ dân sinh.

Quản lý thị trường chặt chẽ hơn; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của quận nên hoạt động thương mại - dịch vụ được mở rộng và phát triển tốt; văn

minh thương mại từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trên địa bàn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 22,8% so với năm trước. Quận đã tăng cường công tác quản lý hoạt động của các chợ, trung tâm thương mại. Chỉ đạo công tác kiểm soát, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giải, hàng kém chất lượng.

52.92 46.4

0.69

công nghiệp xây dựng Thương mại dịch vụ Nông nghiệp

Hình 4.2. Biểu cơ cấu kinh tế năm 2016 của Quận Hoàng Mai 4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư

Dân số quận Hoàng Mai thời điểm cuối năm 2016 là 384.986 người; mật độ bình quân toàn quận là 9.547 người/km2, dân số phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao nhất là phường Tân Mai 45.478 người/km2, tiếp đến là các phường Tương Mai, Giáp Bát... trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là phường Yên Sở 2.013 người/km2; Trần Phú 1.863 người/km2.

b. Lao động, việc làm

Theo số liệu thống kê, số lượng lao động trong toàn quận phân bố không đồng đều giữa các phường, dao động từ mức 45 - 70% tổng dân số. Nhìn chung, nguồn nhân lực quận Hoàng Mai tương đối dồi dào, trình độ lao động khá.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực từng bước được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, hàng năm giải quyết số người lao động có việc làm mới vượt kế hoạch được giao. Tổ chức đào tạo nghề cho con em các hộ

dân trên địa bàn, đặc biệt là quan tâm đào tạo nghề cho con em các hộ dân bị thu hồi đất thực hiện dự án. Trong giai đoạn 2010 – 2015 Trung tâm dạy nghề của quận đã tổ chức đào tạo nghề cho học viên trong quận, đào tạo 8 lớp trung cấp kế toán, 01 lớp trung cấp báo chí, 01 lớp cử nhân Luật…

c. Thu nhập và mức sống

Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn quận được nâng lên rõ rệt. Điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa... được cải thiện đáng kể. Các tiện nghi sinh hoạt của gia đình tăng nhanh. Ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giàu; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới năm 2015 trên địa bàn quận hiện có 1.009 hộ nghèo và 539 hộ cận nghèo.

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị

Quận Hoàng Mai được chia làm 14 phường, trong đó có 5 phường được tách ra từ quận Hai Bà Trưng (Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ) và 9 phường được thành lập từ các xã thuộc huyện Thanh Trì (Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam, Trần Phú).

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội a. Thực trạng phát triển giao thông

Hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tương đối thuận lợi được chia làm 3 loại hình chính là đường thủy, đường sắt và đường bộ.

* Đường thủy: Có tuyến sông Hồng, có cảng Khuyến Lương với diện tích khoảng 5 ha, có một cầu cảng với khả năng thông qua 200.000 tấn hàng hóa/năm, tuy nhiên hiện tại việc khai thác cảng Khuyến Lương còn rất thấp so với khả năng thực tế. Bên cạnh đó, dọc theo tuyến sông Hồng là một số bến, bãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân.

* Đường sắt: Trên địa bàn quận có ga Giáp Bát, vừa là ga hành khách vừa là ga hàng của tuyến đường sắt Bắc - Nam với diện tích khoảng 11 ha, chiều dài 800 m.

* Đường bộ: Hiện tại, trên địa bàn quận có nhiều tuyến đường bộ chạy qua, cụ thể:

- Tuyến quốc lộ 1A (đường Giải Phóng) với chiều dài 3,5 km, mặt cắt ngang đường rộng 39 - 43 m, cao độ mặt đường 5,8 - 6 m.

- Tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ: mặt cắt ngang đường rộng 23 m, gồm hai lòng đường có dải phân cách ở giữa.

- Tuyến đường Pháp Vân - Khuyến Lương (thuộc dự án đường Vành đai 3 cầu Thanh Trì.

- Đường Nguyễn Tam Trinh có chiều dài khoảng 4,8km, mặt cắt ngang đường rộng 11 - 13m, mặt đường bê tông nhựa rộng 7 - 8 m.

- Đường Lĩnh Nam có chiều dài khoảng 3,2km, mặt cắt ngang đường rộng 11,5 - 14,5m.

- Đường trên đê sông Hồng có chiều dài khoảng 7,5km, mặt đường đê rộng 5,5 - 8m, kết cấu đường bê tông nhựa.

- Các tuyến đường Kim Giang (1,6 km), đường khu nhà ở Đền Lừ (1km), Định Công (1,25km)... đã và đang được xây dựng trong khu đô thị.

- Các tuyến phố như Trương Định, Kim Đồng, Tân Mai, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn An Ninh, Lương Khánh Thiện, Đoàn Kết... lòng đường xe rộng 5 - 7m, kết cấu nhựa bê tông tốt.

- Các tuyến đường liên phường (đường liên xã cũ) có mặt cắt ngang đường rộng 7 - 11 m, đáp ứng tốt nhu cầu người dân.

Nhìn chung, hệ thống giao thông trong quận do chưa được đầu tư mạng lưới nhiều nên chưa tạo được mối liên hệ Đông - Tây cũng như các khu vực phường với nhau trên địa bàn quận hay với trung tâm thành phố. Các tuyến đường trong khu đô thị tuy được xây dựng đồng bộ nhưng còn thiếu hệ thống dẫn nối ra các tuyến đường chính. Hệ thống đường giao thông và các công trình kỹ thuật ở khu vực làng xóm cũ chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Đây là những vấn đề cần quân tâm trong giai đoạn sắp tới.

b. Thực trạng phát triển hệ thống thủy lợi, thoát nước và nước sạch

- Hệ thống thủy lợi, thoát nước: Trên địa bàn quận, hệ thống tiêu thoát nước qua các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu với tổng chiều dài trên 22 km cùng hệ thống hồ Yên Sở (130 ha), Linh Đàm (75 ha), Định Công (25 ha), Đền Lừ (4 ha) làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và trạm bơm Yên Sở cùng một số tuyến sông, kênh mương như sông Gạo, mương Đại Kim, mương Tân Mai, mương Hoàng Văn Thụ, mương Hoàng Mai, mương Trần Phú, mương bao hồ Yên Sở, kênh Yên Sở... và hệ thống cống rãnh trong các khu dân cư.

Hiện nay, hệ thống thoát nước chính trên địa bàn quận đã và đang được cải tạo trong dự án thoát nước giai đoạn 1 của thành phố. Trong giai đoạn 1 trên địa bàn quận đã thực hiện xây dựng cụm điều hòa Yên Sở (3 hồ với diện tích 130 ha), xây dựng trạm bơm tiêu Yên Sở, hệ thống kênh bao hồ Yên Sở, kênh dẫn dòng và kênh thoát nước ra sông Hồng. Hệ thống sông tiêu thoát chính đã được xây dựng cải tại, kè sông và xây dựng đường dọc sông như: sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu... Chuẩn bị tiếp tục triển khai giai đoạn 2 sẽ cải tạo hệ thống kênh mương với sự trợ giúp của JICA Nhật Bản.

- Nước sạch: Hiện trong quận có 3 nhà máy nước của thành phố là nhà máy nước Tương Mai với công suất thực tế 27.000 m3/ngày; nhà máy nước Pháp Vân 25.000 m3/ngày; nhà máy nước Nam Dư 82.000 m3/ngày. Trong giai đoạn 2006 - 2010 đầu tư hệ thống cấp nước sạch cho 02 phường là Vĩnh Hưng và Thanh Trì bằng nguồn ngân sách Quận; phối hợp công ty nước sạch Hà Nội và WIWACO lập dự án nước sạch tại 07 phường (Định Công, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Thịnh Liệt, Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam). Số hộ sử dụng nước sạch đạt 90%.

c. Thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo

Hiện tại trên địa bàn toàn quận có 56 trường: 1 TTGDTX; Trung học phổ thông (3 trường công lập, 2 trường dân lập), Trung học cơ sở (15 trường công lập), Tiểu học (16 trường công lập, 1 trường tư thục), Mầm non (18 trường công lập, 6 trường tư thục) và 85 nhóm lớp mẫu giáo tư thục.

Với mục tiêu coi sự nghiệp giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu, trong những năm qua cơ sở vật chất các nhà trường trên địa bàn quận không ngừng được tăng cường đầu tư, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Trong năm 2016 có 25 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 52 học sinh giỏi quốc gia, 239 học sinh giỏi thành phố.

Đến nay toàn quận có 18 trường đạt chuẩn Quốc gia. Luôn giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở theo chuẩn mới, có 11/14 phường đạt phổ cập THPT và tương đương.

d. Thực trạng phát triển y tế

Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầù cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được chỉ đạo, đạt nhiều kết quả. Hệ thống y tế cơ sở được kiện toàn, các cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp theo

hướng chuẩn, đáp ứng ngày càng tốt hơn việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu của nhân dân. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 7% (giảm 0,1% so với năm 2015). Đã có 14/14 phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở; 100% trạm y tế phường có bác sỹ, đủ cơ cấu, thành phần cán bộ và trang thiết bị y tế cần thiết. Y học cổ truyền được chú ý, đã phát huy tác dụng phòng và chữa bệnh cho mọi người.

e. Thực trạng phát triển văn hoá, thông tin

Quy mô, chất lượng và hiệu quả của các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền dần được nâng lên. Đã gắn nhiệm vụ phát triển văn hoá với kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân. Phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá mới và các thiết chế văn hoá ở cơ sở đang được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

f. Thực trạng phát triển thể dục - thể thao

Phong trào thể dục thể thao của quận được phát triển sâu rộng ở các địa bàn dân cư, cơ quan, trường học, lực lượng vũ trang và ở mọi tầng lớp nhân dân.

Các môn thể thao phong phú và quy mô thi đấu ngày được mở rộng. Những môn thể thao thu hút nhiều đối tượng tham gia như bóng đá, bóng bàn, cầu lông, tập dưỡng sinh...

Công tác xã hội hóa TDTT đã đạt kết quả bước đầu, đến nay có 35% dân số và số hộ gia đình tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao chiếm 10,5%. Hoạt động thể thao người khuyến tật phát triển, tham gia giải toàn quốc đạt thứ hạng cao.

Nhìn chung cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư phần nào đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu. Tuy nhiên thực trạng các cơ sở, sân bãi, trang thiết bị còn rất thiếu thốn và lạc hậu do nguồn kinh phí hạn hẹp... đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung của ngành.

g. Thực trạng phát triển năng lượng

Nhìn chung, hệ thống điện đáp ứng tương đối tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong quận. Hệ thống lưới điện quận Hoàng Mai nằm trong hệ thống lưới điện chung của toàn thành phố Hà Nội được cung cấp từ hệ thống lưới điện miền Bắc thông qua các trạm giảm áp chính tại Mai Động và Hà Đông cùng 3 trạm 110KV: Mai Động, Thượng Đình và Văn Điển và hệ thống lưới điện

cao thế, trung thế và hạ thế trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, hệ thống điện trong các khu đô thị mới cũng đã và đang được xây dựng hoàn chỉnh.

h. Thực trạng phát triển bưu chính viễn thông

Hiện tại, hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn quận đảm bảo phục vụ tốt cho các thuê bao trên địa bàn. Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn quận được cung cấp từ tổng đài điều khiển Giáp Bát và Trương Định phân phối qua 11 tổng đài vệ tinh (dung lượng 3.000 - 20.000 số) với hệ thống cáp quang 21,2 km. Một số khu vực đô thị xây dựng mới, hệ thống điện thoại được thuê bao ngầm dưới đất.

(Nguồn của nội dung : tại báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng quận Hoàng Mai từ năm 2012 đến năm 2016).

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng khu đối ứng c2 dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải yên sở quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)