Kinh nghiệm quản lý lao động làng nghề của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 22 - 25)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lao động làng nghề

2.2 Cơ sở thực tiễn và quản lý lao động làng nghề

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý lao động làng nghề của một số nước trên thế giới

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước ở tỉnh OITA ( miền tây nam Nhật Bản ) đã hình thành và phát triển phong trào “ Mỗi làng một sản phẩm” với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển.

Phong trào “ mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiểu thắng lợi rực rỡ.

Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực khác trên thế giới. Một số quốc gia nhất là những quốc gia Đông Nam Á đã thu được thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “ Mỗi làng một sản phẩm”(Bộ kế hoạch và đầu tư ,2012).

Những kinh nghiệm của phong trào “ Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước.

Một trong những bài học rất đáng chú ý trong khi nghiên cứu các đặc điểm của thị trường lao động ở Nhật Bản là chế độ tuyển dụng lao động suốt đời và chế độ trả công theo thâm niên công tác. Trên thực tế, trong nhiều thập kỷ qua, nhiều công ty của Nhật cam kết không sa thải hoặc dãn thợ. Tuy nhiên, điều khác biệt của chế độ tuyển dụng suốt đời ở Nhật Bản so với ở một số nước khác (thí dụ: ở Trung Quốc và Việt Nam trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung) là ở chỗ các công ty Nhật Bản đã thành công trong việc xây dựng và duy trì lòng trung thành tuyệt đối của công nhân đối với công ty nơi mình làm việc. Công nhân Nhật Bản, ngoài việc luôn luôn cố gắng đạt được các chỉ tiêu chất lượng và năng suất cao, còn luôn thể hiện kỷ luật lao động sắt: không tự động thôi việc, hoặc từ chối những công việc được giao phó. Đây chính là điều kiện quan trọng mà người lao động Nhật Bản tự nguyện tuân thủ để đổi lấy sự ổn định về công ăn việc làm. Mối quan hệ này được duy trì suốt cuộc đời làm việc của người lao động, kể từ lúc họ được nhận vào làm việc ở một công ty, cho đến khi nghỉ hưu, được cả hai bên ngầm hiểu và trở nên đạo luật bất thành văn trong quan hệ lao động tại thị trường lao động của Nhật, nhất là đối với các hãng hoặc công ty lớn(Bộ kế hoạch và đầu tư ,2012).

Bài học rất đáng chú ý khác của Nhật Bản là việc phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn trong việc hợp tác với giới chủ và Chính phủ để giải quyết các vấn đề nảy sinh trên thị trường lao động. Khác với các tổ chức công đoàn ở một số nước phương Tây, tổ chức công đoàn của Nhật Bản thường được thành lập trong phạm vi một doanh nghiệp (không có công đoàn ngành, hoặc tổ chức công đoàn ở tầm quốc gia). Đặc biệt hơn nữa, công đoàn của người lao động Nhật Bản không có thái độ đối đầu với giới chủ. Ngược lại, công đoàn và giới chủ thường có thái độ hợp tác với nhau trong khi tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động. Chính vì vậy, dưới sự lãnh đạo của công đoàn, người lao động thay vì đối đầu với chủ sử dụng lao động hay giới quản lý, luôn có thái độ hợp tác với họ. Đổi lại, giới chủ sử dụng lao động ở Nhật cũng rất chú trọng việc đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo việc việc tăng lương và các phúc lợi khác cho công nhân thuộc doanh nghiệp mình.

Ngoài việc giúp duy trì ổn định cao trong hoạt động của các công ty các công đoàn của Nhật Bản còn có nhiều đóng góp trong việc giới thiệu, hướng dẫn áp dụng công nghệ, trang thiết bị mới, làm cho việc đưa các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào trở nên suôn sẻ hơn. Việc phát triển các quan hệ hợp pháp giữa công đoàn với chủ sử dụng lao động có thể giúp làm tăng mức độ ổn định trong quản lý lao động ở các công ty. Đến lượt mình, sự ổn định này lại giúp giới quản lý có thể yên tâm đầu tư dài hạn, áp dụng các cải tiến mới và tăng chi phí cho những hoạt động đào tạo lại công nhân khi cần thiết.. Thông qua các thỏa thuận được ký kết với chủ sử dụng lao động, công đoàn đòi hỏi chủ doanh nghiệp tìm cách luân chuyển hoặc đào tạo lại công nhân nếu họ muốn đưa vào áp dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ mới. Bằng cách này, công đoàn một mặt giúp các doanh nghiệp tăng cường việc áp dụng các cải tiến kỹ thuật, công nghệ, mặt khác, giúp cho người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp, chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lượng lao động của chính mình (Bộ kế hoạch và đầu tư , ngày,2012).

2.2.1.2.Kinh nghiệm Hàn quốc

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX,GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 80 USD, phần lớn người dân không đủ ăn, 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá. Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo.

Phong trào làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí; cần cù(chăm chỉ), tự lực vượt khó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng). Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư cho nông thôn hiệu quả. Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ. Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái gói đường giao thông trong làng được cải thiện mở rộng, phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn áp dụng canh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giá trị xuất khẩu, chính phủ hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân(Bộ kế hoạch và đầu tư ,2012).

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu. Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành. Ô Le Sang Mu, cố vấn đắc biệt của chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươn lên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin. Thắng lợi đó được Hàn Quốc Tổng kết thành 6 bài học kinh nghiệm(Bộ kế hoạch và đầu tư ,2012).

Thứ nhất: Phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn- phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “ Nhà nước bỏ ra vật tư, nhân dân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của”.

Thứ hai: Phát triển sản xuất để tăng thu nhập, cải tiến kỹ thuật tiên tiến, giống mới để tăng năng xuất cây trồng và vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa, chính phủ xây dựng nhiều nhà máy nông sản, có chính sách vay tín dụng nông thôn, cho vây thúc đẩy sản xuất, thu nhập của các hộ tăng lên 3 lần.

Thứ ba: Đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tố quan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thân tự nguyện và do dân bầu. Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạng lưới trường nghiệp vụ các nghành ở địa phương. Nhà nước đài thọ, mở các lớp học thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơ bản, quản lý, phát triển cộng đồng.

Thứ tư: Phát huy dân chủ để phát triển nông thôn. Hàn quốc thành lập hội đồng phát triển xã quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương. Thành công của Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án và phương thức đóng góp.

Thứ năm: Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập các loại hợp tác xã(HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX do dân bầu chon, phong trào SU được phát triển đa dạng , hiệu quả trong sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác trong vòng 10 năm doanh thu bình quân của 1 HTX tăng từ 43 triệu Won lên 2,3 tỉ Won.

Thứ sáu: Phát triển nghề rừng, chính phủ đưa mục tiêu để phát triển ươm mầm cây xanh phủ toàn các khu vực rừng, bảo vệ rừng. Sau 20 năm rừng được phủ xanh hết và đó là kỳ tích của phong trào SU đạt được.

Như vậy phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thành cộng đồng nông thôn mới ngày một tươi đẹp hơn và giàu hơn, Phong trào đã đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở nên giàu có(Bộ kế hoạch và đầu tư ,2012).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý lao động tại các làng nghề mộc mỹ nghệ ở thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)