Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lao động làng nghề
2.2 Cơ sở thực tiễn và quản lý lao động làng nghề
2.2.2 Một số vấn đề về lao động tại làng nghề ở Việt Nam
Tính đến nay, cả nước có hơn 1.200 làng nghề truyền thống thu hút khoảng 14 triệu lao động tham gia. Làng nghề không chỉ đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng này đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt từ 1,5 đến 1,6 tỷ USD/năm.
Làng nghề thu hút được nhiều lực lượng lao động đông đảo, tuy nhiên vấn đề đảm bảo an toàn cho các lao động làng nghề hiện nay vẫn chưa được chú trọng. Thậm chí đến cả người lao động trong các làng nghề cũng thơ ơ với tính mạng của mình.
Tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại các làng nghề thường xuyên xảy ra do nhiều chủ cơ sở sản xuất không quan tâm đến việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động. Thậm chí, chính bản thân người lao động còn thờ ơ với việc tự bảo vệ mình dẫn đến tai nạn lao động.
Với những làng nghề sản xuất thực phẩm, khắc đá, sản xuất đồ ngỗ mỹ nghệ đã làm ô nhiễm môi trường ngày càng trấm trong do các cơ sở chưa sử lý được các chất thải, bụi khí độc……..nhưng vẫn chưa bố trí được khu riêng để giảm bị và tiếng ồn….
Theo một số liệu thống kê cho thấy có đến hơn 90% người lao động nông nghiệp và làng nghề tiếp xúc các yếu tố nóng và bụi, tiếng ồn…..tiếp xúc trực tiếp với hóa chất … chính vì vậy nguy cơ bệnh ngoài da, hô hấp, đứt tay, điện giật …chiếm tỷ lệ cao. Các máy móc sử dụng thì không an toàn, có máy tự chế thêm theo ý người sử dụng chắp vá bộ phận cũ ….nên nguy cơ tai nạn lao động rất lớn.
Tại làng nghề kim khí xã, Huyện Thạch Thất (Hà Nội) chuyên sản xuất các tấm tôn lợp, bản lề, khung nhà…..thu hút khoảng 5.000 lao động. Tuy nhiên đa phần lao động ở làng này chưa có ý thức trong vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, dẫn đến tai nạn khá thường xuyên. Trung bình mỗi năm có trên 100 ca tai nạn lao động làng nghề, phổ biến là do tôn cứa, cụt đốt ngón tay…..
Nói chung là hầu hết các làng nghề đều có tình trạng chung như trên và hầu như không được đóng bảo hiểm BHXH, BHYT đồng thời cũng không có hợp đồng…vi thế mà họ gặp rất nhiều khó khăn khi tai nạn xảy ra (An Dương ,2014).
2.2.2.2.Thiếu nguồn nhân lực trẻ
Chưa có con số thống kê chính thức song trong những năm gần đây đã có hàng nghìn lao động bỏ nghề truyền thống đi kiếm việc mới. Nguyên nhân khiến lao động trẻ bỏ nghề không gắn bó với nghề do thu nhập thấp, không ổn định, công việc mùa vụ bấp bênh. Mặt khác sản xuất hàng thủ công đòi hỏi tính kiên trì, sự khéo léo, kiên nhẫn nhưng thu nhập bình quân của rất nhiều các làng nghề chỉ trên dưới 2 triệu đồng/tháng. Tạo việc làm cho lao động bằng cách đào tạo nghề cũng là chủ trương trong chính sách lao động hiện nay. Thực hiện quyết định 1956 của chính sách lao động việc làm của Thủ tướng chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, một số địa phương cũng đã tính đến việc đào tạo nghề truyền thống cho các xã, thôn chưa có nghề hoặc đã có nghề cho lao động nhưng chủ trương này không có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Ví dụ như Thạch Thất Hà Tây, Huyện Đông Anh cũng đã thử nhân cấy nghề thợ mộc cho người dân ở các thôn chưa có nghề của xã Liên Hà, nhưng hiệu quả không cao bởi người lao động quan niệm đi học nghề sẽ không có thu nhập trong thời gian học. Lao động trẻ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nghề truyền thống. Vì vậy phải khuyến khích các lao động trẻ, tạo điều kiện để các nghệ nhân, thợ cả nhiệt tình công tác truyền nghề thì nguy cơ mới không bị mai một nghề. Bên cạnh đó phải có chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng nông
thôn ưu tiên cho doanh nghiệp thuê đất mở rộng sản xuất để phát triển bền vững (Nguyễn Hoa, 2013).
2.2.2.3.Đào tạo nghề
Tình trạng đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu dẫn đến việc không ít lao động nông thôn tham gia học nghề nhưng không thể đáp ứng thực tiễn hoặc không thể tồn tại lâu bền với nghề. Một số nghề như thêu tranh nghệ thuật dễ học, dễ áp dụng nhưng phát triển lâu dài và tạo công ăn việc làm ổn định thì thời gian học là 3 tháng học nghề là quá ít. Phần lớn lao động sau học nghề là làm những mặt hàng đơn giản, chưa thể sản xuất mẫu mã chất lượng cao.
Một nút thắt khác chính là chương trình, giáo trình dạy nghề còn nhiều bất cập, dội ngũ giáo viên nhìn chung còn thiếu và yếu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Chất lượng cán bộ quản lý theo dõi công tác dạy nghề chưa cao vì phải kiêm nhiệm công việc khác. Một số trung tâm dạy nghề cấp huyện chưa được đầu tư cơ sở vật chất, chưa có trụ sở riêng phải thuê hoặc ở chung với đơn vị khác, diện tích chật hẹp, không đảm bảo nhu cầu dạy và học (Thương Huyền, 2015).
2.2.3 Quản lý lao động ở một số làng nghề mộc ở Việt Nam
*. Làng nghề mộc Hữu Bằng, canh Nậu, Dị Mậu - Thạch Thất Hà Tây.
Làng nghề mộc Hữu Bằng, Canh Nậu, Dị Nậu ra đời muộn hơn nhưng từ khi ra đời tới nay, nghề mộc của các xã ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng, hàng năm thu hút hàng ngàn lao động, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã và một số xã lân cận góp phần tăng thu nhập gia đình, thúc đẩy nền kinh tế làng nghề phát triển bền vững. Làng nghề Canh Nậu và Dị Nậu, ngoài nghề mộc còn có nghề xây dựng, do vậy, những sản phẩm ở các làng nghề này sản xuất ra cũng bổ trợ một phần cho nghề xây dựng. Sản phẩm đặc trưng của làng nghề là: đồ mộc dân dụng, đồ gỗ giả cổ, mỹ nghệ cao cấp, khuôn cửa công trình…
Làng nghề Hữu Bằng mới phát triển khoảng 20 năm trở lại đây. Xưa, đất này nổi tiếng là nghề dệt vải nhưng rồi nghề dệt mai một dần. Người dân phải tìm một hướng đi mới để mưu sinh, vậy là nghề mộc trở thành nghề chính. Tuy phát triển sau muộn nhưng đây lại là một trong những địa phương thu hút nhiều lao động làm nghề nhiều nhất trên địa bàn huyện. Không trăn trở tìm đường "hướng ngoại" như bao làng nghề thủ công mỹ nghệ khác, đặt thị trường nội địa là mục tiêu, Hữu Bằng đang dần được biết đến với tư cách làng sản xuất đồ gỗ gia dụng giá rẻ trên thị
trường cả nước. Các mặt hàng sản xuất chủ yếu ở đây là bàn, ghế, tủ, kệ, giường, ghế sofa, bàn kính… Các sản phẩm đa phần đều được sản xuất từ gỗ ép nên không gặp khó khăn trong việc nhập nguyên liệu, lại phong phú về mặt mẫu mã và chủng loại. Những sản phẩm này sản xuất chủ yếu dựa theo nhu cầu của thị trường, hiện nay vẫn duy trì những mặt hàng giá rẻ phục vụ cho nhu cầu của khách hàng nội địa.
Thành phẩm được giao cho các đại lý thông qua đơn đặt hàng và bán đi khắp các nơi trong cả nước.
*. Làng nghề mộc Chàng sơn- Thạch Thất Hà Tây
Thạch Thất là vùng đất cổ, có lịch sử trên 600 năm hình thành và phát triển.
Đến nay, toàn huyện có 75 làng nghề, trong đó có 9 làng được công nhận là làng nghề truyền thống thu hút nhiều lao động ở nông thôn, từ đó góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nhiều sản phẩm làm ra mang tính thủ công truyền thống, có tính độc đáo như mộc Chàng Sơn, Canh Nậu, ... góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, sản phẩm của các làng nghề được tiêu thụ ở thị trường rộng lớn.
Trong các ngành nghề truyền thống ở huyện, nghề mộc là nghề phát triển lâu đời, ổn định và đem lại thu nhập cao cho người lao động. Làng nghề mộc cổ nhất ở Thạch Thất phải kể đến làng nghề mộc Chàng Sơn. Đây cũng là làng nghề mộc dân dụng duy nhất ở Thạch Thất, chỉ chuyên sản xuất các sản phẩm mộc cao cấp, đồ gỗ mỹ nghệ. Tên làng nghề ngày xưa là Nủa Chàng, chữ "chàng" ở đây là chỉ là mang tên một dụng cụ để làm nghề mộc. Đến năm 1956, làng Nủa Chàng được gọi là Chàng Sơn. Ngoài nghề mộc là nghề chính, Chàng Sơn còn có các nghề thủ công mỹ nghệ như song mây cao cấp, tre giang đan, quạt giấy, đũa, quạt nan và các mặt hàng khác. Nghề mộc Chàng Sơn nổi tiếng với nhiều mặt hàng từ tủ chè, tràng kỷ, sập, phản, giường, cầu thang, đồ thờ, nhà cổ, các công trình tôn giáo tín ngưỡng như: đình, chùa…
Sự phân hóa dần các thứ bậc sản xuất - kinh doanh đã mang rõ nét tính kinh tế thị trường, một thị trường lao động được phân loại rõ theo năng lực. Tại nhiều làng nghề, những người gốc ở làng thường tham gia điều hành hoặc làm trọn vẹn một công đoạn, phần làm công thường là những người từ các nơi khác đến. Nhờ có phương thức sản xuất hợp lý mà đến nay làng nghề Chàng Sơn đã phát triển một cách mạnh mẽ. Hiện nay việc truyền nghề ở Chàng Sơn mang đậm màu sắc truyền thống nghĩa là nghề được truyền trực tiếp từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác (Phạm Thị Thu Trang , 2013).
2.2.4 Bài học kinh nghiệm quản lý lao động làng nghề cho Thị xã Từ Sơn Nhìn chung, công tác quản lý lao động thủ công ở các nước phát triển trên thế giới có kế hoạch và phát huy được hiệu quả cao. Ở các nước này, lao động thủ công hầu hết đều làm việc với những máy móc và công nghệ cao nên năng suất lao động cao, giá trị sản phẩm lớn, thu nhập của người lao động ở các nước tương đối cao và ổn định. Hầu hết các nước phát triển sản phẩm theo hướng xuất khẩu, các sản phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc.
Ở Việt Nam, do trình độ sản xuất còn hạn chế và quy mô các cơ sở còn nhỏ lẻ, manh mún nên sản xuất ở các làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng lao động. Năng suất lao động của thợ thấp, hao phí sức lao động lớn, sản phẩm làm ra còn thiếu tinh tế. Do đó, sản phẩm của các làng nghề ở nước ta còn kém tính cạnh tranh, thu nhập của người lao động làm nghề còn chưa tương xứng với sức lao động bỏ ra. Công tác quản lý và sử dụng lao động ở các làng nghề hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, thiếu sự kết hợp quản lý giữa cơ sở sử dụng lao động với chính quyền địa phương. Chính sách của Nhà nước quy định cụ thể về quản lý và sử dụng lao động làng nghề chưa có nên ở các cơ sở, người lao động chưa được đảm bảo quyền lợi. Phần lớn lao động ở các cơ sở làm nghề đều xuất thân từ nông dân nên họ làm theo mùa vụ và ý thức kỷ luật còn kém nên rất khó để quản lý chặt chẽ.
Hiện nay, nhiều địa phương phát triển kinh tế theo hướng CNH – HĐH, các làng nghề cũng bị ảnh hưởng của xu thế này, nhiều cơ sở nhỏ lẻ đã kết hợp với nhau để sản xuất kinh doanh để mở rộng quy mô sản xuất, quy mô vốn, mua sắm trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho sản xuất. Từ đó hình thành các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã … sản xuất kinh doanh nghề truyền thống. Mở rộng quy mô đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể, tính toán các phương án để tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao nhất, trong đó có tổ chức và quản lý lao động. Để quản lý tốt lao động làng nghề, cần biết tận dụng những thuận lợi, khắc phục dần những nhược điểm hiện tại. Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến để vận dụng vào quản lý lao động ở nước ta.
Quản lý và sử dụng lao động tốt sẽ phát huy được hiệu quả sản xuất, giảm chi phí, góp phần ổn định thu nhập cho người lao động.