Bảng 4.5. Phương án bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất khu đối ứng C2 – dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở quận Hoàng Mai
STT Nội dung bồi thường,
hỗ trợ ĐVT Số lượng Đơn giá
(1000đ)
Thành Tiền (1000 đồng) I Bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp
1 Bồi thường về đất m2 512 085 252 129 045 420
2 Hỗ trợ về đất nông nghiệp (không quá
450m2) m2 303 270,98 2 888
,5713 876 019 848 4 Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng m2 470 590,6 3,00 1 411 772 5 Hỗ trợ các hộ gia đình khi nhà nước
thu hồi trên 30% đất nông nghiệp Khẩu 3056*6tháng 412, 5 7 563 600 6 Hỗ trợ các hộ gia đình khi nhà nước
thu hồi trên 70% đất nông nghiệp Khẩu 426*12tháng 412 ,5 2 108 700 II Bồi thường hoa màu, cây trồng
Rau muống chuyên canh m2 26 931 18,00 484 758
III
Bồi thường hoa màu, vật nuôi, tài sản, vật kiến trúc của các hộ thuê thầu
8 247 618 IV Đất nông nghiệp phường quản lý m2 36 279 252,00 9 142 308
V Hỗ trợ di chuyển mổ mả Cái 15 4.800,00 72.000,00
Nguồn: Tổng hợp từ Phương án bồi thường GPMB dự án
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC đã thực hiện bồi thường được 930 hộ, đạt 98,83% tổng số hộ bị thu hồi đất. Có 11 trường hợp không nhận tiền đã thực hiện cưỡng chế xong trong năm 2016. Các hộ không nhận tiền nguyên nhân chủ yếu do không chấp thuận hạn mức 450m2 được hỗ trợ theo khoản 3 điều 13 Quyết định 108/2009/QĐ-UBND..
Nhận xét, đánh giá:
Ưu điểm:
- Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC quận thực hiện, có sự phối hợp của các cấp, các ngành và chủ đầu tư đã kiểm đếm, rà soát, kiểm tra, xét duyệt các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ theo đúng nguyên tắc được quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND và phù hợp với quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
- Triển khai thực hiện nhanh và chính xác đối tượng là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% diện tích đất để áp dụng chính sách hỗ trợ ổn định sản xuất và tạo việc làm theo quy định tại Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND.
- Việc bồi thường, GPMB được tiến hành công khai minh bạch, chi tiết tới từng hộ, tiến độ bồi thường khá nhanh.
Tồn tại:
- Việc thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, Ban bồi thường GPMB là cơ quan giúp việc Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC quận kiểm kê đất và tài sản vẫn còn thiếu sót, sai lệch dẫn đến tình trạng phải kiểm kê lại hoặc bổ sung, làm ảnh hưởng đến tiến độ GPMB của dự án.
Trong dự án nghiên cứu có đơn thư khiếu nại của 01 trường hợp nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp do không đồng ý với phương án bồi thường nhưng sau khi xin chấp thuận của Thành phố đến nay đã được giải quyết xong.
4.4.3.1 Giá đất tính bồi thường hỗ trợ
a. Giá đất tính bồi thường, hỗ trợ: được quy định tại Điều 12 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND cụ thể như sau
- Giá đất để tính bồi thường, hỗ trợ là giá đất theo mục đích sử dụng đã được UBND cấp tỉnh quy định và công bố, không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích sử dụng.
Trường hợp mức giá đất đã ban hành chưa phù hợp với thực tế cụ thể tại khu vực thu hồi đất, UBND cấp huyện nghiên cứu, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường phương án xin điều chỉnh mức giá đất cụ thể làm cơ sở tính bồi thường hỗ trợ đất theo nguyên tắc không gây đột biến mặt bằng giá đất đang áp dụng bồi thường trong khu vực và trên địa bàn để trình UBND Thành phố.
UBND Thành phố quyết định điều chỉnh mức giá đất theo thẩm quyền và theo văn bản chấp thuận của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố (đối với trường hợp vượt thẩm quyền).
- Việc điều chỉnh mức giá đất làm cơ sở tính bồi thường hỗ trợ đất thu hồi (nếu có) sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC của cấp có thẩm quyền được xử lý như sau:
+ Trường hợp đã thực hiện xong việc bồi thường, hỗ trợ và TĐC thì không áp dụng theo mức giá đất điều chỉnh;
+ Trường hợp chậm chi trả tiền bồi thường hỗ trợ và bố trí TĐC do cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường hỗ trợ, TĐC gây ra, nếu phát sinh mức giá đất điều chỉnh làm cơ sở bồi thường hỗ trợ tại thời điểm thực tế chi trả và bố trí TĐC cao hơn mức giá đã áp dụng thì điều chỉnh lại phương án bồi thường, hỗ trợ theo mức giá điều chỉnh.
- Trường hợp do người bị thu hồi đất chậm nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và chậm nhận bố trí TĐC, nếu phát sinh mức giá đất điều chỉnh làm cơ sở bồi thường hỗ trợ tại thời điểm người bị thu hồi đất thực tế nhận chi trả và bố trí TĐC cao hơn mức giá đã áp dụng thì không được điều chỉnh lại phương án bồi thường hỗ trợ theo mức giá đất điều chỉnh.
Tại dự án nghiên cứu có 941 hộ bị thu hồi đất trong đó có 930 hộ đã nhận tiền bồi thường trong năm 2013. Giá đất để tính bồi thường được áp dụng theo bảng giá đất do UBND thành phố Hà Nội công bố hằng năm, trong đó: đất nông nghiệp được bồi thường theo đơn giá 252 000đồng/m2
Qua điều tra thu thập số liệu kết quả tổng hợp giá trị bồi thường đất của dự án và giá chênh lệch được thể hiện qua bảng 4.6:
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp giá trị bồi thường về đất nông nghiệp và chênh chệch với giá thị trường
Loại đất
Diện tích (m2)
Giá bồi thường (1000đ/m2)
Thành tiền (1000đ)
Giá thị trường (1000đ/m2)
Thành tiền (1000đ)
Chênh lệch (1000đ)
(1) (2) (3) (4)=(2)x(3) (5) (6)=(2)x(5) (7)=(6)-(4)
Đất nông nghiệp 512085 252 129 045 420 1200 614 502 000 485 456 580 Ưu điểm:
- Áp dụng giá đất theo đúng mục đích sử dụng đất trước khi quyết định thu hồi; không áp dụng giá đất theo mục đích sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất;
- Áp dụng đúng quy định theo giá đất tại thời điểm bồi thường.
Tồn tại:
- Tại Điều 12 Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND chưa quy định việc xác định lại giá đất cho sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường mà quy định việc điều chỉnh phải đảm bảo nguyên tắc không gây đột biến mặt bằng giá đất đang áp dụng bồi thường trong khu vực và trên địa bàn huyện là chưa thực hiện đúng quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP.
Bảng 4.7. Ý kiến của người dân về việc bồi thường về đất tại dự án
Loại bồi thường, về đất
Số hộ được
hỏi
Đồng ý Không đồng ý
Lý do không đồng ý
Hộ % Hộ %
Đất nông nghiệp 85 79 92.94 6 7.06 - Giá đền bù của nhà nước chỉ bằng 1/5 lần giá thị trường.