Nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của sinh viên Trường Đại học Among ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2015 của tác giả Nuray Oztasan và cộng sự cho kết quả các triệu chứng về tâm thần mà học sinh đạt điểm cao nhất từ thang điểm BSI (Brief Symptom Inventory) tương ứng là trầm cảm (1,31±0,75), hành vi (1,22±0,67) và lo lắng (1,00±0,65). Khi kiểm tra chất lượng cuộc sống theo bộ công cụ SF - 36, nghiên cứu chỉ ra rằng điểm về sức khỏe thể chất (48,92±7,93) và điểm về sức khỏe tâm thần (43,44±9,52) là ở mức thấp [56].
Nghiên cứu về CLCS của sinh viên đã được tiến hành trên nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực trên thế giới. Nghiên cứu về “Chất lượng cuộc sống của sinh viên đại học trong học viện duy nhất của Malaysian” của Osman, Muhamed và cộng sự đã cho thấy rằng điểm trung bình CLCS của sinh viên là 13,14 đối với sức khỏe thể chất, đối với lĩnh vực tâm lý, điểm số CLCS trung bình là 13,87.
Về mối quan hệ xã hội, điểm số CLCS trung bình là 13,19 trong khi điểm số CLCS trung bình cho miền môi trường là 13,97. Nghiên cứu cho thấy, về đặc điểm nhân khẩu học xã hội, không có sự khác biệt về CLCS theo tuổi, tình trạng hôn nhân, chủng tộc và cư trú [45].
Andre A. và cộng sự (2017) đánh giá chất lượng cuộc sống của sinh viên nha khoa tại một trường nha khoa của Hoa Kỳ. Kết quả cho thấy trong số 384 sinh viên tham gia điều tra thì các sinh viên đánh giá chất lượng cuộc sống của họ là tốt. Khía cạnh sức khỏe thể chất có điểm số trung bình cao nhất, trong khi khía cạnh sức khỏe tinh thần có mức thấp nhất. Nữ giới cho biết chất lượng cuộc sống của họ cao hơn nam giới trong khía cạnh mối quan hệ xã hội. Các sinh viên độc thân được nhận thấy có chất lượng cuộc sống thấp hơn các sinh viên đã kết hôn. Các học sinh lớn tuổi nhận thấy có chất lượng cuộc sống thấp hơn trong
lĩnh vực Sức khỏe và Môi trường. Điểm số về khía cạnh sức khỏe thể chất của sinh viên năm tư cao hơn đáng kể so với năm nhất, trong khi điểm số về khía cạnh sức khỏe tinh thần của sinh viên năm ba thấp hơn đáng kể so với năm thứ nhất. Như vậy, theo nghiên cứu của Andre A. và cộng sự thì các yếu tố về giới, tình trạng hôn nhân, tuổi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của sinh viên Nha Khoa [38].
Naim Nur và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của sinh viên trường Đại học Cumhuriyet, Thổ Nhĩ Kỳ và các yếu tố liên quan”
năm 2017 nhằm phân tích các yếu tố sức khỏe liên quan đến CLCS – và đánh gia theo miền Health Related Quality Of Life (HRQOL) của sinh viên. Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 1751 sinh viên đại học Cumhuriyet, sử dụng bản câu hỏi khảo sát sức khỏe SF-36. Nghiên cứu xem xét mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm xã hội học (ví dụ: giới tính, tuổi tác, uống rượu và hút thuốc) trên các miền HRQOL riêng lẻ. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra nơi cư trú (OR=3,947), tình trạng hút thuốc (OR=2,756), vấn đề kinh tế (OR=2,463), và khối lượng cơ thể chỉ số (OR=1,463) là một trong các yếu tố liên quan đáng kể với HRQOL. Kết luận chỉ ra rằng CLCS của sinh viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế xã hội, nhân khẩu học và hành vi…[55].
Năm 2013, Al-Ghabeesh, Suhair và Cộng sự đã nghiên cứu về “Chất lượng cuộc sống giữa các sinh viên đại học ở Jordan: Một nghiên cứu mô tả”
cho thấy điểm số cao nhất thu được cho hoạt động thể chất (78,1) và điểm thấp nhất là cho miền sinh lực (52,3). Trong tám lĩnh vực của SF-36 hai giới không khác biệt, ngoại trừ hoạt động thể chất (t = -2,44, p = 0,016). Không có sự khác biệt đáng kể cho tất cả SF-36 giữa các sinh viên trong các điều khoản ghi danh trong các khóa học lâm sàng (dao động từ 0,07 cho đến 0,84 cho vai trò tình cảm). Cũng không có mối quan hệ đáng kể giữa tổng điểm SF-36 và điểm trung bình (r = 0,09, p = 0,29). Về công ăn việc làm, có sự khác biệt đáng kể giữa sinh viên có việc làm và không được tuyển dụng trong vai trò vật lý (t = -2,11, p = 0,03), hoạt động xã hội (t = -3,30, p = 0,001), và lĩnh vực đau cơ thể (t = -3,28, p
= 0,001). Học sinh trong nghiên cứu hiện tại đạt điểm cao hơn so với dữ liệu quy chuẩn của Jordan trong tất cả 8 tiểu nhóm SF- 36 [37].
Nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của sinh viên của trường cao đẳng y tế Andhara, Visakhapatnam tại Ấn Độ của M Siva Durga Prasad Nayak và cộng sự cho thấy các yếu tố như giới, thói quen làm việc, nơi cư trú ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Cụ thể, sinh viên khu vực nông thôn có sức khỏe tinh thần tốt hơn sinh viên khu vực đô thị. Không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng cuộc sống giữa những người sống tại nhà và sống nhà trọ; giữa sinh viên tập thể dục hoặc không tập thể dục trong nửa giờ mỗi ngày.
Sinh viên khu vực nông thôn có chất lượng cuộc sống trong các khía cạnh như năng lượng, sự mệt mỏi, năng lực làm việc tốt hơn so với sinh viên đô thị. Tác giả M Siva Durga Prasad Nayak cũng chỉ ra rằng nữ sinh viên có chất lượng cuộc sống tốt hơn so với nam về chất lượng cuộc sống về khía cạnh tổng thể, hoạt động tình dục và nguồn lực tài chính [44].
Nghiên cứu chất lượng của cuộc sống của sinh viên y ở Trung Quốc, sử dụng WHOQOL-BREF, tác giả Zhang Y và cộng sự thấy rằng các sinh viên năm thứ ba có sự suy giảm nhiều hơn về sức khỏe tâm lý và quan hệ xã hội so với các sinh viên trong các giai đoạn khác của giáo dục y tế của họ. Sinh viên trong các năm học khác nhau có khối lượng công việc khác nhau. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, số giờ giảng và công việc thực tế mỗi năm trong y học lâm sàng như sau: 872 năm đầu tiên, 892 năm thứ hai, 942 năm thứ ba và 798 năm thứ tư. Do đó, có áp lực học tập lớn đối với học sinh năm thứ ba so với những học sinh khác trong những năm học khác. Có sự khác nhau đáng kể về điểm chất lượng cuộc sống theo lĩnh vực sức khỏe tâm lý và quan hệ xã hội giữa các nhóm sinh viên. Sinh viên y học lâm sàng có điểm số sức khoẻ tâm lý cao hơn so với các chuyên khoa y học dự phòng và điều dưỡng. Ngoài ra, sinh viên y khoa nam có CLCS cao hơn đáng kể so với nữ sinh trong khía cạnh sức khỏe tâm thần.
Tác giả Zhang Y cho rằng phụ nữ có cảm xúc và nhạy cảm hơn với áp lực. Tuy nhiên, nữ sinh đạt điểm cao hơn nam giới trong lĩnh vực quan hệ xã hội. Các
nghiên cứu cho thấy phụ nữ tốt hơn nam giới trong việc đối phó với các mối quan hệ khác nhau [50].
Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của sinh viên ở Jordan cho thấy CLCS của sinh viên có mối liên quan với các đặc điểm nhân khẩu. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến CLCS thì việc làm là nổi bật. Công việc tiêu tốn một phần lớn thời gian của sinh viên có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ [37].
1.3.2. Các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mặc dù có khá ít nghiên cứu về CLCS của sinh viên nhưng các ban ngành đoàn thể cũng như các cơ quan chức năng vẫn rất quan tâm đến môi trường học tập, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và những khó khăn của sinh viên qua một số nghiên cứu, hội thảo khoa học và các bài viết.
Nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng và chất lượng cuộc sống của sinh viên năm thứ nhất Đại học Quốc gia Hà Nội” năm 2014 của tác giả Nguyễn Hoàng Long và cộng sự được thực hiện trên 5611 sinh viên năm thứ nhất, chọn mẫu ngẫu nhiên 534 sinh viên để đo lường chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được áp dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Bộ công cụ EQ-5D-5L và EQ-VAS được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng cuộc sống của sinh viên ở mức cao, trong đó chỉ số CLCS EQ-5D là 85,06 11,24, chỉ số CLCS EQ-VAS là 0,79 0,15. Sinh viên chủ yếu găp vấn đề về sức khoẻ tâm lý, 48,5 % sinh viên có cảm giác lo lắng buồn phiền, trong đó nữ sinh viên cao hơn nam (p<
0,05). Nam giới có chất lượng cuộc sống cao hơn nữ (p< 0,05). Chất lượng cuộc sống và tình trạng dinh dưỡng có liên quan với nhau, trong đó sinh viên thừa cân, béo phì có chất lượng cuộc sống thấp hơn sinh viên khác. Phân tích hồi quy đa biến cho thấy sinh viên là nữ giới, thừa cân béo phì và có tuổi lớn hơn có chất lượng cuộc sống thấp hơn sinh viên còn lại [2].
Nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của cán bộ nhân viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn” năm 2014 của tác giả Nguyễn Thành Trung
và cộng sự được thực hiện trên 210 cán bộ nhân viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn từ tháng 9/2013 - tháng 2/2014 sử dụng bộ công cụ EQ-5D- 5L đã được chuẩn hoá và áp dụng ở Việt Nam nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống theo 5 khía cạnh (đau đớn – khó chịu, lo lắng, khả năng đi lại, khả năng làm việc hàng ngày và khả năng tự chăm sóc bản thân), với 5 mức độ (từ 1 – không có vấn đề đến 5 -có vấn đề rất nhiều). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng cuộc sống của cán bộ ở mức cao. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống là 0,8 0,2. Vấn đề sức khoẻ chủ yếu là đau đớn, khó chịu và lo lắng buồn phiền. Nam giới có chỉ số chất lượng cuộc sống cao hơn so với nữ giới (p<0.05).
Cán bộ thuộc lứa tuổi <=38, độc thân, có trình độ học vấn là đại học có chất lượng cuộc sống cao hơn so với các nhóm khác (p>0.05). Nhóm có số năm công tác từ 5-10 năm có chất lượng cuộc sống cao hơn so với các nhóm khác (p<0,05). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy, cán bộ là nam giới và có thời gian công tác từ 5-10 năm có chất lượng cuộc sống cao hơn so với các nhóm khác (p<0,05) [5].
“Nghiên cứu chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan ở phụ nữ mãn kinh thành phố Huế” của tác giả Trần Thị Thanh Nhàn và cộng sự (2013) tiến hành trên 1000 phụ nữ đã mãn kinh từ 50 – 60 tuổi tại thành phố Huế dựa vào bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Chất lượng cuộc sống được đánh giá dựa vào thang đo rút gọn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO QOL – BREF). Kết quả nghiên cứu cho thấy, điểm trung bình chung chất lượng cuộc sống của phụ nữ là 53,92 11,98, 11,5% phụ nữ mãn kinh có chất lượng cuộc sống tốt. Chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh ở thành phố Huế được đánh giá ở mức trung bình. Trình độ học vấn, mắc bệnh mạn tính và mức độ mãn kinh là những yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của phụ nữ mãn kinh (p<0,05) [3].
Nghiên cứu “Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi tại xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam năm 2014”
của tác giả Lê Thị Hoàn và cộng sự, thực hiện trên 229 người cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi thiết kế sẵn và bộ công cụ đánh giá chất
lượng cuộc sống rút gọn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO-QoL-BREF) theo 4 khía cạnh sức khoẻ tâm lý, sức khoẻ thể chất, mối quan hệ xã hội và yếu tố môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, CLCS của đối tượng được đánh giá ở mức trung bình. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố giới, tình trạng hôn nhân, nguồn thu nhập, điều kiện kinh tế gia đình, khả năng vận động và mắc bệnh mạn tính với chất lượng cuộc sống của người cao tuổi [4].
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sống của sinh viên tại trường Đại học Lạc Hồng” của Nguyễn Thu Hiền xem xét mối quan hệ giữa động cơ học tập, tính kiên định học tập và chất lượng sống của sinh viên. Các mối quan hệ này được kiểm định với 568 sinh viên ngành kinh tế, ngành kỹ thuật và ngành xã hội tại trường Đại học Lạc Hồng. Kết quả cho thấy, thứ nhất là, động cơ học tập có tác động dương đến chất lượng sống của sinh viên. Thứ hai là, tính kiên định học tập tác động dương đến chất lượng sống. Tuy nhiên tính kiên định học tập có mức tác động đến chất lượng sống sinh viên cao hơn động cơ học tập [7].
Tác giả Mạc Văn Trang đã có nghiên cứu về “Nghiên cứu đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên” của Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục. Tác giả đã bàn luận một số đặc điểm lối sống sinh viên trong nhu cầu sinh hoạt văn hóa và trong hoạt động xã hội – chính trị. Tuy nhiên, tác giả cũng cho hay có nhiều yếu tố tác động đến lối sống của sinh viên hiện nay qua đó cũng xem xét định hướng giải quyết, đề xuất phương hướng và biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên [1].