Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Tình hình phát triển các làng nghề mộc mỹ nghệ trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Nghề mộc ở Thị xãTừ Sơn xuất phát và có truyền thống lâu đời ở Phù Khê Người dân ở Phù Khê nói rằng, nghề mộc được người Phù Khê mang về từ La Khê - Thường Tín - Hà Tây. Cho đến nay nghề mộc phát triển mạnh mẽ nhất ở Đồng Kỵ, tại đây sự chuyên môn hoá trong công việc được thể hiện đến từng công đoạn nhỏ hết sức chi tiết và hợp lý. Có được sự phát triển này là do người Đồng Kỵ táo bạo, dám nghĩ, dám làm, năng động trong việc tìm kiếm thị trường, từng bước cải tiến mẫu mã, chất lượng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Sản phẩm của nghề mộc được tiêu thụ rộng rãi trong cả nước và xuất khẩu sang một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, lào, campuchia... ngày nay nghề mộc được lan rộng sang các làng khác như Nghĩa Lập, Phù Chẩn, Tam Sơn, Hương Mạc,..
Các làng nghề ở Thị xã Từ Sơn đều hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trong đó 09 làng nghề đang phát triển tốt, từ khi tái lập huyện đến nay các làng nghề đã có sự phát triển mạnh mẽ, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã có tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề, sản xuất kinh doanh phải cắt giảm, lao động không có việc làm, sức tiêu thụ trên thị trường giảm sút. Tuy nhiên, từ giữa năm 2009 hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề đã sôi động trở lại. Khung cảnh tấp nập tại các làng nghề người đi làm, người đi mua nguyên liệu, khách thăm quan mua hàng, những chiếc ô tô tải ở các tỉnh nối đuôi nhau vào nhập hàng, tiếng máy cưa, máy bào, máy đánh bóng, …nhưng đến giữa năm 2015 khủng hoảng kinh tế bắt đầu có chiều hướng giảm sức kinh doanh, và tình tình kinh tế có chiều hướng đi xuống chính vì vậy mà vào những tháng cuối năm 2015 tình hình sản xuất đồ ngỗ có phần chậm lại. Nhưng nói chung thì các làng nghề mộc mỹ nghệ vẫn thu hút và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều xã, phường lân cận.
Sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước và thị trường Trung Quốc mở lại đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp và các hộ trong làng nghề khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất công nghiệp và nguồn thuế cho địa phương cũng như của thị xã. Đồng thời, tạo việc làm ổn định
cho gần 10.000 lao động địa phương và hàng chục nghìn lao động từ các địa phương lân cận như: Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc,Thanh Hóa,Phú Thọ… .
Số lượng cơ sở sản xuất được thể hiện ở bảng 4.1. Hiện nay, các cơ sở sản xuất vẫn ở dưới dạng hộ gia đình, nằm lẫn trong khu dân cư. Số lượng doanh nghiệp sản xuất và hộ sản xuất quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ so với số hộ sản xuất quy mô vừa và nhỏ được thể hiện như sau: Có 135 doanh nghiệp năm 2015 và 540 cơ sở quy mô lớn nhưng số cơ sở hộ sản xuất quy mô vừa và nhỏ có tận đến 10.506 hộ.
Bảng 4.1. Số lƣợng các cơ sở sản xuất nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn
Chỉ tiêu
Số lƣợng
(Cơ sở sản xuất) So sánh (%)
2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Bình quân
Doanh nghiệp 105 117 135 111,4 115,4 113,4
Hộ sản xuất quy mô lớn 476 538 540 113,0 100,4 106,5
Hộ sản xuất quy mô
vừa và nhỏ 10.220 10.428 10.506 102,0 100,7 101.3
Tổng số 10.801 11.083 11.181 326,4 316,5 321,2
Nguồn: Phòng thống kê (2016)
Bảng 4.2. Số lƣợng và giá trị sản xuất của nghề mộc mỹ nghệ ở Thị xã Từ Sơn
Sản phẩm
2013 2014 2015 So sánh (%)
Số lƣợng (cái)
Giá Trị (Triệu đồng)
Số lƣợng (cái)
Giá Trị (Triệu đồng)
Số lƣợng (cái)
Giá Trị
(Triệu đồng) 2014/2013 2015/2014 Bình quân
Bàn ghế 388.435 6.500.610 478.701 8.200.206 750.181 7.661.086 126,1 93,4 108,5
Tủ 124.408 897.632 225.385 1.301.540 164.016 1.136.064 145.0 87,3 112,5
Giường 221.109 663.327 428.236 1.284.708 345.933 937.799 193,7 73,0 118,9
Sập 112.078 744.936 313.166 1.157.992 215.930 991.160 155,4 85,6 115,3
Hoành phi câu đối 23.560 230.680 53.987 651.961 34.064 455.192 282,6 68,3 138,9
Sản phẩm khác 848.630 1.049.154 865.025 123,6 81,6 100,4
Nguồn: Phòng thống kê (2016).
Qua bảng tổng hợp 4.2 trên ta thấy sản lượng các mặt hàng sản phẩm tăng đột biến vào năm 2014, ví dụ điển hình như sản phẩm hoành phi câu đối năm 2013 chỉ có 23.560 cái thì đến năm 2014 có đến 53.987 cái tăng 30.427 cái nguyên nhân chính là lượng khách Trung Quốc đến mua hàng tăng cao, mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ ngày càng được ưa chuộng tại thị trường nội địa, còn đến năm 2015 bị giảm còn 34.064 cái giảm mất 19.923 cái vì năm 2015 có phần sút giảm do đồng tiền Trung Quốc bị mất giá và chiến tranh biển đảo.
Nghề mộc là một trong những nghề mũi nhọn của Thị xã Từ Sơn nên giá trị sản phẩm mộc luôn chiếm 2/3 tổng giá trị các sản phẩm thủ công trên toàn Thị xã chính vì vậy mà khi thị trường có nhu cầu về hàng hóa thì chủ cơ sở lại tuyển thêm lao động, Sự phát triển mạnh mẽ của các làng nghề mộc Thị xã Từ Sơn thu hút ngày càng nhiều lao động, không chỉ lao động địa phương mà còn thu hút rất nhiều các lạo động từ các làng cũng như các tỉnh lân cận.