4.4.5.1 Ảnh hưởng của thu hồi đất đến đời sống người dân
Việc thu hồi đất không chỉ ảnh hưởng đến chỗ ở, đến việc làm của người dân có đất bị thu hồi, mà còn ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến thu nhập, cũng như đời sống vật chất và tinh thần của gia đình họ. Chính vì vậy, Nhà nước đã có
chính sách bồi thường cho đất bị thu hồi. Việc bồi thường cho các hộ bị thu hồi đất, trước hết là bồi thường bằng tiền đã bù đắp một phần những ảnh hưởng đó.
Điều này thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
- Người dân có được một khoản thu nhập khá lớn từ tiền bồi thường do diện tích đất bị thu hồi, mua lại đất nông nghiệp hoặc đất ở.
- Từ tiền được bồi thường các hộ có điều kiện mua sắm các công cụ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ đó tạo cơ sở cho việc tiếp tục tăng nguồn thu nhập và cải thiện đời sống.
- Các gia đình cũng có thể dành ra một phần tiền trong số tiền bồi thường để đầu tư cho con cái học tập, nhằm tạo cơ sở để sau này có thu nhập cao hơn, ổn định hơn. Đây cũng là khoản đầu tư hợp lý, phù hợp với mục đích bồi thường của Nhà nước.
- Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ, máy điều hoà, ... Trước mắt, đời sống của các hộ được nâng lên.
- Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi có một số người thiếu nghị lực, thiếu kiến thức, lười nhác, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường thì không đầu tư vào những điều đã nói ở trên, mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, nghiện hút và vì vậy, chẳng mấy chốc số tiền nhận được đã biến hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập.
Họ không hiểu rằng, tiền bồi thường là nhằm giúp họ có điều kiện tạo lập nghề nghiệp mới ổn định thay cho nghề nghiệp cũ.
Kết quả điều tra thể hiện như sau:
a. Phương thức sử dụng tiền bồi thường và hỗ trợ của người dân bị thu hồi đất tại dự án
Số tiền bồi thường, hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Theo kết quả điều tra thể hiện trong bảng 4.9.
Số tiền bồi thường hỗ trợ được các hộ sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Có tới 82,35% hộ sử dụng số tiền bồi thường được sử dụng để mua sắm tài sản; 54,12% hộ đầu tư xây, sửa nhà cửa; 42,35% hộ đem gửi tiết kiệm; 5,88% hộ sử dụng số tiền để đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.9. Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân
Mục đíc sử dụng Số hộ Tỷ lệ % sử
dụng
Tổng 85 100
- Đầu tư SX nông nghiệp 5 5.88
- Xây, sửa nhà 46 54.12
- Đầu tư SX kinh doanh 17 20
- Mua sắm tài sản 70 82.35
- Đầu tư giáo dục, chuyển đổi nghề nghiệp 15 17.65
- Gửi tiết kiệm 36 42.35
- Chi phí khác 6 7.05
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ Việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ nông dân trên cả nước nói chung và các hộ dân bị thu hồi đất tại phường Trần Phú nói riêng thường không đúng mục đích. Với số tiền bồi thường ít nhất cũng được vài trăm triệu đồng và hộ nhiều nhất lên tới tiền tỷ thì có thể đủ để phát triển sản xuất kinh doanh hoặc học nghề ổn định cuộc sống. Qua bảng 4.9 cho thấy có 17,65% là đầu tư cho giáo dục, chuyển đổi nghề nghiệp còn mua sắm tài sản thì chiếm đến 82,35%. Như vậy, đa số hộ dân khi nhận được tiền lại sử dụng vào việc xây dựng hay sửa chữa nhà cửa, mua sắm tài sản nên sau khi bị thu hồi đất người ta thấy nhà cửa khang trang hơn, tiện nghi đầy đủ hơn. Có hiện tượng này theo chúng tôi đánh giá là do nguyên nhân chủ yếu sau:
- Cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương hầu như không có các khuyến cáo, tư vấn sử dụng tiền bồi thường. Thời điểm trả tiền hầu hết các cán bộ cũng như Hội đồng bồi thường chỉ mong muốn trả được hết tiền cho người dân nhằm mục đích giải phóng mặt bằng mà chưa nghĩ đến việc họ sẽ sử dụng nó như thế nào?.
- Xuất phát từ tâm lý người dân, dân cư khu vực này trước kia chủ yếu sống tại các nhà tạm, cũ nát, hàng năm thu nhập chỉ đủ hoặc thiếu cho các nhu cầu thiết yếu, cả đời luôn mong muốn xây được một mái nhà kiên cố, vững chắc vì vậy khi có được tiền bồi thường họ nghĩ ngay đến việc chỉnh trang nhà cửa, mua sắm đồ dùng trong nhà. Nếu nhìn bề ngoài những tưởng đời sống nhân dân
được cải thiện nhưng về thực chất đó là sự thay đổi đầu tiên của hộ nông dân khi chuyển sang một lĩnh vực, ngành nghề đầy khó khăn. Số tiền còn lại sau khi xây dựng và mua sắm còn lại rất ít mới nghĩ đến đầu tư sản xuất, tìm việc làm mới và sau một hoặc hai năm số tiền đó không còn nữa, lại không có kế mưu sinh nên đời sống lại lâm vào tình trạng khó khăn.
Việc sử dụng tiền bồi thường của các hộ cũng là một vấn đề tương đối nan giải, chính vì sử dụng không đúng, không hợp lý số tiền này đã dẫn đến tình trạng nhiều hộ gia đình hiện nay chỉ làm đủ ăn không có tích luỹ, một số sống bằng tiền làm thuê, cuộc sống không ổn định, thu nhập bấp bênh và đây là nguy cơ tiềm ẩn của tệ nạn xã hội.
b. Tác động đến tài sản sở hữu của hộ
Từ kết quả điều tra tại bảng 4.10 cho thấy: tài sản sở hữu của các hộ đều tăng lên so với thời điểm trước khi thu hồi đất đặc biệt là ở một số tài sản thiết yếu phục vụ cho đời sống hàng ngày của các hộ về các vật dụng trong gia đình.
Bảng 4.10. Mức thay đổi về tài sản mua sắm của các hộ trước và sau khi bị thu hồi đất
ĐVT: hộ, cái STT Chỉ tiêu điều tra Trước thu
hồi đất
Sau thu hồi đất
Tăng (+), giảm (-) (số lượng)
Tổng
1 Nhà xây mới 1 15 +14
2 Xe máy 235 290 +55
3 Tivi 150 169 +19
4 Tủ lạnh 85 111 +26
5 Điện thoại di động 245 295 +50
6 Công cụ sản xuất lớn (máy
cày, máy gặt lúa...) 4 10 +6
7 Đầu tư các dịch vụ sản xuất 2 9 +7
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ Các tài sản như điện thoại, xe máy tăng nhiều hơn các tài sản khác, theo kết quả điều tra cho thấy số xe máy tăng 55 cái, điện thoại di động tăng 50 cái.
Một phần các tài sản này được mua bằng tiền được bồi thường, trong đó nhiều
nhất là xe máy, điện thoại còn lại chủ yếu được mau sắm từ các nguồn thu từ lương, từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đây là một tín hiệu tích cực về sự thay đổi trong đời sống của hộ, các hộ được tiếp cận, sử dụng các phương tiện thông tin mới, các phương tiện hiện đại qua đó nâng cao đời sống về cả vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu cuộc sống và tăng cường dân trí cho mình.
c. Tác động đến tình hình ổn định cuộc sống của hộ gia đình
Khi thu hồi đất thực hiện dự án người dân nhận được khoản bồi thường, hỗ trợ, một số hộ nhờ đó mà có vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh nên kinh tế của gia đình ngày một phát triển. Bên cạnh đó việc nhận tiền bồi thường và sử dụng tiền không hợp lý trong thời gian đầu kinh tế hộ có khá nhưng sau một vài năm kinh tế đi xuống đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Kết quả điều tra về tình hình kinh tế của hộ được thể hiện trong bảng 4.11.
Bảng 4.11. Đánh giá về thay đổi về thu nhập của các hộ trước và sau khi bị thu hồi đất
STT Đánh giá của người dân Tổng số (hộ) Tỷ lệ(%)
1 Tốt hơn 70 82,35
2 Không thay đổi 13 15,29
3 Kém đi 2 2,36
Tổng 85 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ Qua bảng 4.11 cho thấy đa số người dân cho rằng kinh tế của hộ gia đình tăng lên so với trước khi thu hồi đất có tới 82,35% trả lời kinh tế hộ gia đình tăng lên so với trước khi bị thu hồi đất, 15,29% trả lời kinh tế gia đình không thay đổi do tiền bồi thường phải chia trả cho các nhân khẩu trong gia đình. Tuy nhiên còn có 2,36% cho rằng kinh tế gia đình giảm đi nhiều so với trước. Từ đó cho thấy nếu người dân biết sử dụng tiền bồi thường hợp lý thì không những tạo được việc làm mà kinh tế ngày một phát triển.
Những hộ thấy kinh tế của hộ kém đi nguyên nhân chủ yếu là những trường hợp cho vay rồi bị vỡ nợ hoặc đầu tư vào thị trường bất động sản đúng thời điểm giá đất lên cao.
4.4.5.2 Ảnh hưởng đến việc làm và các vấn đề xã hội khác
* Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của việc thu hồi đất thực hiện tại dự án đến việc làm của hộ nông dân
Khi thu hồi đất thực hiện các dự án, nhất là việc lấy đất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến việc làm của người nông dân. Trên thực tế, sau khi bị thu hồi đất, có tới trên 50% số lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ do họ chỉ mất một phần diện tích, trên 10% dự án hỗ trợ việc làm như lao công, công nhân xây dựng và có tới hơn 35% tự chuyển đổi sang nghề khác như kinh doanh.... Kết quả điều tra về tình hình lao động tại dư án được thể hiện trong bảng 4.12.
Bảng 4.12. Mức thay đổi việc làm của các hộ dân trước và sau khi bị thu hồi đất
STT Đánh giá của người dân về tình hình việc làm Số hộ (hộ)
Tỷ lệ (%) 1 Số hộ được dự án tạo điều kiện hỗ trợ việc làm 10 11,77
2 Không thay đổi 45 52,94
3 Số hộ tự chuyển đổi 30 35,29
Tổng 85 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ Để có thể thấy rõ tình hình việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất, chúng tôi đã tiến hành tổng hợp các ý kiến của từng nhóm hộ dựa trên các tiêu chí tự chuyển đổi nghề nghiệp và dự án hỗ trợ việc làm. Cụ thể như sau:
Trong tổng số 85 hộ điều tra có 45 hộ đánh giá hiện tại không thay đổi so với trước khi thay đổi, 30 hộ đánh giá là tự chuyển đổi nghề và còn lại là dự án hỗ trợ việc làm.
* Tiếp cận các cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội sau khi bị thu hồi đất so với trước Vấn đề cơ sở hạ tầng và các phúc lợi xã hội tạo ra cho người dân sau khi thu hồi đất thực hiện là một trong những vấn đề được các cấp của quận quan tâm chỉ đạo. Vai trò của Nhà nước hay chính xác hơn là chính quyền địa phương và Ban quản lý dự án có ý nghĩa quan trọng nhất. Hầu hết các dự án trong quận đều có đóng góp rất lớn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi xã hội của địa phương nơi thu hồi đất để thực hiện các Dự án. Qua điều tra 85 hộ trong vùng chúng tôi cũng nhận thấy sự thay đổi đáng kể của cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở đây. Kết quả cụ thể:
Bảng 4.13. Đánh giá của người dân về cơ sở hạ tầng trước và sau khi bị thu hồi đất
STT Đánh giá của người dân về tiếp cận cơ sở hạ tầng xã hội
Tổng số (hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Tốt hơn 70 82,35
2 Không có sự thay đổi 15 17,65
3 Kém đi 0 0
Tổng số 85 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ Sau khi bị thu hồi đất đa số hộ đánh giá tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội tốt hơn trước khi thu hồi đất thực hiện các dự án. Như vậy, rõ ràng việc xây dựng các dự án có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiếp cận, hưởng thụ cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội.
* Mối quan hệ trong gia đình các hộ dân có đất bị thu hồi
Quá trình chuyển đổi đất đai sang phát triển đô thị, khu dân cư tập trung, hệ thống giao thông, công nghiệp là một vấn đề tất yếu không thể tránh khỏi đã có tác động không nhỏ đến mối quan hệ nội bộ trong gia đình. Đã có các gia đình không còn giữ được truyền thống tình cảm và quan hệ tốt đẹp như cũ xuất phát từ các mâu thuẫn trong sinh hoạt và từ việc phân chia tiền được bồi thường, sử dụng tiền bồi thường. Kết quả điều tra về mối quan hệ trong gia đình của các hộ thể hiện trong bảng 4.14.
Bảng 4.14. Mối quan hệ trong nội bộ gia đình các hộ dân trước và sau khi bị thu hồi đất
STT Đánh giá của người dân về mối quan hệ trong gia đình
Tổng số (hộ)
Tỷ lệ (%)
1 Tốt hơn 45 52,95
2 Không có sự thay đổi 35 41,17
3 Kém đi 5 5,88
Tổng số 85 100
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ
Trong số 85 hộ dân điều tra đa số hộ dân trả lời là mối quan trong hệ gia đình tốt hơn rất nhiều so với trước (52,95 %) do sử dụng tốt tiền bồi thường nên đời sống tốt hơn. Có 5,88% hộ dân trả lời quan hệ trong gia đình kém đi so với trước do vợ chồng, bố con mâu thuẫn từ việc phân chia tiền được bồi thường, sử dụng tiền bồi thường không thống nhất một quản điểm. Như vậy, việc thu hồi đất có ảnh hưởng đến quan hệ nội bộ trong gia đình nhưng đa số có chiều hướng tích cực hơn.